Chúng ta thường hay nhầm lẫn giữa Data Analyst và Business Analyst và cho rằng chúng tương tự và giống nhau. Tuy nhiên trong thực tế thì Data Analyst và Business Analyst hoàn toàn khác nhau cả về phần khái niệm cũng như công việc, vai trò.
Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm business analyst là gì, data analyst là gì, đồng thời giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa Data Analyst và Business Analyst. Ngoài ra thì, vấn đề việc làm của ngành BA cũng luôn là mối quan tâm của những ai đã, đang và sẽ theo đuổi ngành này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé bởi 123job còn giới thiệu đến bạn đọc các vị trí việc làm của nghề Business Analyst nữa đấy!
I. Data Analyst là gì?
Data Analyst hay còn được gọi là chuyên viên phân tích dữ liệu, là người có trách nhiệm thực hiện các phân tích sâu dữ liệu ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, báo cáo và bảng biểu, sau đó sử dụng những dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra ở trong tương lai.
Data Analyst là gì?
Thông thường, các Data Analyst hay sử dụng các hệ thống máy tính, ứng dụng toán học phức tạp để xác minh, kiểm chứng, tìm hiểu số liệu họ có. Vì thế, ngoài kỹ năng xử lý vấn đề với các con số, thuật toán, ứng dụng thì các nhà phân tích dữ liệu cần hiểu rõ, biết cách vận dụng những loại hệ thống nói trên để cho ra kết quả tốt nhất.
Nhiệm vụ của Data Analyst là thực hiện quá trình nghiên cứu, dọn dẹp, chuyển đối và mô hình hóa các dữ liệu thành những thông tin hữu ích.
II. Business Analyst là gì?
Business Analyst hay còn gọi là “BA”, là một chuyên viên phân tích nghiệp vụ, có thể nói BA chính là người đứng giữa, làm cầu nối giữa khách hàng với bên kinh doanh và đội kỹ thuật của công ty, doanh nghiệp.
Một Business Analyst giỏi là người có thể hỗ trợ nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn. Nhiệm vụ chính của họ là tìm ra cách để cải thiện những tồn tại, khó khăn đang có, từ đó cải tiến quy trình vận hành, đưa ra được những yêu cầu để thực hiện quá trình cải thiện và cái tiến nói trên.
Để làm được điều này, ngoài sự hiểu biết về kinh doanh, những kỹ năng chuyên môn về công nghệ thì đòi hỏi Business Analyst cần phải biết một số kỹ thuật định lượng để kiểm tra hiệu suất cũng như tình hình của công ty, doanh nghiệp.
Business Analyst là gì?
III. Phân biệt Data Analyst và Business Analyst
Như vậy ở trên, chúng ta đã hiểu sơ qua về data analyst là gì, business analyst là gì? Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn hai công việc này là giống nhau nhưng thực chất nó khác nhau hoàn toàn. Dưới đây là cách phân biệt Data Analyst và Business Analyst mà 123job muốn gửi đến bạn đọc:
1. Điểm giống giữa Business Analyst và Data Analyst là gì?
Điểm giống nhau lớn nhất của 2 vị trí này là về mục đích làm việc. Mục đích của Business Analyst và Data Analyst đều là giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh doanh hay cơ cấu tổ chức cho công ty, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cả hai vị trí này đều bắt buộc cần có khả năng và kỹ năng làm việc nhóm tốt, tuy nhiên đòi hỏi này ở Business Analyst vẫn cao hơn một chút.
2. Điểm khác biệt giữa Business Analyst và Data Analyst là gì?
- Về kỹ năng: Business Analyst đòi hỏi các kiến thức khoa học dữ liệu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng đàm phán và kỹ năng quản lý. Các Data Analyst đòi hỏi các kỹ năng gần như tương tự nhưng tập trung nhiều hơn vào các thao tác kỹ thuật dữ liệu.
- Tương tác với người dùng: Data Analyst làm việc trực tiếp với dữ liệu , lấy dữ liệu làm trung tâm và coi dữ liệu là nguồn tham khảo chính. Trong khi đó, Business Analyst coi cả hai loại dữ liệu bao gồm dữ liệu thu thập và dữ liệu phân tích là nền móng để phác thảo một kế hoạch liên quan tới tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp với trọng tâm cuối cùng là làm hài lòng khách hàng.
- Vai trò và trách nhiệm chính: Business Analyst cung cấp các đặc tả chức năng thiết lập nền tảng của thiết kế hệ thống công nghệ. Data Analyst trích xuất ý nghĩa từ dữ liệu được tạo ra hoặc thu thập bởi hệ thống. Data Analyst có thể tự động hóa một số nhiệm vụ của BA, cung cấp các kiến thức kinh doanh có ý nghĩa.
Điểm khác biệt giữa Business Analyst và Data Analyst là gì?
IV. Các vị trí việc làm của nghề Business Analyst
1. Business Process Analyst
Business Process Analyst chịu trách nhiệm chính trong việc phân tích quy trình nghiệp vụ nhưng có một chút thiên về kĩ thuật hơn. Kết quả công việc của vị trí này ở dạng hướng về kĩ thuật hơn với một loạt những mô hình mô phỏng quy trình nghiệp vụ.
2. IT Business Analyst
IT Business Analyst hay còn được gọi là chuyên viên phân tích kinh doanh công nghệ thông tin, là người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và tạo điều kiện cho các dự án kinh doanh tập trung vào công nghệ, sở hữu kiến thức về kinh doanh và phần mềm.
3. Systems Analyst (SA)
Cũng là một IT Business Analyst như bên trên, nhưng System Analyst sẽ tập trung nhiều hơn vào việc phân tích và thiết kế hệ thống/sản phẩm kỹ thuật. Nhìn chung, họ không được mong đợi thể hiện trách nhiệm trong việc khơi gợi và quản lý yêu cầu người dùng. Tuy nhiên Systems Analyst lại có thể liên quan đến việc tạo tài liệu thiết kế sản phẩm/hệ thống.
4. Data Analyst
Đây là vị trí mà công việc sẽ tập trung vào phân tích dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau trong một hệ thống thông tin hoặc tổ chức kinh tế. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở giúp hỗ trợ trong việc xác định, dự đoán vấn đề cũng như đưa ra quyết định thay đổi để giải quyết.
5. Usability/UX Analyst
Đây là công việc có liên quan đến việc phân tích thói quen và hành vi của người tiêu dùng để từ đó có những thiết kế giao diện cho một sản phẩm sao cho thân thiện và tiện lợi cho người dùng. Ở vị trí này, BA sẽ tập trung chủ yếu vào tính khả dụng và việc trải nghiệm sản phẩm của người tiêu dùng.
Các vị trí việc làm của nghề Business Analyst
6. Functional Architect (FA)
Đây là vị trí BA nhưng lại tập trung chủ yếu ở việc quản lý tính năng của một sản phẩm. Rất giống với vị trí Product Manager tuy nhiên Functional Architect lại tập trung thiên về việc sản phẩm sẽ hoạt động như thế nào, với chức năng gì hơn là xét về khía cạnh thị trường của sản phẩm hay thời gian để đưa một sản phẩm vào thị trường mà thường thấy ở một Product Manager.
7. Business Systems Analyst
Đây là vai trò quan trọng và nổi trội nhất của một người làm BA. Theo trình tự timeline của dự án, một người có vai trò Business System Analyst sẽ có những nhiệm vụ chính sau:
- Tìm kiếm và khai thác thông tin từ các Stakeholders về chức năng và yêu cầu của dự án, có thể thông qua email, phỏng vấn trực tiếp hoặc demo hệ thống.
- Làm tài liệu.
- Truyền đạt thông tin.
V. Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ về business analyst là gì, data analyst là gì, các vị trí việc làm của nghề Business Analyst và cách phân biệt giữa Data Analyst và Business Analyst mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết bạn, bạn hiểu hơn về business analyst là gì. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, 123job chúc bạn luôn đạt được nhiều thành công, may mắn trong cuộc sống.