Mẫu hợp đồng cộng tác viên là gì? Có những loại hợp đồng cộng tác viên nào… chắc hẳn sẽ là thắc mắc của những người đang và sẽ có ý định trở thành cộng tác viên. Lời giải đáp sẽ có ở bài viết dưới đây.
I. Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Hợp đồng cộng tác viên là gì?
Trước hết, cần hiểu được rằng, cộng tác viên là những người làm việc đóng vai trò là cộng tác của 1 công ty và không thuộc biên chế của công ty đó. Mức lương của người làm cộng tác viên không cố định theo từng tháng hay năm, mà sẽ được trả dựa trên hiệu quả công việc, những gì gặt hái được. Bên cạnh đó, cộng tác viên thường làm việc trong 1 thời hạn nhất định, và thường là ngắn hạn. Vậy thì, hợp đồng cộng tác viên chính là sự thỏa thuận, cam kết giữa doanh nghiệp và người lao động, cụ thể ở đây là người làm cộng tác viên. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà sẽ có những loại hợp đồng cộng tác viên khác nhau, ví dụ như: Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh, hợp đồng cộng tác viên bán hàng...
II. Phân biệt các loại hình thức hợp đồng cộng tác viên
1. Hợp đồng cộng tác viên có phải là hợp đồng lao động không?
Trước tiên, cần phải hiểu rằng, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động (Theo Bộ luật lao động 2012). Như vậy, nếu bạn được tuyển dụng dưới hình thức cộng tác viên thì hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng lao động nếu có phát sinh quan hệ lao động, làm công ăn lương, tuân thủ theo các quy định, quy chế làm việc của công ty (ví dụ như về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nghỉ lễ…) thì bạn được xem như đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, hợp đồng cộng tác viên cũng được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Vậy thì có thể thấy rằng, hợp đồng cộng tác viên có 2 loại: Hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ.
2. Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động
Nhân viên làm việc dưới hình thức cộng tác viên sẽ chịu sự ràng buộc nhất định theo quy chế, quy định về hợp đồng cộng tác viên lao động của đơn vị tuyển dụng (tuân thủ về thời gian làm việc trong ngày, số ngày trong một tuần, thời giờ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, tết…).
- Lương được trả theo quy chế vì tính chất công việc là làm công ăn lương.
- Hợp đồng cộng tác viên sẽ được coi là hợp đồng lao động và phải tuân theo các quy định trong Bộ Luật lao động.
- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
- Nhiều người vẫn luôn thắc mắc: Liệu hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Và câu trả lời là, hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng lao động cho phép nhân viên được hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ
- Nhân viên làm việc theo dự án không bị ràng buộc bởi các quy chế của doanh nghiệp, thời gian, địa điểm làm việc thường tự do.
- Lương được trả theo công việc được giao, tạm ứng và thanh toán khi hoàn thành công việc.
- Hợp đồng cộng tác viên được coi là hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
- Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng sẽ thực hiện công việc cho bên sử dụng, bên sử dụng phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng.
- Vậy nếu là hợp đồng dịch vụ thì hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm không? Câu trả lời là hợp đồng dịch vụ không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên. Thêm vào đó, bạn phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, thông thường là 10%.
- Tuy nhiên, cộng tác viên theo hợp đồng dịch vụ sẽ có những lợi ích nhất định như: Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện; Có quyền thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
III. Mẫu hợp đồng cộng tác viên chuyên nghiệp nhất
Dưới đây là những mẫu hợp đồng cộng tác viên mới nhất:
1. Mẫu hợp đồng cộng tác viên dịch vụ
2. Mẫu hợp đồng cộng tác viên lao động
Hợp đồng cộng tác viên có thể là hợp đồng lao động, cũng có thể là hợp đồng dịch vụ. Mỗi loại hợp đồng cộng tác viên sẽ có những lợi ích khác nhau. Nếu muốn trở thành cộng tác viên, việc bạn cần làm là cân nhắc, lựa chọn loại hợp đồng cộng tác viên phù hợp với bạn.