Mẫu bảng lương là gì? Cách xây dựng mẫu bảng lương như thế nào cho hợp lý là mối quan tâm của nhiều người đặc biệt là các nhân viên kế toán hiện nay. Cùng 123job tìm hiểu kỹ hơn về nó qua bài viết dưới đây nhé.
Mẫu bảng lương nhân viên trên Excel Đối với các nhân viên kế toán, đặc biệt là những nhân viên kế toán mới vào làm. Mẫu bảng lương là một trong những vấn đề mà bạn cần phải quan tâm không kém. Mẫu bảng lương nhân viên là một mẫu bảng được gửi hàng tháng cho các nhân viên. Vậy sử dụng mẫu bảng lương nào thích hợp và đầy đủ nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ về mẫu bảng lương nhân viên trên phần mềm Excel cũng như những khoản trích theo lương.
I. Khái niệm tiền lương
Mẫu bảng lương nhân viên là gì
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về tiền lương những bài viết này sẽ nhằm chỉ ra khái niệm về khoản tiền lương cơ bản nhất và phổ biến nhất. Tiền lương là sự trả công hay mức thu nhập mà có thể biểu hiện nó bằng tiền và được ấn định bằng những thoả thuận giữa người lao động và những người sử dụng lao động.
II. Những giấy tờ liên quan chi phí lương
Mẫu bảng lương nhân viên là gì? Bảng chấm công hàng tháng sẽ bao gồm:
- Mẫu bảng lương đi kèm theo bảng chấm công tháng đó
- Hợp đồng về lao động
- Chứng minh thư photo
- Sổ BHXH (nếu trong trường hợp làm trên 3 tháng)
- Phiếu chi về thanh toán lương, hoặc các chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp đó thanh toán bằng tiền gửi
- Đăng ký về mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách các nhân viên được đăng ký MSTTNCN)
- Đăng ký lao động (nếu nó vượt quá số đăng ký thì sẽ bị loại những người đó)
- Tờ khai: Quyết toán về thuế thu nhập cá nhân cuối năm
- Tờ khai thuế về thu nhập cá nhân tháng quý nếu có sự phát sinh
- Các chứng từ để nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có)
III. Khái niệm bảng lương
Mẫu bảng lương là gì
Mẫu bảng lương là tương quan về tỉ lệ tiền lương giữa các lao động ở trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà những người lao động đảm nhiệm. Đối với các doanh nghiệp, thì mẫu bảng lương thường sẽ được xây dựng và áp dụng cho các lao động mang tính chất quản lý (như giám đốc, phó giám đốc, các kế toán trưởng, thành viên trong hội đồng quản trị…), lao động chuyên môn, các nghiệp vụ (chuyên viên, kinh tế viên, các kế toán viên, kỹ sư, kỹ thuật viên,…), lao động đang thi hành phục vụ (như nhân viên văn thư, các nhân viên phục vụ…), lao động đang trực tiếp ở những công việc, những ngành nghề không xác định, quy định rõ ràng về các tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Cơ cấu của các bảng lương mẫu tương đối giống thang lương, nó bao gồm một số ngạch lương tuân theo chức danh lao động,và thể hiện mức độ phức tạp cũng như các yêu cầu khác nhau về trình độ một cách chuyên môn, nghiệp vụ của phía người lao động.
Trong mỗi mẫu bảng lương sẽ có một số bậc lương được xác định để dựa vào mức độ phức tạp của mỗi công việc. Ứng với mỗi một bậc là một hệ số lương và chúng sẽ tỉ lệ thuận với nhau, các bậc cao thì hệ số lương cao. Để đạt được những bậc cao và hưởng hệ số lương cao, thì người lao động hoặc là phải thi nâng bậc, hoặc là được xét đặc cách nâng bậc.
IV. Những lưu ý khi xây dựng bảng lương
1. Nguyên tắc cơ bản xây dựng thang lương, bảng lương
Căn cứ vào các tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định trong thang lương, bảng lương mẫu đối với các lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ;
Doanh nghiệp không được xóa bỏ hay cắt giảm các chế độ về tiền lương khi những người lao động làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện mà lao động nặng nhọc, độc hại, các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với những chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác dựa theo quy định của pháp luật lao động. Với các khoản phụ cấp, bổ sung khác, các trợ cấp, tiền thưởng do nhiều doanh nghiệp quy định thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận có trong hợp đồng lao động, thỏa ước về lao động tập thể hay trong quy chế của doanh nghiệp.
2. Điều kiện về mức lương tối thiểu khi xây dựng thang lương, bảng lương
Thang lương, mẫu bảng lương đều phải đáp ứng điều kiện về các mức lương tối thiểu. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, thì mức lương trong thang lương và bảng lương mẫu không được thấp hơn so mức lương tối thiểu do pháp luật đã quy định.
(i) Đối với công việc hoặc các chức danh giản đơn nhất ở trong điều kiện lao động và thời giờ để làm việc bình thường, mức lương sẽ không được thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ đã quy định tùy thuộc vào từng thời điểm. Mức lương ấy không bao gồm các khoản tiền trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm giờ hay làm thêm việc vào ban đêm;
(ii) Đối với các công việc hoặc chức danh đòi hỏi các lao động qua đào tạo, hay học nghề (theo danh mục mà phía pháp luật quy định, kể cả các lao động do doanh nghiệp đó tự dạy nghề), mức lương đều phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương tối thiểu của vùng do Chính phủ quy định.
(iii) Đối với các công việc hay chức danh có điều kiện làm việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm thì mức lương phải cao hơn ít nhất 5%;và công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm phải cao hơn ít nhất là 7% so với mức lương của các công việc hoặc chức danh đó có độ phức tạp tương đương, các công việc trong điều kiện lao động bình thường.
3. Bội số, số bậc của thang lương, bảng lương
Thang lương sẽ có ở một bộ số nhất định. Theo đó, các bộ số của thang lương là một hệ số chênh lệch giữa mức lương của từng công việc hoặc chức danh ấy có yêu cầu trình độ về kỹ thuật cao nhất so với các mức lương của công việc hoặc những chức danh có yêu cầu về trình độ kỹ thuật thấp nhất. Số bậc của các thang lương, bảng lương mẫu phụ thuộc vào những mức độ phức tạp như quản lý, cấp bậc trong công việc hay chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương ở liền kề phải bảo đảm để khuyến khích người lao động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy nhiều kinh nghiệm, phát triển được tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
4. Phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở
Khi xây dựng về thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động đều phải tham khảo ý kiến của phía Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc các Ban chấp hành công đoàn do cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa được thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Sau khi ban hành các thang lương, bảng lương, những người sử dụng lao động cần công bố công khai về nơi làm việc của những người lao động trước khi thực hiện, đồng thời sẽ gửi cơ quan quản lý của nhà nước về lao động của cấp huyện (tức là Phòng Lao động Thương binh và Xã hội của Ủy ban nhân dân ở cấp huyện) nơi đặt cơ sở của những người sử dụng lao động đó.
Đối với Công ty TNHH MTV do trực tiếp nhà nước làm chủ sở hữu khi đi vào xây dựng thang lương hay bảng lương mẫu phải báo cáo về chủ sở hữu cho các ý kiến trước khi thực hiện. Đối với các Công ty mẹ – tập đoàn kinh tế ở nhà nước, công ty mẹ của tổng các công ty hạng đặc biệt, ngoài việc báo cáo với chủ sở hữu cho các ý kiến trước khi thực hiện thì đồng thời phải gửi cho Bộ lao động Thương binh và Xã hội để nhằm theo dõi, giám sát.
5. Sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương
Thực tế, do các mức lương tối thiểu ở vùng được chính phủ quy định để thay đổi hằng năm nên thang lương và bảng lương mẫu của người lao động cũng sẽ phải được những người sử dụng lao động rà soát cũng như điều chỉnh thay đổi theo sao cho phù hợp. Định kỳ của người sử dụng lao động đều phải rà soát để sửa đổi và bổ sung vào thang lương, bảng lương sao cho phù hợp với
(i) Những điều kiện thực tế về đổi mới trong công nghệ; (ii) tổ chức về sản xuất và tổ chức lao động; (iii) mặt bằng về tiền lương trên thị trường lao động và đảm bảo về tuân thủ các quy định của pháp luật.
V. Cách đăng ký bảng lương
Cách đăng ký mẫu bảng lương
1. Hồ sơ đăng ký thang lương, bảng lương
Hồ sơ về đăng ký thang lương, các mẫu bảng lương bao gồm: (i) Công văn về đề nghị đăng ký thang lương, bảng lương; (ii) Biên bản về họp của những Người sử dụng lao động về việc ban hành các thang lương, bảng lương; (iii) Biên bản để lấy ý kiến của các Ban chấp hành công đoàn của cơ sở/Ban chấp hành công đoàn của cấp trên; (iv) Thang lương, bảng lương; (v) Quyết định về ban hành thang lương, bảng lương.
2. Quy trình đăng ký thang lương, bảng lương
Bước 1- Doanh nghiệp sẽ xây dựng thang lương, mẫu bảng lương theo những nguyên tắc do Chính phủ quy định
Bước 2- Nộp thang lương và mẫu bảng lương tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Nơi đặt trụ sở của những Người sử dụng lao động để tiến hành thực hiện đăng ký thang lương, bảng lương
Bước 3- Cơ quan về quản lý nhà nước về lao động ở cấp huyện tiếp nhận thang và mẫu bảng lương đăng ký cũng như ban hành giấy biên nhận về thang lương, bảng lương dùng để thông báo thang lương, mẫu bảng lương của những người sử dụng lao động là hợp lệ. Trường hợp các cơ quan quản lý của nhà nước phát hiện thang lương, mẫu bảng lương của các doanh nghiệp vi phạm những nguyên tắc do Chính phủ quy định thì sẽ thông báo cho các doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung nó theo đúng quy định.
VI. Download mẫu bảng lương trên excel
Mẫu bảng lương trên excel
VII. Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu bảng lương là gì cũng như cách xây dựng mẫu bảng lương chính xác nhất và những lưu ý cần thiết. Chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong cuộc sống. 123job chúc bạn thành công.