Ngành xuất bản là gì? Ngành xuất bản ra làm gì? Có nên theo học ngành xuất bản hay không? Là những câu hỏi rất quen thuộc trong thời gian này. Vậy cùng 123job tìm hiểu kỹ về ngành nghề này trong bài viết dưới đây nhé.
Ngành xuất bản là một ngành được đánh giá là khá “dễ chịu” về cơ hội việc làm hiện nay. Dễ từ khi tìm kiếm trường theo học cho đến khi việc lựa chọn nghề nghiệp của kỹ thuật viên sau khi tốt nghiệp cũng không phải là việc quá khó. Không chỉ vậy, sinh viên đã theo học ngành xuất bản cũng được đánh giá ngành này không quá nặng mà nó chủ yếu dựa vào sự chủ động học tập của các sinh viên. Tất cả những điều đó đã tạo nên một sức hút nhất định với các bạn sinh viên và ứng viên mong muốn làm việc này. Vậy, ngành xuất bản ra làm gì, nguồn nhân lực và điều cần biết xung quanh việc theo đuổi công việc kỹ thuật viên và ngành nghề này như thế nào?
I. Tổng quan về ngành xuất bản
Tổng quan về ngành xuất bản
1. Ngành xuất bản học gì?
Ngành xuất bản hiện nay đã không phải chỉ riêng là học nhằm phục vụ của công tác xuất bản sách, báo, in ấn mà nó còn là tổng hợp của các kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực thông tin và truyền thông. Chính vậy, không khó hiểu khi ngành xuất bản đang được nhiều người theo đuổi và coi là sự nghiệp của mình. Việc đào tạo nguồn nhân lực ngành nghề này cũng được xem là một tất yếu với nhu cầu của các ứng viên và thị trường ngày nay. Khi mà sách báo hay ấn phẩm truyền thông đều trở thành “cơn khát” về thông tin của công chúng thì rõ ràng, về trách nhiệm của việc dạy học ngành này sẽ càng được nâng cao.
Trong quá trình theo học Xuất bản, các sinh viên, kỹ thuật viên sẽ được học song song 2 khối kiến thức đó là kiến thức đại cương và kiến thức về chuyên ngành. Kiến thức đại cương dành cho các sinh viên ngành xuất bản cũng tương tự như các nhóm môn học chung của nhiều khoa và các ngành thuộc khối lý luận và xã hội khác.
Có thể kể đến là : luật đại cương, về triết học Mác Lê-nin, Chính trị học, về Đường lối Cách mạng của Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh, … Bên cạnh đó sẽ còn có một số môn đặc thù khác như là : văn hóa Việt Nam, về lịch sử thế giới, Tâm lý học, … Những môn học này mặc dù có thiên hướng về xã hội nhưng nó vẫn được coi là những môn học cơ bản nhất.
Tiếp đó, các sinh viên sẽ được tập trung đào tạo về chuyên môn ngành xuất bản theo 2 hình thức đó là lý thuyết và thực hành. Đối với môn lý thuyết, sinh viên xuất bản sẽ học môn như:
Lý thuyết truyền thông
Cơ sở lý luận xuất bản
Tiếng Việt thực hành
Lịch sử xuất bản
Bản quyền và thực thi về bản quyền trong xuất bản
Phong cách học văn bản
Ngôn ngữ báo chí
Biên tập bản thảo
Biên tập ngôn ngữ văn bản
Biên tập sách chuyên ngành
Với môn học thực hành, các sinh viên sẽ được học thành thạo kỹ năng như
2. Theo học ngành xuất bản ở đâu?
Để bắt đầu theo đuổi ngành nghề này, các bạn cần xác định cho mình khối thi cũng như trường đại học cao đẳng hiện đang tổ chức về giảng dạy chính quy ngành xuất bản. Nhìn chung, để nói về đào tạo chính quy thì không có quá nhiều sự lựa chọn về các khoa và trường đại học. Toàn quốc hiện nay chỉ có duy nhất trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền là có riêng hẳn ngành xuất bản cũng như cấp bằng cử nhân Xuất bản sau khi tốt nghiệp. Đối với chuyên ngành này ở tại Học viện Báo chí, các bạn sẽ phải học trong 4 năm và sẽ thực hiện thi đầu vào bằng kết quả thi trung học phổ thông quốc gia. Các khối dự thi ngành Xuất bản sẽ bao gồm: Khối A16 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Ngữ Văn), C15 (Toán, Ngữ Văn, Khoa Học Xã Hội) và D17 (Toán, Địa Lý, Tiếng Nga).
Xem thêm: Homeschooling là gì? Phương pháp giáo dục của thế kỷ 21
II. Vai trò của các ngành xuất bản đối với cuộc sống
Vai trò của các ngành xuất bản đối với cuộc sống
1. Phục vụ cho các ngành báo chí và truyền thông
Xuất bản là chuyên ngành có sự liên quan mật thiết đối với các lĩnh vực báo chí và truyền thông. Đó cũng là một lý do vì sao Học viện Báo chí và Tuyên truyền là nơi đầu tiên và cũng là duy nhất tính đến thời điểm hiện tại tổ chức về đào tạo nguồn nhân lực ngành Xuất bản . Khi mà báo chí và truyền thông đang càng ngày càng phát triển các nhiều hình thức tổ chức và phát hành khác nhau thì ắt là ngành Xuất bản cũng phải “đồng hành” để nhằm trợ giúp. Trách nhiệm của ngành Xuất bản là sản xuất và phát hành ấn phẩm truyền thông, sản phẩm video, audio hoặc infographic. Nhiều người cho rằng xuất bản chỉ tồn tại khi các báo in còn sống, thế nhưng thực tế thì báo in vẫn sống và khẳng định được giá trị của chính mình. Bên cạnh đó thì công việc xuất bản sách cũng là xu hướng hiện nay với rất nhiều tác giả trẻ mới nổi.
2. Đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng
Ngoài ngành báo chí và truyền thông, không thể phủ nhận là nguồn nhân lực ngành Xuất bản đang hỗ trợ rất tích cực ở lĩnh vực giáo dục hay giải trí, mà ở đây là tôi muốn nói đến đó chính là việc xuất bản sách. Cho dù những sự bùng nổ của internet và sách online có mạnh mẽ thế nào thì vẫn khó mà có thể thay thế được sách vở. Xuất bản sách đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng kiến thức, thông tin để có thể giáo dục phổ thông hay hướng dẫn, mở rộng kiến thức ở lĩnh vực khác. Việc tiếp nhận các kiến thức thông qua sách như nét văn hóa đẹp của nhân loại. Cùng với đó nhiều loại truyện tranh, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết cần xuất bản nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí của độc giả ở mọi lứa tuổi. Đánh giá chung thì ngành Xuất bản chính là tất yếu đối với nhu cầu về đọc và tiếp nhận thông tin từ công chúng hiện nay.
3. Lưu trữ thông tin hành chính
Vai trò cuối của ngành xuất bản đó chính là lưu trữ các thông tin. Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại có hẳn một Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Bởi lẽ công việc lưu trữ thông tin hiện nay rất quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức hay quốc gia nào. Mà khi muốn đảm bảo được điều này thì chúng ta cần phải có người có chuyên môn về những ngành Xuất bản. Bởi đây là những người có thể hiểu rõ nhất về việc biên tập, phân loại, sắp xếp thông tin bài bản, quy củ nhất, thông qua các kiến thức được dạy trên lớp, họ còn có thể biết cách được cách lưu trữ thông tin, văn thư cách bảo mật. Đặc biệt vai trò về lưu trữ thông tin hành chính của ngành Xuất bản thể hiện khá rõ nét trong quá trình thu lưu và phát đi văn bản hành chính của quy mô tổ chức cơ hội việc làm khác nhau bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.
Xem thêm: Founder bứt phá khởi nghiệp với nền giáo dục như thế nào?
III. Ngành xuất bản ra trường làm những gì?
Ngành xuất bản ra trường làm những gì
1. Đáp ứng nhu cầu thị trường, thị hiếu người đọc
Các bạn trẻ luôn có xu hướng tìm kiếm những các đầu sách hay theo với nhiều thể loại khác nhau. Kiến thức từ sách vở đối với nhiều độ tuổi đã bắt đầu được coi trọng hơn bao giờ hết. Nhu cầu về đọc các vấn đề xã hội tại nhiều lĩnh vực thường được đề cập nhiều trong ngành xuất bản. Công việc xuất bản sẽ không yêu cầu bạn phải di chuyển quá nhiều công việc đa phần yêu cầu kỹ thuật viênlàm việc văn phòng. Tuy nhiên đây là một ngành nghề có độ cạnh tranh cao, yêu cầu bạn phải có sự linh hoạt, nắm bắt được nhu cầu của thị trường và thị hiếu của đa số của người đọc. Thư viện là nơi thỏa mãn nhu cầu, nhưng nó chỉ có thể làm đúng nhiệm vụ khi tại đây tồn tại kho tàng sách báo phong phú và quý hiếm. Sách có phong phú, có hay không cũng cần một công không nhỏ trong quá trình xuất bản. Với mục đích đưa ra đường dẫn lối người đọc tới điều mới, điều thú vị thì công việc xuất bản ở trở lên quan trọng. Thị trường ngành xuất bản đã bắt đầu trở nên sôi động gần đây và yêu cầu một lượng lớn nguồn nhân lực ở trong ngành xuất bản trong tương lai. Không đơn giản là việc xuất bản sách giấy mà là xuất bản sách điện tử thông qua trang phương tiện truyền thông để đưa văn hóa đọc tới đa số dân chúng có cơ hội việc làm tốt.
2. Vị trí việc làm mơ ước đầy sự sáng tạo
Ngành xuất bản cần nắm vai trò quan trọng trong công việc đưa ra văn hóa đọc tới đa số dân chúng, thế nhưng bạn có biết ngành xuất bản ra làm gì không? Một ngành học sáng tạo, linh hoạt thì công việc đi kèm cũng sáng tạo và phong phú không kém. Dưới đây là điểm qua một số công việc mà sau khi sinh viên ngành xuất bản ra trường có thể tham gia.
- Biên tập viên: là những người trực tiếp nhận và hoàn thiện các bản thảo của tác giả..
- Họa sĩ nhà xuất bản (Biên tập họa): là người chịu trách nhiệm thiết kế, trình bày sách bằng thao tác như vẽ bìa, vẽ hình minh họa, lựa chọn khổ sách, kiểu chữ v.v…
- Kỹ thuật viên chế bản: Bằng phần mềm chế bản chuyên dụng, kỹ thuật viên sẽ biến hóa bản thảo của các biên tập viên cùng với phần trình bày của họa sĩ thành một bìa sách và các trang sách.
- Người sửa bài (người đọc mo-rat, bản bông): là người chuyên làm công việc phát hiện và sửa lỗi chính tả, các cấu trúc câu trong bản thảo. Nghề này phù hợp với các bạn tốt nghiệp các ngành ngôn ngữ học hay văn học.
- Người phụ trách, quản lý in ấn: là làm việc với các nhà in, theo dõi các hoạt động, số lượng và chất lượng in ấn, hay thời gian giao sách.
- Nhân viên phát hành: quản lý việc tiếp nhận sách từ nhà in, giới thiệu và phân phối các sách tới các đại lý, cửa hàng và tới tay các độc giả, quản lý kho, xuất nhập sách v.v…
- Chuyên viên khai thác và giao dịch bản quyền: là người giỏi ngoại ngữ, nhạy bén, am hiểu, hoạt động giao dịch bản quyền và thị trường xuất bản. Họ làm việc ở các bộ phận bản quyền của nhà xuất bản hay công ty sách.
3. Điều kiện làm việc và cơ hội việc làm
Làm việc trong ngành xuất bản, bạn là mắt xích trong quy trình chặt chẽ. Ngày nay, cạnh tranh ở trong ngành xuất bản khá sôi động, đòi hỏi các bạn phải nhanh nhạy nắm bắt thị trường sách và thị hiếu của phía người đọc. Trong ngành này, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhiều người như: cộng tác viên, đối tác, bạn đọc…
Mặt khác, công việc của những người làm xuất bản ít khi đòi hỏi phải đi lại nhiều. Phần lớn là thời gian bạn làm việc trong văn phòng. Xuất bản không còn bó gọn trong sách, báo hay tạp chí mà đã mở rộng sang lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Sách điện tử, mặt hàng đi kèm với sách như là băng đĩa, búp bê, con rối là những ví dụ tiêu biểu.
Đây là ngành đòi hỏi nguồn nhân lực khá lớn. Tham gia vào trong ngành xuất bản, bạn có thể làm việc tại hệ thống nhà xuất bản, các công ty sách tại các địa phương ở trong cả nước, các cơ quan quản lý của Nhà nước về xuất bản như Cục Xuất bản (thuộc Bộ VH-TT), về Vụ Xuất bản (thuộc Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương). Ngoài ra, nó không thể không kể đến công ty sách tư nhân đang phát triển mạnh.
Xem thêm: Mách bạn cách soạn giáo án đơn giản nhất chỉ với 5 bước
IV. Tuyển sinh ngành xuất bản cần lưu ý gì?
Tuyển sinh ngành xuất bản cần lưu ý gì?
Sau khi đã tìm hiểu được thông tin về cơ hội việc làmngành xuất bản để lý giải cho câu hỏi “ngành xuất bản ra trường làm gì” thì các bạn cần biết thêm một vài thông tin khác để phục vụ trong quá trình tham gia vào trong chương trình học.
Về khối thi của Ngành Xuất bản yêu cầu khối thi là:
A16. Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên
C15. Toán, Ngữ văn, Khoa học Xã hội
D17. Toán, Địa lý, Tiếng Nga
Về điểm chuẩn cũng như các phương thức xét tuyển Ngành Xuất bản ở trường Học viện báo chí và tuyên truyền yêu cầu về số điểm chuẩn như sau. Theo kết quả kì thi THPT Quốc gia: 19,35 cho khối D01, R22 18,35. Với khối A16 là 19,85. Với khối C15
Về hình thức xét học bạ là: 8,07 điểm
Hiện nay về ngành xuất bản thì trên cả nước chỉ có 1 trường tập trung để đào tạo đó là Học viện báo chí và tuyên truyền, đây là một nơi sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn các kiến thức cơ bản và toàn diện nhất. Ngoài ra khi bạn xác định muốn trở thành một họa sĩ xuất bản thì bạn cũng có thể tham gia vào các trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, hoặc các trường Cao Đẳng Mỹ thuật, Viện đại học Mở Hà Nội…
Xem thêm: Nhật ký thực tập: Bài học kinh nghiệm quý báu dành cho sinh viên
V. Các kỹ năng cần thiết của ngành xuất bản
Nếu bạn vẫn đang cân nhắc có nên tham gia ngành xuất bản hay không thì các bạn có thể tham khảo và dựa vào kỹ năng sau đây để đánh giá bản thân mình. khi làm việc trong ngành Xuất bản, yêu cầu các bạn cần có các kỹ năng sau: Đam mê, yêu thích văn học, sách và sự nghiệp làm sách
- Ngôn ngữ tiếng việt phong phú và thật thành thảo
- Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ trong công việc
- Luôn sáng tạo ra ý tưởng mới, nhạy bén với công việc
- Có khả năng về phân tích, tổng hợp thông tin nhanh và kịp thời
- Khả năng biên tập nội dung tốt …
Xem thêm: Hỏi và đáp: Học đại học từ xa có tốt không? Cơ hội việc làm trong tương lai
VI. Kết luận
123job đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết giúp bạn có thể hiểu thêm về Ngành Xuất bản, từ đó cũng lý giải cho câu hỏi “Ngành xuất bản ra làm gì”. Hơn nữa, những thông tin ở trên đây sẽ giúp bạn có thêm sự lựa được chọn ngành học phù hợp, công việc đúng yêu cầu của bản thân tránh trường hợp làm trái ngành và trái nghề trong tương lai