Ngành luật nổi tiếng với vị trí luật sư. Không chỉ dừng lại ở đó, ngành Luật còn nhiều vị trí đa dạng khác. Nhân lực ngành luật hiện nay ra sao, cơ hội việc làm ngành luật có thực sự hấp dẫn cùng cẩm nang các kỹ năng cần có khi phỏng vấn xin việc.
I. Tổng quan cơ hội việc làm ngành Luật
Có thể so với các công việc ngành Tài chính - ngân hàng, bất động sản, IT phần mềm, thị trường việc làm ngành luật có đôi chút “trầm lắng” hơn, đặc biệt là ở Việt Nam. Tuy nhiên, ngành luật lại là ngành được dự đoán với tiềm năng phát triển cao trong những năm tới. Do đó, nhân sự ngành luật hoàn toàn có khả năng tăng cao.
Với việc làm ngành luật, sinh viên, ứng viên có cơ hội làm việc với nhiều vị trí khác nhau từ luật sư, thẩm phán, chấp hành viên đến chuyên viên pháp lý… Bên cạnh đó, việc làm ngành Luật tại các thành phố lớn như việc làm ngành luật tại Hà Nội, việc làm ngành Luật tại Hồ Chí Minh thường có môi trường làm việc hấp dẫn với mức lương cao hơn.
Cơ hội việc làm ngành luật hiện nay ra sao?
II. Cẩm nang xin việc ngành Luật
Để có được vị trí công việc mong muốn, ứng viên ngành luật cần có sự chuẩn bị kỹ càng từ CV xin việc đến các buổi phỏng vấn xin việc với những câu hỏi xử lý tình huống “khó nhằn”. Dưới đây là 5 cẩm nang xin việc ngành luật giúp bạn “bách chiến bách thắng”.
1. Tìm hiểu về thông tin tuyển dụng
Tìm hiểu về thông tin tuyển dụng là bước đầu tiên bạn cần thực hiện trong việc ứng tuyển một vị trí, ngành luật cũng vậy. Việc tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về công việc và vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu kỹ thông tin tuyển dụng sẽ giúp bạn có những căn cứ quan trọng để đánh giá về đơn vị tuyển dụng.
Hiện nay có nhiều thông tin tuyển dụng ảo, không chính thống, điều này không chỉ làm mất thời gian của ứng viên mà còn giảm lòng tin đến các đơn vị tuyển dụng. Do đó, các bạn cần chú trọng nguồn tuyển dụng uy tín như website, mạng xã hội. 123job.vn chính là một website việc làm uy tín.
2. Tìm kiếm các nguồn thông tin lớn
Google chính là một công cụ tìm kiếm hữu ích trong việc tìm kiếm việc làm ngành luật. Bạn chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản với các từ khóa như “Việc làm ngành luật”, “tìm việc làm ngành luật” hay “công ty tuyển dụng nhân sự ngành luật”... Khi đó, Google sẽ đưa ra các kết quả về việc làm mà bạn cần tìm. Tiếp theo, bạn sẽ cần có những so sánh và tìm kiếm thông tin để đánh giá giữa các đơn vị tuyển dụng.
3. Cân nhắc khi nộp hồ sơ phỏng vấn
Thực tế chỉ ra, JD công việc có thể không giống như thực tế. Đôi khi một số thông tin việc làm còn chưa rõ ràng. Do đó, cách tốt nhất là bạn hãy mạnh dạn liên lạc với đơn vị tuyển dụng để hỏi rõ ràng hơn một số thông tin rồi mới nộp hồ sơ phỏng vấn. Điều này sẽ giúp chúng ta không cảm thấy “lãng phí” thời gian ứng tuyển vị trí mình không thích. Bên cạnh đó, không vì hồ sơ của bạn mà mất đi cơ hội của các ứng viên khác.
4. Xin thực tập qua email
Trở thành thực tập sinh ngành Luật không khó nhưng để có cơ hội làm việc trong các môi trường chuyên nghiệp không phải điều dễ dàng. Một trong những cách mà đôi khi bạn không nghĩ đến chính là xin thực tập qua email. Điều này có nghĩa là bạn nên để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhà tuyển dụng bằng cách viết email xin việc chuyên nghiệp. Hãy cố gắng để ý đến các tiêu chí nhỏ nhất từ lỗi chính tả, câu cú đến nội dung email.
5. Hiểu được bản thân đang có gì
Hiểu được bản thân đang có gì chính là việc tự trả lời các câu hỏi về điểm mạnh và mặt hạn chế còn thiếu ở bản thân. Bằng cách tự trả lời, bạn sẽ biết bạn còn thiếu kỹ năng gì cũng như hiểu mình phù hợp với môi trường làm việc với văn hóa nội bộ, văn hóa công ty ra sao. Trong buổi phỏng vấn, 90% bạn sẽ cần nói về bản thân mình với điểm mạnh nổi bật. Do đó, hãy chuẩn bị kỹ điều này trước nhé và tự tin, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của nhà phỏng vấn. Đôi khi, bạn là một sinh viên mới ra trường, năng lực chuyên môn còn hạn chế nên hãy nhấn mạnh đến thái độ và các kỹ năng mềm bạn có nhé!
III. Những kỹ năng cần có của người làm ngành Luật
Cũng như các công việc khác, việc làm ngành pháp lý yêu cầu ứng viên phải có thái độ và kỹ năng cần thiết trong công việc. Dưới đây là điểm danh 5 kỹ năng không thể thiếu để bạn thành công với ngành Luật:
1. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục
Chắc hẳn, bạn đã từng bị thuyết phục khi xem các buổi “tranh biện giữa tòa”? Cũng như cảm thấy thấy cảm phục những luật sư tài ba với lý lẽ ngất trời? Người ta thường ví luật sư như những “thầy cãi” và bạn thật khó để đủ lý cãi lại họ. Quả đúng như vậy, việc làm ngành luật yêu cầu ứng viên phải có khả năng giao tiếp chuyên nghiệp và kỹ năng thuyết phục mọi người trong giao tiếp. Để có thể thuần thuộc các kỹ năng này, bạn cần dành nhiều thời gian tập luyện trước gương cũng như chú ý phát triển mỗi ngày. Đây là kỹ năng mềm giúp sự nghiệp ngành luật của bạn liên tục nở hoa.
2. Kỹ năng tư duy phân tích và tổng hợp
Là luật sư, thẩm phán, bạn cần có cái đầu “lạnh” để có thể bình tĩnh phân tích các chi tiết từ nhỏ nhất. Đôi khi luật sư cần liên tục, liên tục tự đặt ra các câu hỏi để có sự phân tích tổng quan và chi tiết nhất. Bạn cần căn cứ trên các cơ sở logic, khóa học để đưa ra kết luận, sự tổng hợp và kiên quyết không nên để yếu tố tình cảm chi phối.
3. Kỹ năng đặt câu hỏi khéo léo
Với kỹ năng đặt câu hỏi thông minh, luật sư dễ dàng có được những thông tin cần thiết từ khách hàng. Các thông tin này vô cùng quan trọng và có ích cho các buổi thảo luận trước tòa. Nhiều người lầm tưởng cho rằng đặt câu hỏi là điều dễ dàng. Song để hỏi đúng cách và hỏi một cách thông minh lại chẳng mấy dễ dàng cả. Một số dạng câu hỏi luật sư có thể sử dụng như các câu hỏi xác nhận thông tin, có hay không, đúng hoặc sai sẽ giúp khách hàng dễ dàng trả lời hơn. Bên cạnh đó, bạn không thể lấy chức danh là luật sư bào chữa mà hỏi khách hàng thông tin không hợp lý, vi phạm quy định pháp luật, pháp lý Việt Nam.
4. Kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý
Ngành luật yêu cầu khá gắt gao kỹ năng giải quyết vấn đề pháp lý của ứng viên. Điều này quyết định 80% sự thành bại của một vụ kiện. Do đó, bạn cần có cái nhìn đúng bản chất để có thể giải quyết vấn đề một cách chính xác và hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cần quan tâm đến các vấn đề pháp lý như sự kiện pháp lý được cho là mấu chốt và quyết định lên hầu hết các diễn biến của câu chuyện; câu hỏi pháp lý để định hướng giải quyết vấn đề…
5. Kỹ năng tranh luận và biện hộ
Tại các buổi gặp mặt trước tòa, luật sư cần thể hiện các kỹ năng tranh biện và biện hộ cho thân chủ của họ. Đó là việc bạn vận dụng kiến thức về pháp luật, pháp lý Việt Nam và những hiểu biết đa ngành nghề từ công việc và cuộc sống để đưa ra các luận điểm, ý kiến cùng cách lập luận chặt chẽ, khoa học. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho khách hàng của bạn.
Để tranh luật chuyên nghiệp, luật sư đã phải trải qua quá trình rèn luyện kiên trì, bền bỉ từ trước đó cùng với một sự tự tin chuyên nghiệp. Một chú ý quan trọng là bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin để đưa ra các ý kiến, quan điểm chính sai, không sai lệch.
IV. Những lầm tưởng về ngành Luật
Ngành luật không phải là ngành mới tại Việt Nam song mức độ hấp dẫn với giới trẻ hiện nay còn nhiều giới hạn. Bạn sẽ gặp phải nhiều quan điểm có tính lệch lạc với ngành này. Chẳng hạn, mỗi khi nhắc đến công việc ngành luật chúng ta thường chỉ nghĩ đến việc làm luật sư và cho đó là vị trí duy nhất có thể trở thành khi tốt nghiệp ngành luật. Bên cạnh đó, một số người cho rằng, công ty luật sư chỉ tuyển luật sư… Đây là đều là các quan điểm không chính xác. Như đã đề cập ở phần trước, công việc ngành luật đa dạng với nhiều vị trí khác nhau như thẩm phán, chấp hành viên, chuyên viên pháp lý…
Bên cạnh đó, với ngành luật bạn có thể làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau không nhất thiết chỉ là công ty luật sư. Các địa điểm đó có thể là cơ quan nhà nước.
Một số lầm tưởng về ngành Luật
V. Kết luận
Luật sư là vị trí việc làm phổ biến nhất ngành luật nhưng không phải là công việc duy nhất. Nếu xác định đam mê và gắn bó với ngành luật, bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng mềm quan trọng và các kiến thức nghề nghiệp cần thiết. Chúc các bạn sớm thành công trên con đường sự nghiệp của mình.