Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) đang trở thành nghề nghiệp thu hút sự quan tâm lớn. Để giúp cho các ứng viên tiếp cận vị trí này tốt hơn, hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan hữu ích nhất qua bài viết sau nhé!
Thị trường ngày nay liên tục thay đổi, từ sản phẩm tới các tệp khách hàng trở nên phong phú hơn từng ngày. Do vậy đối với mỗi doanh nghiệp định hướng kinh doanh, để tồn tại ổn định, vượt qua được các thách thức thị trường, vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) luôn cần được đầu tư phát triển và đào tạo không ngừng.
Không có bất kỳ lời giải thích ngắn gọn nào cho thuật ngữ Business Development là gì. Nói một cách đơn giản nhất, Business Development là phát triển kinh doanh, đây là việc tạo ra giá trị lâu dài cho một tổ chức từ khách hàng, đối tác, thị trường và các mối quan hệ. Ngoài việc là một thành phần trong công việc của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative), khái niệm này có thể được tóm gọn bằng việc lên ý tưởng, sáng kiến và hoạt động nhằm mục đích xây dựng doanh nghiệp phát triển.
Đây cũng là lời giải đáp cho tầm quan trọng của Business Development là gì trong doanh nghiệp. Xuyên suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ cần đưa ra những ý tưởng giúp thương hiệu được nhận diện tốt hơn, tăng trưởng về mở rộng kinh doanh, tăng lợi nhuận bằng cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và đưa ra các mô hình kinh doanh tối ưu.
Để hoạt động làm ăn của doanh nghiệp đạt được hiệu quả, mỗi người ở vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh đều phải nắm được và hiểu rõ những cách khác nhau để đối mặt với khó khăn khi đảm đương chức vụ đó, thậm chí là mối quan hệ giữa các vị trí khác và hoạt động hợp tác với business development là gì cũng không được ngó lơ… Nắm được những điều này, bạn sẽ dễ dàng trang bị cho mình những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để chinh phục thành công trong sự nghiệp trở thành một Nhân viên Phát triển kinh doanh.
Vậy cụ thể thì Nhân viên Phát triển kinh doanh/Business Development Representative là gì, những năng lực nào cần có để trở thành một Nhân viên Phát triển kinh doanh, mô tả chi tiết công việc Business Development Representative là gì… Cùng đến với nội dung dưới đây nhé!
I. Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) là ai?
Nhân viên phát triển kinh doanh là ai?
Về bản chất, vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) được các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi từ nước ngoài, vì vậy để tìm hiểu kỹ về nó, cũng như thuận lợi trong việc tra soát các tài liệu học thuật liên quan, chúng ta cần hiểu từng phần tên gọi của nó. Bắt đầu từ nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì…
Đây là một tên gọi đặc biệt, vì trong tiếng Anh có khá nhiều từ để chỉ định nghĩa này, ví dụ như: Salesman; Sales Supervisor, National Sales Manager, Saleswoman, Sale Executive, Area Sales Manager… Tuy nhiên, cho dù bạn chọn cho cụm từ nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì, thì nó cũng để chỉ cùng một đối tượng đảm trách công việc của nhân viên bán hàng.
Không có một ý nghĩa cụ thể cho nhân viên tiếng anh là gì, tuy nhiên, cụm từ “representative” lại khác. Đây là một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nắm được - cụ thể representative là gì? Đối với công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative), thì “representative” có nghĩa mô tả sự tượng trưng, tiêu biểu…
Tới đây, chúng ta đã đủ các dữ kiện để giải đáp ý nghĩa vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh/Business Development Representative là gì trong doanh nghiệp. Về cơ bản, đây là nghề nghiệp chịu trách nhiệm đào sâu và nuôi dưỡng các mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng cũng như truy tìm những cơ hội thị trường mới.
Nhân viên Phát triển kinh doanh thường làm việc dưới sự giám sát của Giám đốc Phát triển Kinh doanh – người thành lập, quản lý nhóm và đặt ra các mục tiêu cá nhân cho thành viên trong nhóm. Vị trí này vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi Nhân viên Phát triển Kinh doanh là những người có trách nhiệm trực tiếp đối với sự gia tăng doanh số và sự tăng trưởng doanh nghiệp trong dài hạn.
Ngoài ra, đối với mỗi doanh nghiệp kinh doanh ở các khu vực khác nhau, mức lương của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) cũng là điều bạn nên chú ý trong quá trình tìm kiếm việc làm. Thông thường, lương của vị trí này giao động trong khoảng 7,700,000 đồng/tháng tới 14,700,000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, có những nơi lương của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) lên tới con số 30,000,000 đồng/tháng. Một mức lương hấp dẫn với mọi người và đặc biệt là với những cư dân thành thị, với một mức sống cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ mỗi tháng.
Bên cạnh đó, trách nhiệm và khối lượng công việc của Nhân viên Phát triển kinh doanh khá tương xứng với mức lương này, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ càng về nhiều mặt. Hãy cùng tìm hiểu về mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh/Business Development Representative là gì nhé…
II. Mô tả công việc của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative)
Khi đã hiểu được nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì, các trách nhiệm mà vị trí này cần đảm bảo, có lẽ bạn đã mường tượng được một phần công việc của Nhân viên Phát triển kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
Không phải tự nhiên mà vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh lại nhận được khoản thù lao tốt như vậy. Mô tả công việc của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) đã chứng minh cho điều đó. Cụ thể hoạt động thường ngày của một Nhân viên Phát triển kinh doanh là:
- Lập kế hoạch kết hợp triển khai công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát các khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Xúc tiến hoạt động tiếp thị, phát hiện các triển vọng kinh doanh, thực hiện giám sát và theo dõi để đạt mục tiêu kinh doanh theo mức ngân sách, doanh số, giá trị, hỗn hợp sản phẩm và thời điểm được thỏa thuận… (công việc này chủ yếu bằng gửi thư trực tiếp, qua kênh tiếp thị từ xa/ Tham gia đóng góp trực tiếp các sự kiện Networking... hướng đến các khách hàng tiềm năng).
- Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) là người chịu trách nhiệm phát triển ý tưởng mới, độc đáo và đưa ra đề xuất về gửi thư trực tiếp. Đồng thời thực hiện công việc tiếp thị đến các khách hàng chính theo từng khu vực thị trường lớn.
- Hồi đáp và theo dõi các yêu cầu hoạt động kinh doanh bằng cách gửi thư, fax, điện thoại, gặp gỡ trực tiếp khách hàng, đối tác.
- Duy trì và phát triển, xúc tiến mối quan hệ với các khách hàng hiện có và khách hàng mới tiềm năng thông qua hoạt động hỗ trợ từng khách hàng theo kế hoạch, kết hợp với việc liên lạc với nhân viên xử lý đơn hàng trong nội bộ.
- Thực hiện và lên kế hoạch cho các hoạt động tiếp thị hàng tuần, Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) cũng cần trực tiếp đưa ra dự báo và báo cáo kinh doanh hàng tháng.
- Liên lạc và tham dự các cuộc họp, hội thảo liên quan với các bộ phận chức năng cần thiết khác trong doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ và phát triển tổ chức kinh doanh, thực hiện tốt vai trò của Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative).
- Bất kỳ các nhiệm vụ nào khác có thể được giao theo thời điểm.
III. Các công việc chính của Nhân viên Phát triển kinh doanh
Công việc Nhân viên phát triển kinh doanh
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, các mục tiêu phát triển và sứ mệnh trong chiến lược hoạt động dài hạn mà các công việc dành cho Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) có thể khác nhau. Tuy vậy, các trách nhiệm chính của họ dựa trên mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh về cơ bản đều là:
- Tiếp nhận và kết hợp sàng lọc danh sách khách hàng tiềm năng từ chiến dịch Marketing để trở thành đối tượng cho khâu sales
- Gọi điện thoại/gửi email giới thiệu công ty và sản phẩm/dịch vụ đến các khách hàng tiềm năng
- Nhận biết, nắm bắt nhu cầu của khách hàng để từ đó giới thiệu các dịch vụ phù hợp
- Thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, tạo dựng lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp
- Làm việc với đội ngũ phát triển sản phẩm để xây dựng các sản phẩm/dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng
- Chủ động tìm kiếm và phát hiện các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường.
- Báo cáo lên các cấp lãnh đạo về tiến độ và kết quả kinh doanh; nhu cầu, vấn đề, mối quan tâm của khách hàng; hoạt động của đối thủ cạnh tranh và tiềm năng trong việc phát triển kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
IV. KPI công việc với vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh
Công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh là một vị trí đặc biệt. Hay có thể nói, nó là mắt xích vô cùng cần thiết, góp phần trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp nói riêng và cả thị trường trao đổi sản phẩm nói chung. Điều này dẫn đến KPI dành cho vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh cũng không giống như những vị trí bình thường khác. Thể hiện như sau:
- Các KPI của phòng ban bao gồm: Số khách hàng, Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng, Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
- Giá trị hợp đồng trung bình
- Mức độ hài lòng của khách hàng - Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc
V. Yêu cầu công việc của vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh
Yêu cầu của Nhân viên phát triển kinh doanh
Sau khi hiểu về mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh hay cách hoạt động của business development là gì. Có thể bạn đã nắm được những điều cơ bản về nó. Với vai trò xúc tiến, phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh, của doanh nghiệp, Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) được giao khá nhiều nhiệm vụ đặc thù với yêu cầu công việc kết hợp chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh quan trọng không thể thiếu. Cụ thể như:
- Tốt nghiệp Đại học các ngành Marketing, Quản trị kinh doanh hoặc các ngành tương tự
- Có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh, Nhân viên Kinh doanh hoặc các vị trí tương tự
- Thành thạo các công cụ MS Office
- Có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm CRM là một lợi thế
- Hiểu rõ về các chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh
- Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
- Thành thạo các kỹ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán
- Thành thạo các kỹ năng tổ chức công việc, quản lý thời gian
- Tự tin chào hàng đến nhiều loại đối tượng khách hàng
- Thành thạo kỹ năng quản trị mối quan hệ
- Cởi mở trong việc tiếp thu các góp ý phản hồi
VI. Những năng lực cần có để trở thành Nhân viên Phát triển kinh doanh giỏi
Lúc này, nếu lựa chọn vị trí này là một nấc thang trong sự nghiệp, có lẽ bạn đang băn khoăn làm thế nào để trở thành một Nhân viên Phát triển kinh doanh giỏi. Ngoài việc hiểu được mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh/Business Development Representative là gì thì để đạt được thành công trong công việc này, có cơ hội phát triển lên các vị trí cao hơn, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực đặc biệt sau:
- Knowledge - Tốt nghiệp các trường Đại học có ngành học liên quan như Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc các ngành tương tự, có chuyên môn về sales và quản trị khách hàng, hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh
- Skill - Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng tư duy chiến lược, Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, Kỹ năng phản ứng với tình huống và phân tích tình huống, xử lý tình huống và ra quyết định, Kỹ năng tổ chức - sắp xếp và quản lý thời gian, Kỹ năng liên kết - xây dựng mối quan hệ (networking), Tư duy tập trung vào kết quả, Tư duy trực giác
- Attitude - Nhạy bén, Tinh thần khởi nghiệp - dấn thân, Bảo mật kinh doanh
VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Phát triển kinh doanh
- Hãy suy nghĩ về cụm từ nhân viên kinh doanh tiếng anh là gì? Tầm quan trọng của tiếng Anh đối với nghề nghiệp này ra sao?
- Business development là gì? Bạn hiểu về công việc này ra sao? Những cách để duy trì mối quan hệ của Business development là gì?
- Những tài liệu cần thiết cho nhân viên kinh doanh tiếng Anh là gì? Bạn đã đọc những gì trong số đó?
- Chúng tôi đang cân nhắc phát triển hướng đi mới cho doanh nghiệp tại thị trường X. Dựa vào những gì bạn biết về các đối thủ cạnh tranh và tình hình phát triển sản phẩm trên thị trường, hãy chia sẻ những ưu điểm có thể nắm bắt và hạn chế cần khắc phục sớm của chiến lược này? Bạn trên cương vị một Nhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) sẽ thực hiện chiến lược phát triển này như thế nào?
- Bạn đang cố gắng liên hệ với một khách hàng hoặc đối tác tiềm năng, nhưng họ liên tục chuyển tiếp yêu cầu của bạn tới liên hệ với các vị trí công việc khác nhau trong công ty của họ. Bạn sẽ làm thế nào để tìm được và liên hệ thành công với người phù hợp nhất cho việc trao đổi các thông tin cần thiết?
- Bạn sẽ tìm kiếm các cơ hội cho thị trường và sản phẩm mới ở đâu?
- Bạn đang gặp gỡ và trao đổi các thông tin cần thiết với một khách hàng rất tiềm năng, nhưng cuộc hội thoại của bạn và họ bắt đầu kéo dài hơn dự tính. Bạn có thể sẽ bị muộn giờ hẹn cho cuộc gặp gỡ tiếp theo. Khi ấy, bạn sẽ tháo gỡ tình huống khó xử này như thế nào?
- Là một Nhân viên Phát triển kinh doanh, khi bạn được doanh nghiệp phân công tiếp cận một khách hàng tiềm năng mới, hãy cho biết những điều bạn nên làm lúc này bao gồm những gì? Điều đầu tiên bạn sẽ thực hiện là gì khi nhận được sự phân công này?
- Bạn sử dụng các phương pháp chốt sales thông thường nào? Những phương pháp nào theo bạn là hiệu quả nhất và ít hiệu quả nhất, phù hợp với công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh? Tại sao?
- Bạn đã bao giờ thất bại trong việc cán mốc chỉ tiêu nhiệm vụ bán hàng trong quá khứ chưa? Nếu có, hãy chia sẻ kĩ hơn về trải nghiệm đáng nhớ đó và cho biết bạn đã học được những gì từ lần thất bại ấy?
- Vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh có tính chất lặp đi lặp lại (liên tục giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới nhiều khách hàng và đối tác khác nhau mỗi ngày). Điều gì tạo và giữ cho bạn những động lực mạnh mẽ như vậy?
- Hãy kể về thành tựu lớn nhất bạn từng gặt hái được trong sự nghiệp của mình từ trước tới nay. Bạn muốn cố gắng cho điều gì tiếp theo? Nó có liên quan gì tới vị trí Nhân viên Phát triển kinh doanh bạn sắp đảm nhận không?
- Mô tả lại một lần bạn phải làm việc với một khách hàng rất nóng tính và khó gần. Bạn đã xử lý tình huống khó khăn ấy như thế nào?
- Bạn dùng những cách thức nào để giữ liên lạc với khách hàng hiện tại?
- Các kĩ thuật after-sales bạn đã từng thực hiện qua trong quá khứ là gì?
VIII. Download bản mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh
Download bản mô tả công việc Nhân viên Phát triển kinh doanh: TẠI ĐÂY
IX. Kết luận
Trên đây là những thông tin bản mô tả công việcNhân viên Phát triển kinh doanh (Business Development Representative) đầy đủ và chi tiết. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình cái nhìn toàn diện về nghề nghiệp thú vị này. Hãy đến với 123job ở những nội dung sau để khám phá những công việc quan trọng khác nhé!