Nếu bạn muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi: làm thế nào để tạo ra đồ uống này, hàm lượng chất dinh dưỡng cho thức ăn kia là bao nhiêu... thì khi theo học ngành công nghệ thực phẩm, bạn sẽ tự mình giải đáp được những điều thắc mắc trên

Ngày nay, ngành công nghệ thực phẩm đang được nhiều bạn trẻ vô cùng quan tâm vì tính ứng dụng rộng rãi của nó trong đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ về đặc điểm những vấn đề xung quanh ngành công nghệ thực phẩm là gì, học gì và ra trường thì làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết về ngành công nghệ thực phẩm nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành học này.

I. Ngành công nghệ thực phẩm là gì?

Công nghệ thực phẩm, hiểu đơn giản, là một ngành khoa học liên quan đến các kỹ thuật về sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, quản lý và kiểm tra, đánh giá chất lượng trong quá trình chế biến thực phẩm; đồng thời nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, các phương pháp và hệ thống dây chuyền sản xuất - bảo quản, tạo ra nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học… Ngành công nghệ thực phẩm mang nhiều ứng dụng quan trọng và đa dạng trong đời sống của chúng ta. 

Khi theo học ngành công nghệ thực phẩm, bạn sẽ được đào tạo khối kiến thức nền tảng lẫn chuyên sâu về hóa học, sinh học, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu và phương pháp chế biến, quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm… nhằm mục đích tối ưu hóa dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu ăn uống của cộng đồng. Ngoài ra, ngành này còn đào tạo chuyên sâu cho sinh viên về công nghệ chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ bảo quản, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm.

Để có thể tìm hiểu và theo đuổi ngành học thú vị này, bạn có thể đăng ký vào các trường đại học công nghệ thực phẩm như Đại học Nông nghiệp, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Kỹ thuật...

khái niệm ngành công nghệ thực phẩm

Ngành công nghệ thực phẩm mang nhiều ứng dụng quan trọng và đa dạng trong đời sống của chúng ta

II. Cơ hội việc làm trong ngành công nghệ thực phẩm

Ngày nay, nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm của con người ngày càng trở nên đa dạng, bên cạnh đó khi đời sống người dân càng được cải thiện thì yêu cầu về chất lượng thực phẩm cũng trở nên khắt khe. Bên cạnh những ngành sản xuất chính như bia, rượu, nước giải khát, sữa… thì nhiều lĩnh vực khác về công nghệ thực phẩm cũng đang được mở phát triển để đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nước ngoài. Điều đó đòi hỏi không nhỏ một số lượng nhân sự có trình độ và kỹ năng chuyên môn đáp ứng công việc. 

Cùng với tương lai hứa hẹn trở thành ngành chủ lực về kinh tế của Việt Nam trong tương lai, đồng thời nằm trong top 2 ngành có nhu cầu về nhân lực lớn nhất trong giai đoạn 2015 - 2025, ngành công nghệ thực phẩm đang là một ngành đầy tiềm năng với nhiều cơ hội nghề nghiệp phát triển. Do đó sau khi theo học ngành này, con đường sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng rộng mở.

III. Các công việc trong ngành công nghệ thực phẩm

Học công nghệ thực phẩm ra làm gì là một điều khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn khi chưa nắm rõ thông tin về các công việc trong ngành. Thì tùy vào khả năng chuyên môn và nhu cầu công việc, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể tìm kiếm việc làm trong các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến lương thực - thực phẩm (thịt, cá, rau, đồ uống…), vệ sinh an toàn thực phẩm; kiểm định thực phẩm; kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc làm việc trong phòng quản lý Vệ sinh An toàn thực phẩm của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương…  

Ngoài ra, bạn còn có thể đảm nhận các vị trí như là: chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế, làm việc tại các bộ phận liên quan đến việc bảo đảm chất lượng, kiểm định… của viện nghiên cứu, trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế

Một vài gợi ý công việc cụ thể mà bạn có thể tham khảo:

  • Nhân viên kiểm định chất lượng 
  • Chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm
  • Giám sát viên sản xuất
  • Kỹ sư công nghệ thực phẩm
  • Chuyên gia dinh dưỡng 
  • Kỹ thuật viên sản xuất
  • Nhân viên phòng thí nghiệm 
  • Nhân viên vận hành máy
  • Trình dược viên
  • Giảng viên đào tạo

cơ hội nghề nghiệp ngành công nghệ thực phẩm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm có thể tìm kiếm việc làm tại nhiều đơn vị như là doanh nghiệp, nhà máy, viện nghiên cứu, trung tâm y tế

IV. Những kỹ năng cần có trong ngành công nghệ thực phẩm

Để trở thành một người có tay nghề cao trong ngành công nghệ thực phẩm đòi hỏi các bạn trẻ phải kết hợp được nhiều kỹ năng, yếu tố bao gồm:

  • Yếu tố đầu tiên là bạn phải có đam mê với công nghệ và nghiên cứu. Vì làm trong ngành công nghệ thực phẩm, công việc chủ yếu là nghiên cứu và áp dụng công nghệ, chính vì vậy nếu không có một niềm yêu thích với hai điều đó thì bạn sẽ khó đồng hành lâu dài cùng ngành.
  • Yếu tố tiếp theo đó là vốn kiến thức sâu rộng, khả năng phân tích và tư duy nhạy bén sáng tạo. Đây là những yếu tố vô cùng cần thiết nếu muốn thành công ở lĩnh vực này vì nếu có khả năng sáng tạo, phát triển ý tưởng mới thì bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng của các dây chuyền, sản phẩm. Và từ những thành công đó, con đường thăng tiến sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng rộng mở.
  • Ngoài ra các tố chất, kỹ năng quan trọng như: quan tâm đến lĩnh vực thực phẩm, dịch vụ ăn uống; đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ làm việc chu đáo; nhạy bén khi nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu khách hàng… là những yếu tố giúp bạn đi xa hơn với ngành công nghệ thực phẩm.

V. Bí quyết tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm

Là một trong những ngành xu hướng hiện nay, việc làm công nghệ thực phẩmđược rất nhiều nhà tuyển dụng đăng tìm kiếm ứng viên. Để tìm được công việc ngành công nghệ thực phẩm với mức lương phù hợp và môi trường làm việc ổn định không phải là điều quá khó nếu bạn làm theo những điều sau:

1. Tìm đến các doanh nghiệp lớn

Thông thường, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thực phẩm sẽ lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm hoặc các viện, trung tâm nghiên cứu. Nếu bạn theo đuổi nghề nghiệp tại các doanh nghiệp lớn thì có thể lựa chọn một số tập đoàn, công ty thực phẩm, đồ uống nổi tiếng của Việt Nam như Hữu Nghị Food, Kinh đô, Vinamilk, TH True Milk, Vinacafe, Masan, Tân Hiệp Phát, Sài Gòn Food, T&T Group, Trung Nguyên, Vina Acecook, Vissan, Cholimex…

Ngoài ra nếu bạn tự tin vào kỹ năng chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của mình thì có thể ứng tuyển ngành công nghệ thực phẩm tại tập đoàn đa quốc gia các công ty liên doanh nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam như Pepsico, Coca-cola, Ajinomoto, Kewpie, Heineken, Sabeco, Abbott, Nestle, Zagro, Carlsberg, Cargill…

Đối với các công ty, tập đoàn lớn thì luôn tìm kiếm nhân sự có trình độ chuyên môn cao và tay nghề vững cho nhiều vị trí quan trọng. Vì vậy đối với các bạn trẻ mới ra trường thì có thể lựa chọn bắt đầu sự nghiệp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tích lũy kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, tạo bước đệm vững chắc và cơ hội thăng tiến cao hơn khi sang các tập đoàn lớn.

2. Tìm việc làm trên các website uy tín

Nếu các bạn đã xác định và mong muốn làm việc tại một công ty, doanh nghiệp cụ thể thì địa chỉ tìm kiếm việc làm phù hợp nhất là website và fanpage facebook của tổ chức đó. Hãy thường xuyên cập  nhật để không bỏ lỡ tin tuyển dụng tiềm năng nào.

Tuy nhiên sẽ rất là mất thời gian dành cho bạn nếu không gặp đúng thời điểm tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể tìm việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại các trang uy tín nếu muốn nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các trang có thể kể đến như là trang đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp: 123job, timviecnhanh, vieclam24h, vietnamworks, topcv.vn… hoặc trên các trang cộng đồng facebook như Việc làm ngành công nghệ thực phẩm - Hóa chất - Sinh học, Công nghệ thực phẩm…

3. Tạo CV ấn tượng

Sau khi tìm kiếm được công việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu của bạn, việc chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc là điều bạn cần thực hiện nay để tránh lỡ thời gian tuyển dụng. Muốn bước những bước xa hơn trong ngành công nghệ thực phẩm thì  bạn phải chắc chắn từ những bước cơ bản nhất và CV xin việc là một trong số đó. Một mẫu CV xin việc ấn tượng là yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công khi ứng tuyển vào bất kỳ một doanh nghiệp nào.

Vì công nghệ thực phẩm là ngành có nhiều yêu cầu đặc thù nên việc thể hiện bằng cấp, kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cá nhân đặc biệt sẽ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Nên nhớ hãy đề cập những yếu tố đó trong CV của bạn một cách đầy đủ, hệ thống nhưng vẫn phải ngắn gọn, súc tích để giúp gia tăng cơ hội được lựa chọn vì nhà tuyển dụng không ưu thích một CV quá dài dòng. Hãy chú ý rằng nhà tuyển dụng việc làm công nghệ thực phẩm sẽ quan tâm đến đầu tiên là yếu tố chuyên môn rồi mới đến kinh nghiệm và kỹ năng của bạn.

Để hoàn thành hồ sơ xin việc ấn tượng nhất, điều quan trọng là bạn cần phải thấu hiểu tâm lý nhà tuyển dụng cũng như hiểu rõ tính chất ngành nghề của mình. Hãy đặt mình vào vị trí nhà tuyển dụng, bạn sẽ cần gì khi tuyển nhân viên làm việc cho mình và những lợi ích cao nhất mà ứng viên có thể đem lại cho công ty?

VI. Kết luận

Ngành công nghệ thực phẩm đang dần chứng minh được tầm quan trọng của mình trong việc thúc đẩy phát nền triển kinh tế Việt Nam. Với những tiềm năng đó, sinh viên theo học ngành công nghệ thực phẩm có thể khai thác được vô vàn cơ hội nghề nghiệp và tận dụng chúng để phát triển tương lai.