Bạn đang tìm hiểu về công việc nhân viên kinh doanh là? Nhằm giúp bạn đọc hiểu về vị trí nhân viên kinh doanh, 123job gửi đến bạn những thông tin về mô tả công việc nhân viên kinh doanh.mô tả
Nhân viên kinh doanh tiếng anh gọi là account execute. Một trong các chức danh việc làm phổ biến nhất trên website việc làm 123job.vn. Bạn đang muốn tìm hiểu một số thông tin về: vị trí nhân viên kinh doanh, các công việc chính hàng ngày, kpi của vị trí này như thế nào, Khi tuyển vị trí này nhà tuyển dụng thường yêu cầu công việc thực hiện là gì. Nhằm giúp bạn giải đáp các thắc mắc về vị trí nhân viên kinh doanh. 123job chia sẻ tới bạn đọc các nội dung chính như sau:
I. Khái quát về nhân viên kinh doanh
Không biết bạn đọc có đang thắc mắc, một ngày của nhân viên sẽ bắt đầu thế nào, họ làm những công việc gì, họ hội tụ những yếu tố gì để đáp ứng được yêu cầu của công việc.Tất cả những băn khoăn của bạn sẽ được 123job giải đáp ngay sau đây bằng một loạt những thông tin cụ thể, chi tiết và chân thật nhất để mô tả công việc nhân viên kinh doanh.
1. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là thuật ngữ chỉ những người làm công việc trực tiếp đưa ra các chiến lược quảng bá sản phẩm, tiếp thị và đàm phán với tệp khách hàng để đạt được mục đích là cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp đến công ty đối tác.
Thuật ngữ này cũng đã mô tả công việc nhân viên kinh doanh một cách khái quát. Tuy nhiên, bạn đọc hãy cùng chúng tôi đi sâu hơn, tìm hiểu công việc của một nhân viên kinh viên kinh doanh là gì nhé.
2. Công việc của nhân viên kinh doanh
Để mô tả công việc nhân viên kinh doanh một cách chi tiết và đầy đủ nhất thì trước hết phải nhìn nhận vai trò quan trọng của những nhân viên kinh doanh đối với việc phát triển doanh nghiệp. Có thể nói, đội ngũ nhân viên kinh doanh là những con người đóng góp công sức rất lớn, trong việc sản phẩm của doanh nghiệp có được tiêu thụ ra ngoài thị trường hay không. Họ là những người trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Chỉ cần nhìn qua bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra được dây không phải là một công việc an nhàn, nhưng hứa hẹn sẽ rất là thú vị đấy nhé. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin mô tả công việc nhân viên kinh doanh là gì, nếu bạn thấy bản thân mình phù hợp, bạn có thể thử:
Khái quát công việc
Để mô tả công việc nhân viên kinh doanh chính chúng tôi sẽ bắt đầu bằng cách khái quát công việc này. Công việc của nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm những công việc như là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng (từ lúc họ chưa xuất hiện nhu cầu đến lúc xuất hiện nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp) nhằm đạt được doanh thu và lợi nhuận. Điều này, đồng nghĩa với việc một nhân viên kinh doanh phải luôn năng động, sáng tạo trong việc tìm kiếm, chủ động tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng, với đối tác.
Công việc chính
Ngày nay, bạn thấy đấy có rất nhiều lĩnh vực kinh doanh như là kinh doanh bất động sản, kinh doanh khách sạn, nhà hàng,...hay thậm chí là kinh doanh online. Tuy các lĩnh vực này đa dạng và khác nhau nhưng công việc chính của một nhân viên kinh doanh ở bất kỳ ngành nào đều được mô tả như sau:
- Thực hiện đồng thời 02 (hai) nhiệm vụ là tìm kiếm khách hàng mới, phát triển mở rộng mạng lưới khách hàng, đối tác và duy trì những mối quan hệ, những tệp khách hàng cũ. Họ sẽ luôn phải tìm kiếm, khai thác những tệp khách hàng khác nhau để tìm ra nguồn khách hàng tiềm năng có thể sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp mình. Còn đối với khách hàng cũ, những người nhân viên kinh doanh sẽ phải chăm sóc sau bán, khuyến khích họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình. Việc này là một điều bắt buộc phải làm đối với một nhân viên kinh doanh.
- Tiếp xúc, giới thiệu, tư vấn, thuyết phục khách hàng.
- Người ta thường mô tả công việc nhân viên kinh doanh như làm dâu trăm họ, quả thật vậy, để làm được những công việc này đòi hỏi bạn phải thường xuyên tiếp xúc, đàm phán với khách hàng. Theo như một ngày của một nhóm nhân viên kinh doanh bất động sản thì một ngày họ có thể gặp mặt tới chục khách hàng. Họ phải giới thiệu, làm việc với khách hàng để có thể tìm được những khách hàng, đối tác có triển vọng mua sản phẩm của họ. 123job thấy rằng những bạn nào có tính cách năng động, hoạt ngôn thì sẽ rất phù hợp với ngành nghề này.
- Nhân viên kinh doanh cũng chính là những người trực tiếp tham gia vào việc giải quyết thắc mắc, khiếu nại của khách hàng để đảm bảo sự uy tín, tin cậy của doanh nghiệp.
- Báo cáo những vấn đề liên quan đến khách hàng như nhu cầu, xu hướng và mối quan tâm của khách hàng.
- Bên cạnh đó, công việc của nhân viên kinh doanh còn phải khảo sát thị trường, xem xét đối thủ cạnh tranh và đề xuất những phương án kinh doanh mang lại doanh thu và lợi nhuận tối đa. Việc này là việc liên tục phải làm, vì nhu cầu thị trường thay đổi rất nhanh nếu không có sự đánh giá đúng và có tầm nhìn chắc chắn doanh nghiệp sẽ tụt lại phía sau.
- Trên đây chính những thông tin mô tả công việc nhân viên kinh doanh. Những công việc trên là những công việc bắt buộc mà một nhân viên kinh doanh phải thực hiện. Bạn đọc có thể thấy rằng, họ có rất nhiều việc phải làm để tìm kiếm đầu ra, đầu tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp vì vậy công việc của nhân viên kinh doanh là phần rất quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
3. Trách nhiệm của nhân viên kinh doanh
Đối với mỗi công việc bất kể ngành nghề nào, người làm việc phải có trách nhiệm tối đa với công việc của mình. Chúng tôi thấy rằng, ngày nay, một số người còn khá thờ ơ với công việc có nghĩa là bạn không toàn tâm toàn ý với trách nhiệm. Người ta nói “Thái độ làm việc là quan trọng nhất”, quả đúng như vậy, dù bạn không giỏi nhưng có sự cố gắng hết mình trong công việc chắc chắn thành công sẽ đến với bạn.
Nhân viên kinh doanh có trách nhiệm hoàn thành đúng công việc được giao theo đúng thời hạn. Để mô tả hiệu quả công việc của nhân viên kinh doanh sẽ được đo bằng thước đo kết quả làm việc.Thước đo cho kết quả tiến trình làm việc, mục tiêu trong công việc chính làchỉ số KPI (viết tắt cho Key Performance Indicators).
Người nhân viên kinh doanh phải hoàn thành được những KPI sau:
- KPI của phòng ban
- Số khách hàng: số lượng cold calls gọi được hàng tháng, số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng.
- Giá trị hợp đồng.
Tóm lại, công việc nào cũng cần phải đặt ra những yêu cầu về kết quả hay hiệu quả của công việc. Đối với công việc của nhân viên kinh doanh thì đòi hỏi tiêu chí về những KPI do công việc đặt ra. Hoàn thành KPI là bạn đã đáp ứng được nhiệm vụ và yêu cầu của công việc này. Những nhân viên hoàn thành được những KPI được giao đều là những nhân viên giỏi, có trách nhiệm với công việc và sẽ có cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai và ngược lại. Bởi khi mô tả công việc của nhân viên kinh doanh, những người seller đã đánh giá rằng đây là công việc khá “bận rộn”, và có khi rất áp lực, hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần quyết tâm cao khi quyết định tham gia vào loại hình công việc này.
4. Yêu cầu trong công việc
Những nhân viên kinh doanh chia sẻ với chúng tôi rằng tất cả họ đều là những người nhanh nhẹn và năng động bởi khi mô tả công việc nhân viên kinh doanh, họ đánh giá rằng công việc này sẽ có rất nhiều việc phải làm, có rất nhiều tình huống phát sinh với khách hàng mà họ phải xử lý. Bởi vậy nên,yêu cầu để trở thành một nhân viên kinh doanh thường sẽ có xu hướng đòi hỏi bản thân ứng viên phải tự cảm thấy có những tố chất và có những yêu cầu cơ bản để tham gia vào đội ngũ này. Đây là những điều kiện cần để bạn có thể trở thành một nhân viên kinh doanh, bên cạnh đó cũng cần phải có những yếu tố phụ khác. Hãy tìm hiểu xem nếu bạn đang có mong muốn trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn có thể đáp ứng được những yêu cầu của một nhân viên kinh doanh cần có không nhé. Nếu bạn đã đáp ứng được những tiêu chí này thì hãy mau ứng tuyển vào vị trí này trong doanh nghiệp ngay thôi. Những điều kiện để trở thành nhân viên kinh doanh như sau:
- Ứng viên tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng các ngành quản trị kinh doanh, marketing hoặc tương tự.Tuy nhiên ngày nay, các bạn sinh viên ở những năm cuối cũng có thể tham gia trở thành một thực tập sinh kinh doanh nếu như họ thực sự thích và có niềm đam mê với ngành nghề này.
- Có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh hoặc ở vị trí tương đương. Yêu cầu này nếu có bạn chắc chắn sẽ được một điểm cộng để được trở thành nhân viên kinh doanh chính thức.
- Đương nhiên rồi, nhân viên kinh doanh cần phải có trình độ sử dụng các phần mềm Office phục vụ cho quá trình làm việc như báo cáo, trình bày ý tưởng.
- Thành thạo các kỹ năng bán hàng, đàm phán, xử lý tình huống nhanh nhạy, khôn khéo. Thực sự điều này thực sự là rất cần thiết đối với những nhân viên kinh doanh.
- Yêu cầu quan trọng nhất đó là yêu thích công việc, quyết tâm thực hiện công việc, không bỏ cuộc.
Tóm lại, để mô tả công việc nhân viên kinh doanh chúng tôi cũng phải cung cấp cho bạn những yêu cầu cần thiết nhất trước khi bạn muốn trở thành 1 trong số họ – những nhân viên kinh doanh. Không phải chỉ công việc này mà những công việc khác cũng vậy, trước khi muốn ứng tuyển hãy nhìn vào những yêu cầu đặt ra của công việc ấy và đánh giá bản thân đáp ứng được bao nhiêu % (phần trăm) cho công việc ấy. Việc đọc những yêu cầu của công việc, giúp bản thân hình dung rõ được công việc, không bị choáng ngợp khi tham gia vào công việc đó.
5. Mức lương của nhân viên kinh doanh
Khi mô tả công việc của nhân viên kinh doanh, những người làm nghề nhận định rằng công việc này không phải là một công việc dễ dàng mà thực sự rất khó khăn đòi hỏi người làm cần có một ý chí quyết tâm cao. Nếu vượt qua những khó khăn của công việc này, thì phải nói những người làm nhân viên kinh doanh,đặc biệt là những nhân viên có nhiều kinh nghiệm là những người có mức lương tương đối cao.
- Công thức tính lương:Lương của nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm: Lương cứng + lương tỷ lệ+ phụ cấp.
- Lương cứng là lương cố định mà bạn chắc chắn sẽ nhận được hàng tháng, khoản lương này bạn sẽ biết được khi hai bên (công ty và bạn) trao đổi kỹ càng trong quá trình phỏng vấn, và đi đến việc ký kết hợp đồng. Phần lương này sẽ không nhiều dao động từ 3.000.000 - 5.000.000 VNĐ.
- Tiếp theo, đó chính là lương tỷ lệ (hay còn gọi là lương hoa hồng). Phần lương này mới chính là lương giúp một nhân viên sale có thể cải thiện được thu nhập của mình một cách đáng kể. Ví dụ, một công ty bất động sản sẽ cho bạn lương tỷ lệ khoảng 2% - 5%. Như vậy, nếu bạn bán một căn hộ trị giá 1 tỷ đồng, bạn sẽ được hưởng hoa hồng 2% tương đương với 20.000.000 VNĐ. Mức hoa hồng này sẽ được tăng cao thêm hơn nữa nếu bạn lại bán được nhiều đơn hàng nữa. Tuy nhiên, muốn được những thành quả như vậy chắc chắn những nhân viên kinh doanh, họ phải rất kiên trì, và vận dụng được tốt nhiều kỹ năng. Những kỹ năng này sẽ được 123job phân tích ở phần sau nhé.
- Tiếp đến là trợ cấp, trợ cấp này là những khoản tiền nhỏ mà hầu như công ty nào cũng trả cho bạn như phụ cấp tiền xăng xe hay ăn trưa. Nói tóm lại thì, thu nhập của nhân viên kinh doanh sẽ đến từ chủ yếu năng lực bán hàng của họ. Họ bán được càng nhiều thì thu nhập của họ tăng lên và ngược lại. Người ta thường có câu “Nói thì dễ mà làm thì khó”, nhìn thấy những đồng lương “khủng” của nhân viên kinh doanh, thì bạn biết rằng họ thực sự phải nỗ lực rất nhiều.
Tóm lại, theo như mô tả công việc nhân viên kinh doanh thì đây không phải là công việc nhẹ nhàng, nhưng bù lại nếu gắn bó, theo đuổi công việc này một cách quyết tâm và tạo ra được doanh thu cao cho doanh nghiệp thì bạn sẽ có một thu nhập đáng kể đáng kể đó.
Khái quát về nhân viên kinh doanh
II. Những kỹ năng “vàng” mà nhân viên kinh doanh phải có
Có thể nói nghề sale là nghề “làm dâu trăm họ’, bạn phải tiếp xúc với nhiều tệp khách hàng khác nhau, đàm phán và thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của chính mình. Công việc của một nhân viên kinh doanh không thực sự dễ dàng gặt hái được thành quả trong thời gian ngắn được. Để có một deal thành công, những người nhân viên kinh doanh phải sử dụng những kỹ năng cũng như “tuyệt chiêu” thuyết phục của họ được đúc kết từ rất nhiều lần họ tiếp xúc với đối tác, khách hàng. Để mô tả công việc nhân viên kinh doanh cụ thể và chi tiết nhất, chúng tôi đã thực hiện những cuộc phỏng vấn đối với nhiều nhân viên kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau để có thể hiểu được những vấn đề mà một nhân viên kinh doanh gặp phải.
Trong lần phỏng vấn gần đây của 123job, chúng tôi có hỏi họ về hiệu suất làm việc, một số nhân viên kinh doanh, đặc biệt là những nhân viên có ít kinh nghiệm họ chia sẻ thẳng thắn rằng có khi 1 hoặc 2 tháng họ không thể chốt được 1 deal thành công nào cả. Và trong khi đó những người đồng nghiệp lâu năm của họ, tỷ lệ để khách hàng đặt bút ký hợp đồng với những những người đó rất nhiều.Vậy họ phải có bí kíp gì chăng, 123job đã phỏng vấn, và đúc kết cho bạn những kỹ năng “vàng” này để tỷ lệ thành công trong những giao dịch của bạn sẽ là 100%.
1. Kỹ năng giao tiếp
Như chúng tôi đã mô tả công việc nhân viên kinh doanh, công việc chính của họ chính là đàm phán và thuyết phục khách hàng. Vậy nên để trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, bạn cần phải là một người giao tiếp giỏi. Giao tiếp ở đây sẽ gồm kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục. Vậy những kỹ năng này thì học như thế nào? Xin chia sẻ thật sự với bạn đọc, trước khi bạn trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn cần phải đánh giá lại bản thân xem bạn có phải là một người hoạt ngôn, một người hướng ngoại một người có đủ lý lẽ chứ không phải là một con người hướng nội, không thích sự giao tiếp với người khác.
Thêm nữa, kỹ năng này bạn có thể học được từ những người đi trước có kinh nghiệm lâu bằng việc đi theo họ, hỗ trợ họ và học hỏi họ từ những cuộc gặp gỡ khách hàng một cách trực tiếp. Phải trải nghiệm thực thì kỹ năng của bạn mới cải thiện tốt lên được. Những nhà lãnh đạo, những người có tiếng nói trên thế giới ví dụ như cựu tổng thống Hoa Kỳ: Barack Obama, ông là người nổi tiếng với những bài bài diễn thuyết cực kỳ sắc bén và thuyết phục, đặc biệt những bài phát biểu của ông trong những buổi tranh cử tổng thống, các bạn có thể nghe và học tập cách Obama, và những nhà lãnh đạo khác thuyết phục không chỉ là một cá nhân mà là hàng triệu cá nhân.
Đối với những người làm sale, kỹ năng giao tiếp thật sự quan trọng, nếu yếu kỹ năng này thì hiệu quả công việc của bạn sẽ thấp đấy, vì vậy phải cải thiện nó từng ngày. Có 2 nguyên tắc trong giao tiếp người làm sale sẽ phải ghi nhớ chính là ngắn gọn và dễ hiểu, không có ai lắng nghe được bạn tản mạn, lan man về một vấn đề. Vì vậy, tập trung biến những mong muốn, yêu cầu của mình thật ngắn gọn và dễ hiểu thì bạn mới có cơ hội làm việc lâu dài với khách hàng. Ngay từ lúc đầu tiên làm nghề, những seller có kinh nghiêm đã mô tả công việc nhân viên kinh doanh phải làm chính là cải thiện kỹ năng giao tiếp.
2. Chịu được áp lực công việc
Công việc nào cũng có áp lực riêng của nó, công việc của nhân viên kinh doanh thường phải chịu rất nhiều áp lực từ công ty, từ khách hàng hay thậm chí là từ cá nhân người nhân viên kinh doanh. Bạn đọc biết đấy nhận được những đồng lương “khủng” thì bạn phải đổi lấy thời gian, công sức tương ứng. Hãy suy nghĩ thật kỹ, và xác định rằng sẽ phải chịu áp lực công việc trước khi ứng tuyển công việc này.
Phần trên 123job cũng đã mô tả công việc nhân viên kinh doanh, công việc của một nhân viên kinh doanh không hề dễ dàng, họ phải làm nhiều việc nhưng thường tiếp xúc với khách hàng là chính. Khách hàng là thượng đế, có những thượng đế tạo cảm giác dễ chịu, nhưng cũng không ít những thượng đế gây cho bản thân những giác khó chịu nhưng bạn bắt buộc phải luôn giữ được thái độ chuyên nghiệp. Những người nhân viên kinh doanh giỏi thì họ là những người có một thái độ chuyên nghiệp và có một “tinh thần thép” rất đáng nể phục. Hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi trở thành một seller, vì bạn biết đấy có rất nhiều áp lực sẽ đến với bạn, nếu biết vượt qua bạn sẽ là người chiến thắng.
3. Có vốn hiểu biết sâu rộng
Cách để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mà những nhân viên sale giỏi nói với chúng tôi rằng đó chính là phải khai thác được nhu cầu yêu thích của họ. Có nghĩa là bạn phải tương tác, hình thành tình cảm với họ bằng việc coi như mình có chung sở thích, niềm đam mê với họ. Hai bên có thể hiểu nhau hơn thông qua việc trao đổi thông tin, điều này đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức nhất định. Càng có nhiều kiến thức về tình lĩnh vực khác nhau thì càng có cơ hội làm bạn với khách hàng, khai thác họ nhiều hơn. Vì vậy, quy trình hành động của những người làm sale đó chính là bạn - bàn - bán, có nghĩa là trước khi muốn bán hàng, công việc của nhân viên kinh doanh sẽ là tạo dựng mối quan hệ trở thành người bạn sau đó để có thể dễ dàng trao đổi mua bán hơn.
4. Nắm bắt được đúng tâm lý khách hàng
Không biết bạn đọc đã xem phim “Sói già phố Wall” chưa? Trong phim có nhân vật Jordan Belfort đi đến văn phòng toàn những người làm Sale và ông bảo họ hãy thuyết phục tôi mua chiếc bút mà ông đang cầm trên tay. Kết quả là những người sale này chỉ tập trung dùng những lời nói hoa mỹ nhất về chiếc bút: chiếc bút đẹp nhất, chiếc bút không bao giờ hết mực,...Những người làm sale họ cứ truyền tay nhau chiếc bút, thay nhau nói về nó nhưng không có một làm cho Jordan muốn mua nó. Tại sao lại vậy? Bởi vì họ không tập trung đến nhu cầu, mục đích thực sự của ông để mua chiếc bút.
Đây là một bài học đắt giá cho các nhà làm sale rằng cần phải tìm hiểu mục đích của khách hàng muốn sử dụng sản phẩm để làm gì, sản phẩm của bạn đáp ứng được yêu cầu đó ra sao. Đừng bao giờ giới thiệu những tính năng của sản phẩm nhưng khách hàng của bạn lại không quan tâm đến tính năng đó. Sẽ chẳng ai có hứng thú với chiếc bút của bạn đẹp như thế nào nếu người dùng chỉ quan tâm đến chiếc bút phải là chiếc bút tạo được nét chữ đẹp.
Công việc nhân viên kinh doanh cần làm lúc này chính là biết được mục đích sử dụng sản phẩm của khách hàng. Vậy nên, công việc của một nhân viên kinh doanh là chỉ cần nêu bật được tính năng của sản phẩm/dịch vụ của mình cho họ, đó mới là bước đi chính xác. Chính vì vậy kỹ năng này là cần phải tìm hiểu về khách hàng của mình là ai, nhu cầu thực sự của họ là gì và tâm lý tiêu dùng của họ là gì. Để làm được việc này, trong phần mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà 123job có đề cập tới, đó là người bán hàng phải cách tìm hiểu, thu thập thông tin của khách hàng. Những thông tin này nên có tính chính xác. Thu thập được càng nhiều thông tin của khách hàng đồng nghĩa với việc phân tích, thu thập được đúng nhu cầu quan tâm đến sản phẩm càng cao, càng có cơ hội bán được sản phẩm.
5. Kỹ năng cộng tác
Để đi đến việc ký kết một hợp đồng, là một quá trình trao đổi giữa bên mua và bên bán. Chính vì vậy, người nhân viên kinh doanh cần phải có kỹ năng cộng tác, trao đổi và thống nhất ý kiến với khách hàng để cả hai bên cùng có lợi, cùng đạt được mục đích.
Kỹ năng cộng tác ở đây còn là cộng tác giữa nhóm nhân viên với nhau. Công việc của nhân viên kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn nên những họ có sự trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Ngày nay, bên cạnh công việc mà trong những hoạt động khác nữa, chúng ta cũng đang khuyến khích làm việc nhóm để công việc trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trên đây là những kỹ năng mà 123job tìm hiểu và đúc kết được từ việc phỏng vấn những nhân viên kinh doanh giỏi, có kinh nghiệm. Bạn đọc dù là những người chưa từng thử công việc này, hay những người đang làm công việc này, có thể đọc để biết thêm nhiều những kiến thức để vận dụng vào trong công việc của mình, để công việc đạt được hiệu quả tốt nhất.
Những kỹ năng “vàng” nhân viên kinh doanh phải có
III. Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể
Nhằm giúp bạn đọc có những cái nhìn sâu sắc hơn về con người cũng như nhằm mô tả công việc nhân viên kinh doanh rõ nét hơn, 123job xin gửi tới bạn thông tin của các ngành kinh doanh cụ thể đó là ngành bất động sản, ngành khách sạn và kinh doanh online.
1. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản.
Bất động sản là gì?: Bạn đọc hiểu đơn giản bất động sản là đất đai và những tài sản gắn liền với đất đai ví như tòa nhà, các công trình xây dựng khác…
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản:
Cũng giống như công việc của nhân viên kinh doanh nói chung, 123 job xin được phép mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản. Công việc của nhân viên kinh doanh bất động sản phải làm là quảng cáo, tìm kiếm, tiếp thị sản phẩm đối với khách hàng, đối tác. Nhân viên kinh doanh thường nhắm tới hai phân khúc đó chính là phân khúc như chung cư, đất nền... thường thì phân khúc này thường dễ bán hơn, phân khúc thứ hai chính là phân khúc đầu tư bất động sản. Tuy hai phân khúc này khác nhau nhưng nhiệm vụ của nhân viên bất động sản vẫn là tìm kiếm khách hàng, trao đổi, ký kết tạo dựng nên những hợp đồng đối với đối tác. Bất động sản cũng đang là ngành kinh doanh thuận lợi trong giai đoạn hiện nay. Ngày càng có nhiều các công ty bất động sản, hay địa ốc được thành lập, những công ty này đang cần một lượng nguồn nhân lực tập trung chủ yếu là nhân viên kinh doanh bất động sản. Chính vì vậy, thông qua những mô tả công việc nhân viên kinh doanh bất động sản, nếu bạn đọc cảm thấy hứng thú và bản thân cảm thấy phù hợp với công việc này, hãy thử tham gia nhé.
2. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh khách sạn
Mô tả công việc nhân viên kinh doanh khách sạn đó cũng chính là việc tìm kiếm khách hàng và chăm sóc khách hàng cho khách sạn. Những sản phẩm dịch vụ của khách sạn có thể kinh doanh đó chính là các công ty du lịch, các hội thảo, các gói nghỉ dưỡng ngắn hạn, dài hạn…
3. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh online
Tùy vào từng mặt hàng dịch vụ của từng công ty mà chúng ta có đối tượng kinh doanh cụ thể. Mô tả công việc nhân viên kinh doanh online chính là là tìm kiếm khách hàng, trao đổi với khách hàng, vận hành bán hàng thông qua các kênh online. Tuy nhiên, những người kinh doanh online không có cơ hội gặp mặt trực tiếp với khách hàng, nên họ sẽ gặp nhiều những khó khăn hơn so với những lĩnh vực khác. Vậy nên, họ cần phải trau dồi nhiều những kỹ năng để có thể tương tác với khách hàng một cách tốt nhất. Mặt khác, khi kinh doanh online ngày nay đang được nhiều người lựa chọn bởi lẽ họ có thể tiếp xúc, tìm kiếm nguồn khách hàng hay tư vấn trên chính trên các web hay trang của công ty chủ quản, và việc gặp mặt trực tiếp khách hàng sẽ có tỷ lệ ít đi. Thời đại ngày nay thì kinh doanh online là một phân khúc kinh doanh mang lại giá trị doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp và chắc chắn mức lương của một nhân viên kinh doanh online sẽ không thấp đâu.
Nhìn chung, việc mô tả công việc nhân viên kinh doanh đối với tất cả các lĩnh vực đã cho bạn đọc một cái nhìn cụ thể nhất về công việc của một nhân viên kinh doanh trong từng lĩnh vực. Đặc điểm chung đối với công việc của những lĩnh vực này nhìn chung đều là tiếp cận, trao đổi, bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Công việc này khá thú vị và có mức lương khá hấp dẫn nên nếu cảm thấy bản thân phù hợp bạn đọc có thể thử sức và trải nghiệm.
Nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực cụ thể
IV. Kết luận
Vậy là thông qua những thông tin mô tả công việc nhân viên kinh doanh mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, bạn đọc chắc chắn có thể hình dung ra được công việc này là như thế nào. Ngành nghề nào cũng có những điều thú vị của nó, vậy nên mong các bạn hãy đón chờ những phần tiếp theo để có thể biết thêm những công việc khác trên 123job nhé.