Khá nhiều người rơi vào tình cảnh nợ nần do không quản lý được tiền bạc của mình. Đặc biệt, giới trẻ thường xuyên than vãn dù chưa hết tháng mà đã cháy túi. Để ngăn chặn điều này, 123job.vn xin chia sẻ cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất.
Có thể bạn không biết việc bạn sống có thoải mái, có tiền để dành trong các tình huống cấp bách không nằm ở thu nhập của bạn bao nhiêu mà nó phụ thuộc vào cách chi tiêu của bạn thể nào. Hằng ngày chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khoản thu chi, ra vào tiền bạc mà nếu không biết cách quản lý tốt thì sẽ rất dễ rơi vào vòng xoáy nợ nần. Do vậy, cũng giống như doanh nghiệp mỗi chúng ta cần có phương thức tự quản lý tài chính cá nhân cho riêng mình.
I. Tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân được hiểu đơn giản là cách bạn ứng dụng các nguyên tắc quản lý chính vào việc tiền bạc hay phương thức bạn sử dụng đồng tiền ra sao. Những vấn đề liên quan đến vấn đề tài chính bao gồm các khoản thu, chi, đầu tư, tiết kiệm....Điều này có tác động rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của bạn bởi nó giúp đảm bảo bạn có sống thoải mái và vượt qua được những rủi ro, khó khăn dễ dàng hay không.
II. Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân
Tại sao cần quản lý tài chính cá nhân
Kỹ năng quản lý nói chung và quản lý tài chính cá nhân nói riêng có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn không chỉ trong hiện tại mà còn ở tương lai. Khi tạo dựng được cách chi tiêu hợp lý giúp bạn vừa có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sống. Lâu dần, bạn có thể đạt tới mức tự do tài chính như mong muốn giúp cuộc sống thảnh thơi, ít chịu áp lực về tiền bạc.
Không ai có thể nói trước được trong tương lai sẽ có việc gì xấu ập đến nên việc chuẩn bị một khoản để giành chính là cách tốt nhất giúp bạn tự bảo vệ mình. Thử nghĩ, sẽ rất khó khăn nếu bạn bị tai nạn, đau ốm hay thất nghiệp nhưng trong tay lại không có tiền. Đây cũng được xem là phương thức mà bạn thể hiện tinh thần trách nhiệm với cuộc sống của mình và để làm được điều này bạn thì trước tiên bạn cần có cách quản lý tài chính tốt.
III. 7 bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
7 bước quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
1. Xác định ngân sách
Xác định ngân sách là điều đầu tiên phải làm khi muốn quản lý tài chính cá nhân bởi nó cho bạn biết số tiền bạn có chính xác là bao nhiêu. Để thực hiện điều này, bạn hãy bắt đầu bằng việc liệt kê các nguồn tiền đầu vào như lương, thu nhập ngoài lương mà bạn có thể kiếm được hàng tháng.
2. Xác định quy tắc phân chia cho 3 nhóm chính
Tổng thu nhập đầu vào cần được phân chia thành 3 nhóm chính giúp bạn có kế hoạch chi tiêu rõ ràng trong hạn mức quy định. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1 là hàng hóa, dịch vụ chi tiêu thiết yếu mà bạn bắt buộc phải bỏ ra để phục vụ cuộc sống sinh hoạt của mình như: tiền nhà, điện, nước, ăn, xăng xe…
- Nhóm 2 là tiền dự phòng bao gồm tiết kiệm và quỹ khẩn cấp. Bạn không cần quá gắng gượng, bó hẹp cuộc sống bản thân để tiết kiệm được nhiều. Theo ghi nhận, mức tiết kiệm phù hợp với mức lương trung bình là khoảng 10 - 15% thu nhập. Nếu sau khi thử nghiệm thấy mình có khả năng thì bạn có thể tăng tiền tiết kiệm lên.
- Nhóm 3 là khoản chi phí tùy ý tức những thứ bạn mua phục vụ đời sống giải trí, vui chơi cho mình. Bởi mục đích cuối cùng của việc kiếm tiền chính là giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn. Tất nhiên, bạn có thể cắt giảm chi phí trong nhóm này bởi nó không phải hàng hóa thiết yếu. Nếu bạn đang trong giai đoạn cố gắng cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân thì hãy mạnh dạn giảm nhẹ nhóm này xuống thấp hơn mức chi tiêu cho nó ở hiện tại.
3. Lập kế hoạch dự tính chi cho hiện tại
Với bước này, bạn hãy liệt kê các đầu mối cần chi bên trong của các nhóm. Sau đó, bạn nhân chúng với số chi dự kiến của các nhóm để ra tổng chi phí chi. Lưu ý, thay vì việc liệt kê tất cả thì bạn chỉ nên đưa các đầu mối cần thiết vào bước này. Bởi lẽ, nó sẽ có tác động lớn đến hiệu quả quản lý tài chính cá nhân.
4. Tính toán sự chênh lệch giữa dự chi ở bước 3 và bước 2
Khi có hai con số cần chi tại bước 2 và bước 3 bạn sẽ tiến hành so sánh sự chênh lệch để đưa ra quyết định có nên điều chỉnh trong sổ chi nhóm cùng những thứ cần chi hay không. Trong đó, so với việc giảm khoản chi thiết yếu thì bạn nên cắt giảm nhóm chi tùy ý bởi nó không làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bạn.
5. Tối ưu chi phí từ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng mang đến nhiều đặc quyền mua sắm hấp dẫn khiến chúng ta thường rơi vào bẫy và khó kiểm soát việc chi tiêu của mình hơn. Chỉ đến khi nhìn lại sao kê tài khoản hay giấy ghi nợ thì bạn mới tá hỏa nhận ra số tiền mình đã hoang phí. Do vậy, một trong các cách quản lý tài chính cá nhân tốt đó chính là hạn chế số lần sử dụng thẻ và tối ưu chi phí từ thẻ tín dụng.
6. Hãy để tiền của bạn sinh lời
Quản lý tài chính cá nhân tốt không dừng ở việc tiết kiệm mà còn phải biết cách làm nó sinh lời. Tiền dự phòng thường rất ít dùng tới nhưng nếu để không, trước tác động của lạm phát sẽ khiến nó bị giá, giảm sức mua. Vì vậy, thay vì chỉ tiết kiệm bạn nên học cách đầu tư để bù lại khoản giá trị bị giảm. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn một điều rằng nó luôn sẵn sàng rút ra được mọi lúc khi cần tới.
7. Tuân thủ, linh hoạt đừng vội vàng
Tuân thủ đúng luật chơi sẽ giúp bạn từng bước chinh phục thành công một cách vững chắc và ổn định. Tuy nhiên, việc quá cứng nhắc cũng không hoàn toàn tốt bởi nó làm bạn bị hạn chế tính sáng tạo, bỏ lỡ thời cơ và trải nghiệm đáng có. Việc dung hòa hai yếu tố này, luôn tuân thủ đúng những quy định trong việc quản lý tài chính cá nhân nhưng cũng biết linh hoạt đầu tư, rút vốn sẽ giúp bạn nhanh đạt đến khoản tiền mơ ước để có cuộc sống an nhàn hơn.
Ngoài ra, khi quản lý tài chính cá nhân bạn cũng đừng nên vội vàng thấy kết quả. Trong việc gì cũng vậy, bản thân chúng ta cần thời gian để thích ứng, suy nghĩ cách giải quyết ổn thỏa mọi việc. Nếu con số trong kế hoạch khiến bạn thấy khó khăn, bế tắc thì hãy xem lại và sửa chữa nó sao cho phù hợp với bản thân. Hoàn thành trong thời gian ngắn chưa chắc đã tốt bằng việc trải đều nó để cuộc sống dễ thở hơn.
IV. Những lưu ý cần thiết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Những lưu ý cần thiết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Có khá nhiều những chia sẻ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tuy nhiên không phải tất cả trong số đó đều đúng. Mỗi người, trong mỗi hoàn cảnh sẽ phù hợp với từng cách quản lý tài chính riêng miễn sao nó giúp họ đạt được hiệu quả tốt và ổn định. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp cho riêng mình nhưng trước đó hãy chú ý đến những vấn đề được 123job.vn đề cập dưới đây.
1. Hãy gạt bỏ những tư tưởng tiêu cực, sai lầm
Những tư tưởng tiêu cực chỉ khiến hiệu suất công việc đạt được kém và thành công chạy xa bạn. So với việc suy nghĩ đợi đến khi có tiền rồi mới quản lý tài chính cá nhân thì tốt hơn hết bạn nên bắt đầu nó ngay từ bây giờ. Có ít chúng ta sẽ quản lý ít, có nhiều chúng ta quản lý nhiều và lâu dần nó tạo nên cách chi tiêu hợp lý.
2. Đừng cố cắt giảm chi tiêu quá mức
Nhiều người suy nghĩ cắt giảm chi tiêu là cách quản lý tài chính cá nhân tốt nhất nhưng sự thật lại không phải như vậy. Bạn chỉ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết, tiêu xài phi lý mà thôi. Như đã đề cập, mục đích chính của kiếm tiền là giúp bạn có cuộc sống tốt hơn nên đừng vì tiết kiệm nó mà ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe và tinh thần của bạn.
3. Đặt mục tiêu rõ ràng
So với việc mong đợi phép màu xảy ra giúp mình trở thành triệu phú thì bạn nên bắt đầu kế hoạch tích lũy tiền bạc cho mình. Nó có thể từ các mục tiêu nhỏ rồi sau đó lớn dần lên. Nếu có sự kiên trì chắc chắn bạn sẽ nhận được quả ngọt. Hơn nữa, cách thức này còn giúp bạn chủ động hơn trong cách quản lý chi tiêu cá nhân cho mình.
V. Kết luận
Quản lý tốt tài chính cá nhân là cách giúp bạn bảo đảm cuộc sống của mình và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề này có thể tham khảo thêm các bài viết tại 123job.vn để tích lũy thêm các kiến thức và kinh nghiệm cho mình. Hy vọng các thông tin trên sẽ có ích với bạn, chúc bạn nhanh chóng làm chủ được tài chính và trong tương lai tiền bạc không còn là gánh nặng với bạn.
Xem thêm
Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả giúp bạn thành công trong công việc