Mọi người vẫn thường biết về hai kiểu người, người hướng nội và hướng ngoại. Trong đó, phần lớn những người hướng nội thường có xu hướng ít cởi mở hơn. Vậy biểu hiện của người hướng nội là gì, tính cách hướng nội được thể hiện ra sao…

Cảm nhận đầu tiên bạn nhận định đối với những người hướng nội là họ khá rụt rè và ngại giao tiếp với người lạ, họ là người trầm tính. Không giống với người hướng ngoại, khả năng giao tiếp tuyệt hảo và có thể bắt chuyện với nhiều người mới, người hướng nội hơi có xu hướng khép mình lại. Tuy nhiên, người hướng nội lại đem tới cảm giác chân thật và làm tốt hơn một số điều so với người hướng ngoại. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này nhé! 

I. Hướng nội là gì, bạn có hiểu không?

1. Định nghĩa hướng nội là gì?

Hướng nội là cụm từ để nói về khunh hướng sống của một con người. Khuynh hướng sống này có phần cô độc theo nhiều ngườ nghĩ, cũng có người cho rằng đó là khunh hướng sống cá nhân. Hướng nội là hướng đến bên trong tức là những thứ về tâm hồn hay những giá trị cốt lõi của nói chứ không phải hướng đến bên trong tức là những thứ về tâm hồn hay những giá trị cốt lỗi của nói chứ không phải là hướng về bên ngoài những hình thức bên ngoài đem lại. Hướng nội là quan tâm đến bản thân nhiều hơn là việc bạn quan tâm đến những thứ xung quanh và mọi thức gần như với bạn là không có sự tác động. 

Hướng nội được biểu hiện qua các dấu hiệu dễ dàng  nhận biết như sau:

  • Dễ bị stress khi ở đám đông
  • Cảm thấy khó khăn với những người lạ mà mình gặp
  • Khó hòa nhập với một môi trường mới
  • Luôn là người lắng nghe trung thành và người tốt
  • Sẽ tìm thấy chính mình khi một mình suy nghĩ và cảm nhận 
  • Không dễ tin tưởng bất cứ ai
  • Họ thích viết hơn là việc nói mỗi ngày
  • Sự tinh tế và lịch sử vả bạn nhiều khi thành những kiểu cách quá mức cần thiết 
  • Luôn có suy nghĩ gà trước tuổi

Nếu bạn có những dấu hiện trên thì điều đó chứng tỏ bạn đang có tính cách và xu hướng của một người hướng nội 

2. Bạn có biết người hướng nội là gì?

Người hướng nội là người sống tình cảm, người hướng nội là người có xu hướng mở rộng về suy nghĩ của cá nhân hơn là việc phát triển những suy nghĩ đó với mọi người, hay khi giao tiếp với người khác. Con người hướng nội là gì? Con người hướng nội là một người thương hướng đến những thứ hoài cổ và những giá trị chân thật của cuộc sống, họ thường ít nói, kín đáo trong nhóm đông. Người hướng nội là người luôn hướng đến chủ nghĩa cá nhân hơn là những thứ quan tâm không cần thiết bên ngoài. 

Những người hướng nội thường thể hiện 4 tính cách sau:

  • Trong giao tiếp họ thích nói sâu vào vấn đề hơn là nói nhiều và không đi vào trọng tâm chính của cuộc giáo tiếp, Họ sẽ tạo được mối quan hệ sâu hơn và chân thành hơn là những người hướng ngoại.
  • Thể hiện sự thần bí của bản thân thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Họ không mang vẻ hấp dẫn từ lần đầu tiên gặp mặt mà chỉ qua tiếp xác nhiều bạn sẽ nhận thấy được sự thu hút cả các con người có tính cách hướng nội mang lại.
  • Họ thích lắng nghe người khác, nghe những tâm sự của người xung quanh và đưa ra cho họ những ý kiến bổ ích. Nếu bạn đang buồn phiền và muốn tâm sự với một người nào đó thì hãy chọn ngay những người hướng nội vì câu chuyện bạn kể chắc chắn sẽ không bị mang đi đến tai người khác. 
  • Những người hướng nội thường là những con người sống rất điềm tĩnh, họ thích sự hòa bình, và không tranh giành với bất kỳ ai. Họ không thích gây sự ôn ào với bất kỳ ai.

3. Sống hướng nội là gì?

Sống hướng nội là sống hướng đến bản thân nhiều hơn là hướng đến mọi người xung quanh. Họ không quan tọng việc mình bộ đồ này sẽ vì ai nói gì mà chỉ quan tâm đến việc mình thích là được. Người sống hướng nội là gì? Người sống hướng nội thường là những con người sống kín đáo, trong đám đông họ sẽ không nói quá nhiều, họ tự tạo niềm vui cho mình thông qua các hoạt động như âm nhạc, vẽ, xem phim, chơi game, đọc sách... Sống hướng nội không đồng nghĩa với họ là những người nhút nhát mà họ là những người thích sự cô đơn một mình. Dành nhiều thời gian cho bản thân mình hơn là các hoạt động tập thể đông đúc. Những người hướng nội là những người mà có thể thu mình lại ở chốn đông người, luôn tìm cách để tránh những cuộc vui và giao tiếp nhiều. 

Những người hướng ngoại là những người làm việc trong cách lĩnh vực như: Hội họa, nhà văn, kỹ sư, nhà soạn nhạc, nhà phát minh, kiến trúc sư, nhà điêu khắc... Họ thường dành rất nhiều thời gian của mình để tập trung làm một công việc nào đó. Họ thường không làm nhiều việc cùng lúc mà chỉ tập trung hết tâm tư và chất xác của mình cho một công việc nào đó. 

II. Bạn hãy bắt đầu một tình bạn tuyệt vời với người hướng nội

1. Hãy bắt đầu một tình bạn bằng việc tôn trọng người hướng nội

Tôn trọng là yếu tố kiên quyết để bắt đầu bất kỳ một mối quan hệ nào. Đặc biệt với những người hướng nội, điều này lại càng phải chú ý hơn. Thực ra đối với người hướng nội, kỹ năng giao tiếp của họ không gặp bất kỳ vấn đề nào cả. Họ cũng có năng khiếu hài hước trong chuyện trò, có khả năng diễn thuyết và thuyết phục người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào và với ai khả năng này cũng đều bộc lộ. Điều đó có nghĩa là người hướng nội khá chọn lọc người để trao đổi thông tin. Đôi khi họ chỉ chia sẻ với số ít những người họ cảm thấy tin tưởng. 

Dưới đây là một vài điều bạn có thể chú ý làm để thể hiện sự tôn trọng với người hướng nội:

  • Trò chuyện và lắng nghe câu chuyện, những lời chia sẻ của người hướng nội để hiểu họ đang muốn đề cập tới chuyện gì.
  • Thể hiện tương tác trong giao tiếp khi hỏi lại, thậm chí có thể hỏi lại các thông tin bạn chưa nghe rõ. 
  • Khi một người hướng nội gặp phải vấn đề mà họ không muốn chia sẻ, trong khi bạn biết và cảm thấy vô cùng lo lắng thì cách tốt nhất là nên để họ có thời gian một mình yên tĩnh. Đó là thái độ thể hiện sự tôn trọng với họ. Tiếp theo, khi người hướng nội trở nên bình tĩnh hơn bạn hãy thử gợi ý để họ nói ra câu chuyện đó. 
  • Nếu bạn có một người bạn là người hướng nội. Bạn cần hiểu biển hiện của người hướng nội là gì cũng như hiểu về sở thích và thói quen của họ. Chẳng hạn như người bạn đó rất thích ở một mình thay vì đi ra ngoài. Họ có khả năng làm việc độc lập và tập trung nhiều giờ liên tục. Đó cũng là một trong những sức mạnh của người hướng nội. Thậm chí đôi lúc họ sẵn sàng từ chối các cuộc vui với bạn dù cho lời mời có tha thiết cỡ nào đi chăng nữa. Với tình huống này bạn không nên quá nhạy cảm và nghĩ người bạn đó không thích mình. Đơn giản chỉ là người hướng nội không thích những cuộc vui như vậy. Do đó, bạn cần học cách tôn trọng các quyết định và lựa chọn của họ. 

Người hướng nội

Để bắt đầu tình bạn với người hướng nội 

2. Hãy thật sự hiểu nội tâm của người hướng nội

Để hiểu nội tâm của người hướng nội cần tìm hiểu về kiểu tính cách của họ. Các vấn đề liên quan tới tính cách như suy nghĩ, cách thể hiện tình cảm, các quan điểm đối với từng vấn đề trong cuộc sống. Nếu bạn xác định muốn có một tình bạn đẹp với người thuộc kiểu người hướng nội thì bạn cần hiểu và chấp nhận những đặc điểm khác biệt với mình trong tính cách của họ. Thông thường đối với một người hướng ngoại, cơ thể họ luôn ở trạng thái tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trong khi người hướng nội lại cần liên tục nạp thêm năng lượng, mỗi quyết định của họ đều trải qua sự cân nhắc kỹ lưỡng và cẩn thận. Phần lớn những người hướng nội đều sống khá nội tâm, họ thích suy nghĩ và phân tích mọi thứ có chiều sâu. Do đó công việc cho người hướng nội thường là công việc liên quan tới viết lách, phân tích… các hoạt động liên quan tới máy móc và ít tiếp xúc với con người. Nếu bạn có một người bạn thuộc kiểu người này, bạn nên có xu hướng trò chuyện 1 - 1 với họ, vì khi trò chuyện 1 - 1 đó là lúc họ tự tin nhất và bày tỏ được nhiều suy nghĩ hơn. 

III. Những quan điểm một chiều sai lệch về người hướng nội 

Có nhiều điều người hướng nội suy nghĩ và trong giao tiếp họ rất mong bạn hiểu được nhưng đôi lúc họ lại không muốn nói. Chính vì vậy, có rất nhiều quan điểmchưa thật sự đúng dành cho người hướng nội, dưới đây là 5 quan điểm điển hình: 

1. Hướng nội đồng nghĩa với việc ngại ngùng

Có thể người hướng nội sẽ không dễ dàng bắt chuyện với người lạ giống như người hướng ngoại nhưng không có nghĩa là người hướng nội nào cũng ngại ngùng. Đây là trạng thái một người có cảm giác sợ hãi, lo lắng, thậm chí không dám bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình với người khác. E dè được coi là một trạng thái hơi tiêu cực. Tuy nhiên, người hướng nội lại hoàn toàn có khả năng đối đáp tự tin, giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống cho dù xuất phát điểm họ hơi “rụt rè” một chút. 

2. Người hướng nội  là người có xu hướng tự cô lập

Thực tế chỉ ra rằng phần lớn tính hướng nội được thể hiện ở việc thích các không gian một mình, yên tĩnh, không thích các nơi đông đúc, náo nhiệt. Chính vì vậy, người hướng nội bị gắn mác là tự cô lập mình. Tuy nhiên, không phải vậy, việc này chỉ xuất phát từ sở thích và bản tính chứ không phải từ xu hướng muốn cô lập cuộc sống với mọi người xung quanh. 

3. Người hướng nội không thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba

Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Các nghiên cứu chỉ ra không có mối liên hệ nào để chứng tỏ giữa tính hướng nội và khả năng lãnh đạo tỉ lệ thuận với nhau. Ngược lại, có rất nhiều nhà lãnh đạo kiệt xuất lại thuộc nhóm người hướng nội. Một trong số họ là những tên tuổi vô cùng lừng danh như Bill Gates hay tổng thống Abraham Lincoln… 

4. Tính cách hướng nội xuất phát từ biến cố hay tổn thương

Bạn thấy có một điểm chung giữa phần lớn các người thuộc kiểu tính hướng nội là ít bày tỏ cảm xúc, ngại quen biết người mới, có ít bạn bè và không thích những chốn đông người. Một số người cho rằng, họ là những người lạ lùng và nguyên nhân từ việc biến cố tâm lý trong quá khứ. Tuy nhiên quan điểm này không có tính thuyết phục. Việc gặp phải các biến cố tổn thương có thể khiến một người thay đổi tính cách, suy nghĩ nhưng bản chất của người hướng nội xuất phát từ chính họ chứ không phải các tác động môi trường.

5. Người hướng nội cần thay đổi để hướng ngoại hơn?

Thực ra đây là một câu hỏi để ngỏ. Còn câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tính chất công việc, môi trường sống và bản thân bạn. Nếu bạn là người hướng nội và mong muốn tính hướng nội ngày càng ít đi thì việc thay đổi là điều bạn mong muốn. Bạn kiên trì rèn luyện và tự tin thử. Còn nếu bản thân bạn tự tin với những gì thuộc về con người mình và thấy vui vì điều đó. Bạn không nhất thiết phải cố để chứng minh mình là người hướng ngoại đâu! Hãy làm những điều bạn muốn và bạn thấy thích. 

Các quan điểm không đúng về người hướng nội

Các quan điểm không có căn cứ về người hướng nội 

IV. Làm bạn với người hướng nội - Bạn phải thán phục họ bởi những ưu điểm này

Chính vì xu hướng thích các không gian yên tĩnh, không thích các hoạt động ồn ào, náo nhiệt… nên người hướng nội có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn. 

1. Người hướng nội sử dụng thời gian rất hiệu quả

Khả năng trời phú cho người hướng nội là độc lập và sử dụng thời gian hiệu quả. Vì luôn ưu tiên dành thời gian cho chính mình giúp người hướng nội hiểu bản thân, sở thích cũng như điểm mạnh trong từng lĩnh vực. Cũng chính vì vậy họ luôn biết cách phân bổ thời gian hợp lý và hiệu quả.

2. Khả năng hoạt động độc lập tốt

Điểm mạnh này rất thích hợp cho một số công việc cho người hướng nội như các công việc liên quan tới sự tư duy và cần bộ não hoạt động độc lập, có thể là lập trình viên, chuyên gia phân tích… 

3. Người hướng nội giỏi trong việc tự tìm cảm hứng

Khả năng tự tìm nguồn cảm hứng không phải là ai cũng có. Tuy nhiên theo nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ người hướng nội giỏi làm điều này hơn người hướng ngoại rất nhiều. Bởi lẽ, người hướng nội hiểu khá rõ về bản thân như sở thích, niềm đam mê, khao khát và triết lý sống… Đây đều là những yếu tố giúp khơi gợi niềm cảm hứng cho mỗi cá nhân. 

4. Nghiên cứu rất kỹ một vấn đề trước khi hành động

Do đặc điểm tính cách nên phần lớn khi một người hướng nội gặp vấn đề, họ có xu hướng phân tích kỹ lưỡng. Sau đó đưa ra quyết định mang tính chính xác cao. Cũng chính vì vậy mà có thể thời gian phân tích và đưa ra quyết định hơi lâu so với người hướng ngoại. Tuy nhiên hiệu quả công việc cũng vì vậy mà đem lại tính chính xác cao hơn. 

5. Phá bỏ tất cả những rào cản thông thường

Các rào cản thông thường có thể được hiểu là suy nghĩ của người khác, các tin đồn, các vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Do tính cách hướng nội lên họ khá “mặc kệ” các thông tin này. Đây là sức mạnh của người hướng nội mà không phải ai cũng có được. 

6. “Thiên tài” trong giao tiếp

Thiên tài trong giao tiếp được thể hiện ở việc “nghe nhiều hơn nói”. Đúng vậy, do việc ít bộc lộ cảm xúc nên người hướng nội rất giỏi trong việc lắng nghe người khác nói. Cũng chính vì vậy, việc chia sẻ cảm xúc, câu chuyện với người hướng nội đem lại cảm giác thoải mái, chân thành. 

V. Kết luận 

Như vậy, người hướng nội có nhiều đặc điểm trong tính cách khiến chúng ta phải dành nhiều thời gian để bàn luận và tìm hiểu. Tuy nhiên, chính các tính cách này cũng mang lại cho họ nhiều sức mạnh. Hy vọng mọi người thông qua bài viết này sẽ hiểu hơn về suy nghĩ, tính cách của nhóm người hướng nội cũng như luôn sẵn sàng lắng nghe và chấp nhận những khác biệt ở họ. 

Xem thêm

10 bí quyết giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông

“Điểm danh” các tính cách trong CV được các nhà tuyển dụng chào đón

Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn thành công trong công việc