Nếu bạn đang muốn tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mình, nhưng không biết sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là gì? Những lợi ích và cách thức nào để tuyển dụng hiệu quả? Thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của 123job nhé.
Trong kinh doanh gắn liền với sự phát triển của kỷ nguyên 4.0 như hiện nay, những công ty đều có xu hướng tuyển dụng hoàn toàn mới. Ngoài việc đòi hỏi các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, những ứng viên còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Các câu hỏi được đặt ra như, nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao các tổ chức lại lấy đó làm tiêu chí đánh giá các ứng viên? Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của bạn.
I. Tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là gì?
Nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp được hiểu theo rất nhiều trường hợp, bởi mỗi công ty sẽ có mô hình kinh doanh, ngành nghề, môi trường làm việc không hề giống nhau. Tuy nhiên, dựa trên những tiêu chí cơ bản nhất, theo trang Harvard Business Review, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp được coi là “khả năng một nhân sự có thể thích nghi và hòa nhập với những giá trị cốt lõi, thái độ và hành vi làm việc đặc trưng của tổ chức”.
Qua định nghĩa trên bạn đã biết tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là gì?
Dựa theo định nghĩa trên, việc tuyển dụng ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp là hướng đến các nhân sự không chỉ đáp ứng về mặt kiến thức, kỹ năng chuyên môn, mà còn có sự nhất quán với “bản sắc văn hóa” của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý “bản sắc văn hóa” của công ty có thể bị hiểu sai trong quá trình tuyển dụng, khi người trực tiếp phỏng vấn thường dựa vào đặc điểm cá nhân để cân nhắc nhân sự. Vậy nên, bạn cần xây dựng một ranh giới vững chắc, với các điều luật cụ thể, chi tiết để phân biệt rõ ràng đâu là ứng cử viên phù hợp và không phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
II. Lợi ích của việc tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa?
Trong kinh doanh có một thực tế rất rõ ràng, dù là công ty có sở hữu nguồn nhân lực tài giỏi đến đâu, nhưng mất đi tinh thần làm việc nhóm, chưa đặt lợi ích của tập thể lên trên hết, thì tổ chức đó cũng không thể tránh khỏi hố sâu thất bại. Theo như tổng hợp các nghiên cứu của Harvard Business Review, có 50%-60% nguồn nhân lực không thích hợp với văn hóa doanh nghiệp gây thiệt hại nặng nề đến tài chính của các công ty, cụ thể là do thiếu khả năng làm việc tập thể và tình trạng thôi việc diễn ra với mật độ dày. Chi phí để tìm nguồn lực thay thế cho các nhân sự này không hề nhỏ đối với bất kỳ công ty nào, thông thường các doanh nghiệp phải chi trả trung bình 20% tiền công cả năm của những bad-fit (người không còn phù hợp) cho những nhân viên good-fit (người phù hợp).
Nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, sẽ tạo dựng sự gắn kết bền chặt trong tổ chức của bạn
Nếu doanh nghiệp của bạn biết quản lý văn hóa là gì, tổ chức tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp ngay từ bước đầu, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản vốn rất lớn. Không những thế, việc tập trung lựa chọn đúng nguồn nhân lực, sẽ giúp tầm nhìn cũng như định hướng phát triển của bạn được củng cố vững mạnh hơn, nhân viên có môi trường làm việc thống nhất, tạo sự gắn kết trong tổ chức.
III. Các bước tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp?
1. Bước 1: Hiểu về văn hóa doanh nghiệp của bạn
Bước khởi đầu, mới nghe có vẻ là điều sáo rộng với bạn, nhưng thực tế lại là rất quan trọng khi tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Có lẽ, bạn đã quá quen thuộc với “đặc trưng tích cách” của doanh nghiệp, thế nhưng để đưa ra các tiêu chí phỏng vấn cũng như truyền đạt lại cho các nhân sự hoàn toàn xa lạ, lại là điều không hề dễ dàng.
Muốn tuyển ứng viên phù hợp với giá trị cốt lõi, bạn phải hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp của mình
Bởi thế, hãy chắc chắn là bạn hiểu rõ khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp của mình, bằng những đánh giá cụ thể, chú tâm vào các chi tiết dù là nhỏ nhất và những nhận định mà bạn coi là bản chất doanh nghiệp. Bạn nên tự đặt các câu hỏi, nổi bật như:
Văn phòng hiện tại của bạn đang sở hữu bầu không khí nào khi làm việc, trịnh trọng, nghiêm túc hay thân thiện, thoải mái?
Doanh nghiệp của bạn có cố định giờ giấc làm việc không? Các nhân viên có thường tăng ca để hoàn thành deadline hay không?
Môi trường làm việc của bạn yên tĩnh hay nhộn nhịp?
Các nhân viên trong công ty thường kín đáo việc cá nhân hay luôn chia sẻ những thông tin về bản thân cho đồng nghiệp?
Quản lý tỏ ra cởi mở, hòa đồng với nhân viên hay luôn xa cách, thể hiện uy quyền để giải quyết công việc?
2. Bước 2: Kết hợp tuyên truyền văn hóa và hoạt động tuyển dụng
Đây là bước tiếp theo ngay sau khi bạn xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, hãy truyền tải chúng thành các tiêu chí tuyển dụng. Bạn có thể viết kèm các thông tin liên quan về văn hóa doanh nghiệp trong thông tin tuyển dụng nhân sự là gì, mô tả chi tiết hoạt động của phòng ban mà ứng viên đang hướng tới.
Một lưu ý nhỏ cho bạn, là hãy cố gắng ghi thật kỹ lưỡng những gì bạn muốn truyền tải, thậm chí cả những mặt có thể gây vướng mắc trong quá trình tuyển dụng nguồn nhân lực. Việc đưa ra các khía cạnh chân thực, sẽ giúp bạn chọn lựa được nhân viên “chất lượng”, sẵn sàng làm việc trong môi trường của doanh nghiệp bạn.
3. Bước 3: Nói về văn hóa doanh nghiệp với ứng viên
Việc trao đổi cởi mở về văn hóa doanh nghiệp với các ứng viên trong quá trình phỏng vấn là điều vô cùng cần thiết. Ngoài việc tìm ra nhân sự phù hợp với bản sắc công ty, bạn còn xác định được chính xác mức độ phù hợp của họ. Những thông tin trong CV xin việc thường mang tính chất chủ quan, tự thuật của các ứng viên, trái ngược lại, khi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể trao đổi trực tiếp, song phương, giúp việc đánh giá mức độ thích nghi với văn hóa doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.
Hãy tạo tính hai chiều khi phỏng vấn - hỏi đáp giữa bạn và ứng viên về văn hóa doanh nghiệp
Nhưng bạn cần chú ý tới tính chất một chiều trong quá trình phỏng vấn, khi những ứng viên thường biến hóa câu trả lời nhanh chóng, thiếu tính chân thành chỉ để phù hợp với câu hỏi ý tưởng kinh doanh xây dựng công ty của bạn đặt ra. Để gạt bỏ những bất lợi đó, bạn nên biến buổi phỏng vấn thành cuộc trò chuyện mà đôi bên đều có thể hỏi, tạo sự thư giãn và cởi mở đến với ứng viên.
4. Bước 4: Đánh giá mức độ hòa hợp giữa ứng viên và văn hóa doanh nghiệp thông qua các câu hỏi
Dĩ nhiên, việc đơn giản hóa buổi phỏng vấn thành cuộc trò chuyện thân mật là cần thiết, nhưng bạn vẫn phải chủ động kiểm soát câu chuyện, tránh việc đi quá xa, lạc với mục tiêu đánh giá ứng viên của mình. Lúc này, điều bạn cần chính là bộ câu hỏi phỏng vấn linh hoạt, nhằm đánh giá đúng chân dung ứng viên và khả năng phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ. Bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi mà 123job gợi ý sau đây:
Thời gian làm việc lý tưởng của bạn là gì?
Bạn thích làm việc cá nhân hay phân công theo đội/nhóm?
Bạn muốn phân biệt rõ ràng giữa đời sống riêng tư và công việc, hay sẵn sàng kết bạn, chia sẻ với đồng nghiệp xung quanh?
Môi trường làm việc mà bạn muốn hướng tới là gì? Ngược lại, đâu là môi trường mà bạn cho là không phù hợp?
Giới hạn chịu đựng của bạn trong công việc là gì? Đâu là điều khiến bạn có thể thôi việc ngay lập tức?
Mô tả vài đặc điểm của người sếp mà bạn ngưỡng mộ. Họ có phong cách lãnh đạo nổi bật gì khiến bạn chú ý?
Bạn đã từng làm ở đâu chưa? Nếu có thì đâu là điểm yêu thích trong công việc trước đây của bạn?
Bạn có kỳ vọng nào cho công việc mới hay không? Đó là sự ổn định, cơ hội hoàn thiện bản thân, hay khả năng phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp?
Bạn hãy thử miêu tả những suy nghĩ, phương pháp, công cụ, đồng thời những bước bạn sẽ tiến hành khi giải quyết một vấn đề nào đó?
Điều gì làm bạn hào hứng nhất khi làm việc? Cũng như yếu tố làm bạn khó chịu, gây áp lực cao?
Bạn có vấn đề thắc mắc hay đề xuất nào hay không?
5. Bước 5: Hãy để ứng viên thử việc và cảm nhận
Khi tuyển dụng ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp, các quản lý nhân sự thường xem nhẹ vấn đề này, bởi vậy khả năng đánh giá các ứng viên tiềm năng đều bị hạn chế. Nhân sự được tuyển dụng có thể sở hữu năng lực làm việc tốt, chuyên môn giỏi, có mức độ phù hợp cao với văn hóa doanh nghiệp, nhưng nếu không thể hòa hợp với các thành viên trong phòng ban thì các nỗ lực trên sẽ hoàn toàn sụp đổ.
Do vậy, dựa vào kỹ năng lãnh đạo của mình, khi bạn chọn lựa được những ứng viên tiềm năng nhất, bạn nên để họ thử việc trong khoảng thời gian nhất định, hoặc nếu quá khó khăn, hãy tổ chức các buổi gặp mặt giữa họ với đội ngũ làm việc trong tương lai. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về phong cách làm việc, hạn chế những rủi ro cũng như bất đồng không cần thiết giữa họ và các thành viên trong nhóm.
6. Bước 6: Vui vẻ, cởi mở với người mới
Sau khi có trong tay danh sách những nhân sự mới, bạn nên hỗ trợ họ việc tiếp cận nhanh chóng với chiến lược kinh doanh của công ty bằng cách vui vẻ và cởi mở khi làm việc. Thông thường, các nhân viên mới sẽ cảm thấy bị bỏ rơi khi mất kết nối với văn hóa doanh nghiệp trong những ngày đầu đi làm. Vì vậy, việc “chăm sóc” họ chu đáo trong những ngày nhận việc là điều bạn không nên bỏ qua. Hãy chuẩn bị một bữa tiệc nho nhỏ để chào đón, cùng với những lời chúc, động viên, quan tâm nhân viên mới nhiều hơn để tạo không khí vui vẻ, hào hứng khi họ bắt đầu công việc.
Cởi mở khi chào đón các nhân sự mới, sẽ tạo cho họ sự kết nối bền chặt với văn hóa doanh nghiệp
7. Bước 7: Chắt lọc thông tin từ những người xung quanh
Đây là bước thường được rất nhiều quản lý nhân sự bỏ qua, vì họ quá tự tin vào nhận định cá nhân mình, nhưng để chọn lọc các ứng viên nổi bật nhất, tương đồng với văn hóa doanh nghiệp bạn nên tham khảo thông tin từ mọi người xung quanh. Tham khảo ý kiến của một vài người đã làm việc thử với nhân sự mới, sẽ giúp bạn thu thập được các thông tin khách quan, và tổng hợp lại là một bài đánh giá mang tính chất tham chiếu, có độ tin cậy tương đối lớn. Hơn nữa, bạn có thể chủ động trong việc nắm bắt được những điểm phù hợp và chưa phù hợp của nhân sự với văn hóa doanh nghiệp.
IV. Kết luận
Một hệ thống kinh doanh cho dù hoàn hảo đến đâu, nếu như có mắt xích không phù hợp, việc vận hành quy trình đó là điều không thể. Nhân sự trong doanh nghiệp cũng vậy, cá nhân trong đội nhóm đều xuất sắc, nhưng lại là các đường thẳng song song, không tìm được lối đi chung, thì mãi mãi bị nhấn chìm do thiếu sự gắn kết. Vì vậy, ngay từ quy trình tuyển dụng, các công ty cần lựa chọn cho mình những ứng viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp để xây dựng một tập thể vững chắc. Hy vọng với bài viết trên đây, 123job đã chia sẻ cho bạn các bước để tuyển chọn nhân sự phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công!