Trong quá trình tuyển dụng, phỏng vấn là một vòng bắt buộc mà ứng viên phải vượt qua, vậy làm sao để ứng viên ghi điểm trong những tình huống của nhà tuyển dụng? Tham khảo vài mánh khóe nhỏ nhé!

Là một nhà tuyển dụng, chắc hẳn bộ phận nhân sự không thể bỏ qua những chiêu trò để thử thách ứng viên trong phòng phỏng vấn. Bạn là một ứng viên chuẩn bị đi phỏng vấn hay một nhà tuyển dụng nhân sự sắp có buổi phỏng vấn đầu tiên với ứng viên? Dù là ai thì bạn cũng nên tìm hiểu một số tình huống mà nhân sự sẽ đặt ra cho ứng viên.

7

Chuẩn bị trước vòng phỏng vấn

I. Mời ứng viên uống cafe

Khi bước vào phòng phỏng vấn, tâm lý của ứng viên luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng và hồi hộp. Lúc đó, nếu là ứng viên bạn mong muốn nhà tuyển dụng làm gì?

Nhà tuyển dụng là người sẽ phỏng vấn bạn nên chắc chắn họ sẽ đưa bạn vào một số tình huống để đánh giá được khả năng của bạn như thế nào. Trong một số trường hợp, trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ dẫn ứng viên đến phòng bếp của công ty với mục đích mời bạn một ly cà phê. Là ứng viên, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Sau đó, ứng viên sẽ được phỏng vấn với bộ phận nhân sự hoặc bộ phận cần tuyển dụng nhân viên với bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn. 

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, ứng viên sẽ làm gì với ly cà phê đó, đem đến phòng bếp hay để lại trên bàn. Tùy vào mỗi ứng viên, họ sẽ có cách xử lý khác nhau với ly cà phê, tuy nhiên cách ứng viên xử lý ly cà phê cũng thể hiện được phần nào tính cách của bạn với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ không gợi ý mà sẽ quan sát xem bạn sẽ làm gì tiếp theo. Cách bạn xử lý cũng thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên và những hành động này được thể hiện vô cùng chân thật, đôi khi hành động còn chân thực hơn những câu trả lời của bạn trong suốt buổi phỏng vấn

Cách tốt nhất để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng là ứng viên hay chủ động hỏi hoặc trực tiếp mang ly cà phê đến phòng bếp, rửa sạch và để lại vị trí ban đầu. Cách giải quyết trên sẽ thể hiện được bạn là người có trách nhiệm, thích nghi tốt với bất cứ tình huống nào. 

II. Cố tình để ứng viên phải chờ đợi

Đến đúng giờ hoặc trước giờ phỏng vấn là điều mà một ứng viên bắt buộc phải tuân thủ, nhà tuyển dụng có thể để ứng viên chờ nhưng ngược lại, ứng viên không thể để nhà tuyển dụng chờ đợi. Và nhiều nhà tuyển dụng cũng thường đưa ứng viên vào tình huống này, bắt ứng viên đợi vì một lý do nào đó. 

“Bạn vui lòng đợi 10 phút nữa nhé, ban nhân sự đang chuẩn bị!”

Câu nói trên được lặp lại từ 2 - 3 lần, tức ứng viên sẽ chờ khoảng 15 - 20 phút. Lúc đó, ứng viên sẽ làm gì? Đó chính là những gì nhàtuyển dụng nhân sự mong đợi được xem khi đưa ứng viên vào tình huống này. 

1

Thái độ của ứng viên khi chờ phỏng vấn

Ứng viên có thể hiện thái độ khó chịu khi phải chờ đợi không hay giữ thái độ bình tĩnh chờ đợi đến lượt. Thái độ trong lúc ứng viên chờ đợi sẽ là căn cứ để nhà tuyển dụng đánh giá bạn, dựa vào đó, nhân sự sẽ xem xét rằng liệu bạn có thật sự mong muốn được làm việc ở công ty này và vị trí công việc này không?  

Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là hãy giữ thái độ bình tĩnh, thư giãn và chờ đợi, bạn đã rất khó khăn để có được cơ hội phỏng vấn này, chẳng lẽ chỉ vì 20 phút chờ đợi mà đánh mất cơ hội này hay sao? Đừng nôn nóng, sẽ đến lượt bạn được phỏng vấn mà thôi, thái độ bình tĩnh không chỉ giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, mà bạn còn có thể tận dụng thời gian này để thư thái hơn, không còn quá căng thẳng lo lắng. 

III. Bất ngờ nói lớn tiếng

Một tình huống khác mà nhân sự cũng thường sử dụng để thử thách ứng viên chính là nói lớn tiếng. Nhiều nhà tuyển dụng khi đang trong buổi phỏng vấn đột nhiên nói lớn tiếng thậm chí la hét, nói chuyện không lịch sự. Phản ứng đầu tiên của ứng viên là gì?

Nếu như rơi vào trường hợp này, nếu bạn là ứng viên bạn sẽ làm gì đầu tiên? Bạn đã bao giờ thử đưa mình vào tình huống như vậy chưa?

Nhà tuyển dụng đặt ra thử thách này vì muốn xem kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên như thế nào? Nếu là một nhân viên sale, ứng viên có chịu được căng thẳng, khả năng chịu đựng áp lực của ứng viên trong công việc. Bạn cho rằng tình huống này không liên quan, tuy nhiên khi đột nhiên được đưa vào một tình huống cụ thể thì phản xạ đầu tiên là cách bạn đối mặt với một vấn đề. 

6

Thái độ của nhà phỏng vấn

Cách giải quyết tốt nhất của vấn đề này là cố gắng giữ bình tĩnh, tùy vào tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra, hãy cho họ một câu trả lời mà bạn cho là hợp lý nhất. Thái độ bình tĩnh, điềm đạm là một điểm cộng thể hiện bạn khả năng thích ứng của bạn với bất cứ tình huống, vấn đề nào.

IV. Đưa ra những yêu cầu lạ lùng

Tình huống này thường được áp dụng trong quá trình tuyển dụng nhà quản lý. Nhà tuyển dụng nhân sự thường đưa ra những yêu cầu như bạn có thể bay như chim. Những yêu cầu này thường không liên quan đến công việc và cũng không ảnh hưởng đến quá trình làm việc của bạn với công ty hay đồng nghiệp. Nhưng những câu hỏi này giúp kích thích tư duy sáng tạo của ứng viên. 

Với những câu hỏi được xem là vô lý này thì ứng viên có thể đưa ra câu trả lời bằng một câu hỏi khác và lựa chọn cái lợi của hai bên. Một phản hồi hợp lý trong trường hợp này là : “Công ty sẽ được lợi gì nếu tôi bay như chim?”. Sẽ không có câu trả lời chính xác cho những câu hỏi dạng này, tuy nhiên cách phản hồi câu hỏi là điều mà nhà tuyển dụng muốn quan sát chứ không phải câu trả lời bạn đưa ra là gì.

V. Bỗng dưng cư xử kỳ lạ

Nếu đột nhiên đang phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cư xử kỳ lạ như phớt lờ ứng viên, hay tập trung nhìn màn hình và “lơ” ứng viên, thậm chí rời khỏi phòng phỏng vấn thì ứng viên nên làm gì? Đương nhiên khi rơi vào trường hợp trên, ứng viên sẽ dễ bị hoang mang vì không biết nhà tuyển dụng đang làm gì và mình nên làm gì. Đừng quá lo lắng vì nhà tuyển dụng chỉ đang thách thức bạn mà thôi. 

Bạn sẽ làm gì để lấy lại sự chú ý của nhà tuyển dụng nhân sự hay bạn sẽ thoát khỏi tình huống này như thế nào? Dù chọn cách giải quyết như thế nào thì bạn cũng đừng thể hiện thái độ bất mãn hay khó chịu khi bị nhờ tuyển dụng coi như vô hình. Trong những tình huống như vậy, hãy cư xử điềm đạm và thử đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng xem họ có muốn rời buổi phỏng vấn sang một ngày khác không nếu họ đang bận và không có thời gian để tiếp tục. 

VI. Giới thiệu ứng viên với cả đội

Sau khi buổi phỏng vấn kết thúc, nếu như nhà tuyển dụng “ưng” ứng viên này hoặc có ấn tượng tốt thì họ sẽ dẫn bạn đi tham quan môi trường làm việc tại công ty. Khi tham quan xung quanh, ứng viên cũng được tiếp xúc và làm quen với những đồng nghiệp đang làm việc tại doanh nghiệp đặc biệt là bộ phận bạn sẽ tham gia. 

2

Giới thiệu ứng viên sau khi kết thúc phỏng vấn 

Việc đưa ứng viên tham quan môi trường làm việc tại doanh nghiệp giúp nhà tuyển dụng nhân sự quan sát được kỹ năng giao tiếp của ứng viên với đồng nghiệp trong công ty cũng như cách nhìn nhận của nhân viên trong công ty với thành viên mới. 

Là một ứng viên, bạn chỉ cần hành động, cư xử một cách lịch sự, chào hỏi mọi người trong công ty. Khi thể hiện thái độ tôn trọng đồng nghiệp, ứng viên không chỉ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng mà nếu như được nhận, bạn cũng sẽ dễ hòa đồng với đồng nghiệp hơn. 

VII. Đánh rơi bút xuống sàn

Nhiều ứng viên khi được đưa vào tình huống này không hề nhận ra mình đang bị “gài” vì rớt bút là vấn đề rất bình thường. Tuy nhiên, nếu gặp một người bị rớt bút, bạn sẽ làm gì, nhặt lên dùm hay mặc kệ, nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem bạn có phải một người tốt tính và lanh lợi hay không. 

Nếu ứng viên chủ động nhặt bút dùm nhà tuyển dụng thì cơ hội cao bạn sẽ được nhận vì bạn để lại cái nhìn thiện cảm về một ứng viên lanh lợi với nhà tuyển dụng. Đối mặt với một vấn đề nhỏ mà bạn thể hiện được điều này thì với những vấn đề lớn hơn bạn cũng có thể làm được. 

Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng phải tự nhặt bút thì nhiều khả năng ứng viên đã mất điểm khi phỏng vấn. Ứng viên không nhặt bút không có nghĩa ứng viên sẽ không được nhận nhưng thay vì điểm 10 thì nay bạn chỉ còn ở mức điểm 8. 

VIII. Nhìn thấu 90% ứng viên thông qua ngôn ngữ cử chỉ

8.1 Đôi mắt

“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” - không chỉ khi tham gia phỏng vấn mà ở trong bất cứ cuộc nói chuyện giao tiếp nào thì đôi mắt luôn được chú trọng. Nếu ứng viên nhìn thẳng nhà tuyển dụng nhân sự thì bạn cũng khá tự tin và chân thành, vì mọi biểu cảm hay tâm sự muốn che dấu đều được lột tả qua ánh mắt. 

Trong nhiều trường hợp, đối phương chỉ cần nhìn ánh mắt của bạn sẽ biết bạn đang nghĩ gì hay bạn đang có ý định gì trong đầu, đây là những trường hợp rất thân quen và tiếp xúc khá nhiều. Tuy nhiên, trong lần đầu gặp mặt như những buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng có thể quan sát ánh mắt của bạn kèm theo cách trả lời phỏng vấn để đưa ra quyết định có tuyển dụng bạn hay không.

3

Đọc vị ứng viên qua ánh mắt

8.2 Vị trí nghiêng đầu

Cử chỉ hành vì hơi cúi đầu, né tránh ánh mắt nhà tuyển dụng là điều tuyệt đối không nên làm. Nếu bạn có hành động trên, nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn khá nhút nhát, xấu hổ hoặc bạn đang cố gắng che dấu điều gì đó. Với những ứng viên có hành động trên, nhà tuyển dụng cũng khá dè chừng vì cảm thấy ứng viên đang tạo khoảng cách với mình và chưa sẵn sàng bước vào cuộc phỏng vấn. Khi nhận một câu hỏi của nhà tuyển dụng, thái độ và phản ứng của bạn với câu hỏi như thế nào cũng được nhà tuyển dụng quan tâm và chấm điểm kỹ càng. 

8.3 Nụ cười

Chắc hẳn ai cũng sẽ có thiện cảm với những gương mặt tươi cười, rạng rỡ dù không phải trong một buổi phỏng vấn. Bạn có muốn nói chuyện với một người thể hiện thái độ khó chịu, gương mặt cau có? 

Sẽ chẳng có ai muốn tiếp tục một cuộc giao tiếp với không khí không thoải mái, vì vậy để tạo thiện cảm với nhân sự thì hãy luôn giữ nụ cười trên môi. Khi bạn cười cũng là cách để tự trấn tĩnh bản thân và còn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

5

Nụ cười ghi điểm trong phỏng vấn

Không hẳn bạn cười thì bạn sẽ được tuyển dụng, tuy nhiên để lại nụ cười sẽ giúp cho không khí buổi phỏng vấn dịu đi vài phần và bạn cũng thoải mái khi giao tiếp và trả lời phỏng vấn. Dù không được nhận thì ứng viên cũng có thể tạo thêm những mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng nhờ vào thiện cảm. 

8.4 Giọng nói

Có một số vị trí công việc yêu cầu giọng nói như quan hệ báo chí, telesales, nhân viên trực tổng đài,... Tính chất công việc của những vị trí trên là thời gian giao tiếp nhiều, tiếp xúc với khách hàng gần như toàn bộ thời gian, vậy nên giọng nói là một trong những yếu tố cần được đưa vào đánh giá. 

Dù không tuyển dụng những vị trí công việc trên nhưng với một giọng nói rõ ràng, dứt khoát thì ở bất cứ vị trí công việc nào, ứng viên cũng có thể để lại ấn tượng. Khi bạn nói chậm rãi chứng tỏ bạn đang bình tĩnh, tự tin và thư thái thể hiện quan điểm của bản thân. 

8.5 Cử chỉ tay

Không chỉ đôi mắt mà khi tham gia một cuộc giao tiếp, nhà tuyển dụng thường quan sát cử chỉ tay của ứng viên để đọc vị ứng viên. Tay là bộ phận linh hoạt nhưng cách bạn chỉ trỏ thể hiện khá nhiều tâm lý của bạn tại thời điểm đó. 

Gõ tay xuống bàn: Đây là hành động thể hiện bạn đang tập trung suy nghĩ một vấn đề nào đó và đang muốn tìm cách giải quyết. Tuy nhiên, hành động này cũng thể hiện thái độ nôn nóng hoặc muốn kết thúc phỏng vấn sớm. Dù là một hành động nhỏ, nhà tuyển dụng có thể nhìn thấu ứng viên theo nhiều hướng khác nhau như giải tỏa tâm lý khi bạn đang do dự về một điều gì đó. 

4

Hiểu thấu ứng viên qua cử chỉ tay

Ngón tay luôn trong trạng thái động đậy cho thấy ứng viên đang lo lắng, căng thẳng và ứng viên đang mất tập trung. 

“Khua tay múa chân” - cử chỉ tay không cần thiết, hành động này cho thấy bạn là một ứng viên khó khống chế cảm xúc của bản thân nên thường thể hiện qua cử chỉ tay. 

Khoanh tay trước ngực: Đây được xem là một cử chỉ tay tiêu cực, vì khi có hành động này thì một là bạn đang muốn từ chối, cự tuyệt một điều gì đó hoặc bạn đang che giấu gì đó ở cánh tay. Đối với một số ứng viên thì đây là thói quen thể hiện sự không thoải mái và phỏng vệ cao với đối phương. 

Hai tay xoa vào nhau là một hành động thể hiện sự háo hức, mong chờ một điều gì đó xảy ra. Hay bàn tay đặt ở hông lại thể hiện sự chờ đợi, bạn đang dần mất bình tĩnh khi phải chờ đợi một điều gì đó quá lâu. Và một hành động thể hiện sự tức giận vô cùng như hành động bàn tay nắm chặt lại. Chỉ một vài cử chỉ tay cũng có thể khiến nhà tuyển dụng để ý hoặc đọc vị tâm lý của ứng viên, vậy nên hãy cẩn thận khi tham gia phỏng vấn.

Nếu bạn mới nói ra điều gì đó và kết thúc bằng hành động che miệng thì nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn mới nói ra một điều gì đó không nên nói và bạn đang cảm thấy hối hận khi nói ra. 

Khi bạn bắt tay với nhà tuyển dụng, lực bắt tay cũng thể hiện được bạn là một người tự tin hay không  và họ có thể đặt niềm tin ở bạn hay không.

IX. Kết

Trên thực tế khi tham gia một cuộc phỏng vấn tuyển dụng thì ứng viên sẽ đối mặt với nhiều tình huống khác nhau nhưng thái độ bình tĩnh, điềm đạm sẽ có thể giúp bạn xử lý được mọi vấn đề. Khi giữ được thái độ điềm tĩnh, bạn có thể tư duy tốt hơn và nghĩ ra cách đối mặt cũng như giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.