Platform là gì? Digital platform - xu hướng marketing hiện đại. Nền tảng platform là mạng lưới kết nối các điểm cầu với nhau trên nền tảng điện toán đám mây. Platform xuất hiện ngày càng nhiều.
Nhắc đến platform là nhắc đến nền tảng kết nối mà đặc trưng là mạng lưới hệ thống để kết nối các điểm lại với nhau. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nền tảng platform xuất hiện ngày càng nhiều cùng các câu chuyện về Amazon, google, uber, … Nơi mà ở đó, mỗi một thiết bị công nghệ kết nối đều có thể là một công cụ giúp mỗi người sử dụng là một điểm kết nối trong mạng lưới. Vậy platform là gì? Mô hình kinh doanh platform là gì? Ưu điểm và hạn chế của platform là gì? Hãy cùng 123job khám phá về platform là gì trong bài viết dưới đây ngay nhé.
I. Platform là gì?
Trước tiên, để hiểu sâu hơn về platform chúng ta cần phải hiểu platform nghĩa là gì? Digital platform là gì? Và hệ sinh thái dựa trên nền tảng platform là gì?
1. Platform là gì?
Platform là gì? Theo định nghĩa được đề cập tới trong cuốn “Cuộc cách mạng nền tảng” (từ đề tiếng anh: Platform Revolution) định nghĩa về platform là gì như sau: “Nền tảng (platform) là một hình thức kinh doanh hoạt động dựa trên sự kích hoạt tương tác và tạo ra giá trị giữa người tiêu dùng và đơn vị sản xuất. Với mục đích tổng quát là tạo sự tương thích với những người tiêu dùng và sự thuận lợi trong trao đổi hàng hóa, các loại dịch vụ hay tiền tệ xã hội, thông qua đó để kích hoạt vấn đề tạo ra giá trị cho các bên tham gia”
Hiểu một cách đơn giản, mô hình kinh doanh platform có nghĩa là một loại hình kinh doanh tạo ra nền tảng làm trung gian, liên kết giữa người bán và người mua và tạo ra giá trị nhất định. Đặc trưng lớn nhất của platform là gì? Trên nền tảng platform, người mua không thể tham gia vào nền tảng đó nếu như không có người bán, ngược lại người bán cũng không thể tạo ra giá trị khi không có sự tham gia của người mua. Người bán là người tạo ra những giá trị, người mua là những người tiêu thụ các giá trị đó.
Lưu ý: mô hình kinh doanh này thực sự rất tốn kém trong giai đoạn khởi nghiệp vì ban đầu bạn cần rất nhiều nguồn lực tạo ra giá trị để lôi kéo người tiêu dùng.
Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về platform là gì, 123job đưa ra một số ví dụ một số mô hình kinh doanh theo platform ở Việt Nam và trên thế giới:
- Foody: Foody chính là một ví dụ điển hình, đây là nền tảng nổi tiếng liên quan đến lĩnh vực đồ ăn, giao đồ ăn và review đồ ăn. Foody là nền tảng đáng tin cậy đang được nhiều người sử dụng với các chức năng tìm kiếm, bình luận, đánh giá về đồ ăn. Bên cạnh dịch vụ ăn uống, foody cho phép mọi người tham gia chia sẻ tất cả các loại hình dịch vụ như mua sắm, cưới hỏi, giáo dục, du lịch. Góc cho phép người tham gia review các dịch vụ, từ đó bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm thích hợp dựa trên những phần review đó. Không chỉ vậy, foody cung cấp dịch vụ giao và nhận đồ ăn với các tính năng rất tiện lợi.
- Lazada: Đây là trang thương mại điện tử xuất hiện sớm và là nền tảng platform gắn với người tiêu dùng. Trên nền tảng này, người bán có thể chủ động đăng mặt hàng mà họ đang sở hữu lên để bán hàng và tham gia sử dụng những ưu đãi được trang thương mại này tài trợ. Người mua có thể tiếp cận và mua sản phẩm chỉ bằng vài click chuột. Lazada sử dụng nền tảng platform rất tốt để kết nối giá trị giữa người bán và người mua.
- Uber: Uber hoạt động ở lĩnh vực vận tải, là nền tảng platform kết nối khách hàng với tài xế. Sự thuận lợi mà uber tạo ra chính là người dùng có thể sử dụng chiếc smartphone là đã có thể dễ dàng gọi xe. Tài xế dễ dàng cập nhật được vị trí chính xác của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán trực tuyến hoặc tiền mặt.
Thực tế thì nền tảng platform đã xuất hiện rất lâu, người ta đã tham gia nhưng không hề biết mình đã tham gia nền tảng platform và chưa thực sử hiểu về platform là gì. Các yếu tố gắn liền với platform là gì. Trong giai đoạn hiện nay nền tảng platform được sử dụng rộng rãi và gắn liền với công nghệ thông tin và marketing.
Platform là nền tảng tạo ra những giá trị thông qua hoạt động mua bán và kết nối giữa người bán và người tiêu dùng.
Digita platform là gì? Cách xây dựng nền tảng platform
2. Digital Platform được hiểu như thế nào?
Digital platform là gì? Digital platform có nghĩa là một nền tảng digital marketing gắn với những hoạt động liên tục và thường xuyên (always-on-environment). Khác với nền tảng website, facebook, banner hay những quảng cáo, nền tảng này cho phép bạn chạy song song một hay nhiều chiến dịch nhiều chương trình.
Digital platform là xu hướng marketing hiện đại được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Mục đích sử dụng platform là gì? Các doanh nghiệp sử dụng nền tảng digital marketing nhằm mục đích mở rộng tương tác với người tiêu dùng ở các cấp độ khác nhau. Với thương hiệu nào đó mục đích sử dụng nền tảng platform nhằm tạo ra trải nghiệm kết hợp các giải pháp kinh doanh
Thực tế cho thấy, đối với hoạt động marketing, doanh nghiệp tạo dựng được các nền tảng platform, tương tác tốt với khách hàng là những doanh nghiệp thực sự chiến thắng.
Gợi ý một số nền tảng, ý tưởng thú vị về platform:
- Đồng hành cùng với cộng đồng - Community Action Platform
- Tìm kiếm nguồn ý tưởng từ cộng đồng - Crowdsourcing Platform
- Trang kinh doanh thương mại điện tử - e-Commerce Platform
- Trải nghiệm về thương hiệu - Brand Experience Platform
- Social CRM Platform: Đây là lĩnh vực khá mới và hứa hẹn thành công marketing cho doanh nghiệp.
3. Hệ sinh thái dựa trên Platform là gì?
Platform là gì? Hệ sinh thái dựa trên nền tảng platform là gì?
Một số thương hiệu lớn như Google, apple, Facebook, hay Microsoft là một trong những công ty lớn được hình thành bởi yếu tố kết hợp những mô hình kinh doanh, là sự kết hợp giữa các nền tảng Platform.
Để có thể tạo ra môi trường kinh doanh mang lại hiệu quả cao và phát triển toàn diện, các doanh nghiệp cần phải liên kết giữa dịch vụ với nhau, lĩnh vực này bổ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực kia tạo nên hệ sinh thái. thuật ngữ hệ sinh thái được ra đời từ đó.
Ví dụ: hệ sinh thái platform của Apple, Apple bao gồm iphone, ipad, macbook, apple watch, … tất cả các thiết bị chạy trên nền tảng tài khoản icloud giúp đồng bộ dữ liệu và kết nối thiết bị dễ dàng.
II. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform
Platform đang ngày càng phát triển rộng rãi trong các mô hình kinh doanh, các chiến lược marketing, vậy ưu điểm của platform là gì? nhược điểm của platform là gì?
1. Ưu điểm của Platform là gì?
Trước tiên, trả lời cho câu hỏi ưu điểm của Platform là gì? Ưu điểm nổi bật của platform chính là cung cấp giải pháp về sự nhanh chóng, tiện lợi và tiện ích cho khách hàng. Platform mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất trên nền tảng kết nối đa kênh.
Bên cạnh ưu điểm nổi bật này, những lợi ích khi sử dụng nền tảng platform là gì?
- Platform tạo ra khả năng kết nối mạnh mẽ giữa khách hàng và doanh nghiệp
- Nền tảng hỗ trợ xúc tiến các mặt hàng tồn kho
- Platform mở ra khả năng để phát triển trên quy mô lớn
- Quản trị được yếu tố thị trường phức tạp
Nền tảng platform là gì
2. Nhược điểm của mô hình Platform
Nhược điểm của mô hình platform là gì? Bên cạnh những ưu điểm platform cũng có tồn tại một số nhược điểm nhất định. Với mô hình platform, những ưu điểm của kinh doanh truyền thống lại chính là nhược điểm của mô hình kinh doanh platform.
Cụ thể những nhược điểm của platform là gì:
- Platform không thích hợp phục vụ cho nhóm người tiêu dùng cụ thể nào vì hạn chế về khả năng quản lý những giá trị kèm theo.
- Trên nền tảng platform chúng ta khó có thể quản trị được trải nghiệm của khách hàng đầu và cuối một cách có hiệu quả, không được chuyên nghiệp và chi tiết như các mô hình kinh doanh truyền thống
III. Digital Platform - Xu hướng của marketing hiện đại
1. Hãy đồng hành cùng cả cộng đồng
Một ví dụ điển hình về áp dùng vào trong chiến lược marketing theo hướng nền tảng Platform là gì. Pepsico đã làm rất tốt giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Pepsico lấy cảm hứng từ tổ chức vì cộng đồng Kickstarter đồng ý cho phép pepsi trao thưởng cho những người tiêu dùng có những ý tưởng độc đáo và sáng tạo phục vụ cộng đồng. Có thể thấy, pepsi đã áp dụng khá linh hoạt và triệt để mô hình platform trong ý tưởng marketing của mình. Thông qua nền tảng platform, tất cả các khách hàng có thể đưa ra ý kiến trao đổi của mình để giúp cho cộng đồng cùng phát triển tốt nhất.
2. Đi tìm kiếm ý tưởng ở ngay tại cộng đồng
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp, các thương hiệu tìm kiếm thành công qua việc sử dụng hiệu quả crowdsourcing platform nhằm đưa ra những cái nhìn toàn diện và sâu sắc, thúc đẩy người tiêu dùng tham gia nhiều hơn. Vận dụng thành công platform là gì, thương hiệu nổi tiếng Starbuck đã mang lại thành công lớn với vô vàn ý tưởng độc đáo cùng với cộng động vô cùng sôi động
3. Thương mại điện tử đang lên ngôi
Khi những người làm marketing chuyển dần sang mô hình trên nền tảng platform, trong một khía cạnh lợi ích nào đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng có được sự gắn kết với bên nhà cung cấp. Họ có thể kết nối được với doanh nghiệp một cách dễ dàng mà không cần phải phụ thuộc vào các network có sẵn như facebook. Kết quả là trên nền tảng này, thương hiệu tiếp cận trực tiếp đến khách hàng ngày càng nhiều.
Nền tảng phù hợp của platform là gì
4. Trải nghiệm thương hiệu - Mạo hiểm nhưng hiệu quả
Trải nghiệm thương hiệu có thể được xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Thương hiệu giày nổi tiếng NIKE đã đưa ra chiến dịch hỗ trợ vận động viên thông qua chương trình Nike Plusand để bán sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua trực tuyến. Có thể thấy, đây là chiến lược marketing chứa đầy mạo hiểm nhưng ngược lại nó cũng mang lại hiệu quả khá cao khi thành công.
Một thương hiệu bán nhạc cụ tạo ra sự trải nghiệm cho khách hàng bằng cách cung cấp cho khách hàng những hướng dẫn của các chuyên gia thông qua video. Một số thương hiệu sử dụng các blog hay cung cấp cho người dùng chức năng kết nối với các tính năng ưu việt.
5. Lĩnh vực mới đầy hứa hẹn - Social CRM Platform
Social CRM Platform là nơi mà ở đó người tiêu dùng sẽ có thể hỗ trợ thương hiệu tương đương hoặc hơn những nhân viên công ty. Với nền tảng Twelpforce, Best Buy đã có sự phát triển vượt bậc, người dùng hoàn toàn có thể đưa ra các câu hỏi có liên quan đến lĩnh vực công nghệ và nhận được sự hỗ trợ và giải đáp từ Best Buy.
IV. Các mô hình Platform đang “làm mưa làm gió” hiện nay
1. Software
Software trên nền tảng Platform là gì?
Một số nền tảng phổ biến như:
- Microsoft Windows (x64 và x68)
- Mac OS X (x86 và PowerPC)
- Nền tảng FreeDOS(x86), (DR-DOS (x86), MS-DOS (x86), …
- Linux (x64, x86, PowerPC
- AmigaOS (m68k), PowerPC, AROS (x86), …
- OS/2, eComStation
Các nền tảng platform là gì
2. Điện toán đám mây
Điện toán đám mây trong nền tảng platform là gì? Điện toán đám mây cung cấp giải pháp thay thế cho các doanh nghiệp khi xây dựng hạ tầng công nghệ. Điện toán đám mây đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng trong hầu hết các doanh nghiệp.
3. Social
Social là nền tảng xã hội rộng lớn cho phép người dùng triển khai, phát triển, quản lý các dịch vụ truyền thông. Social tạo ra khả năng kết nối cộng đồng, cho phép chia sẻ thông tin, thiết lập quyền riêng tư xã hội, …
4. Digital Marketing
Digital marketing platform là gì? Đây là nền tảng kỹ thuật với các hoạt động thường xuyên. Tạo điều kiện cho thương hiệu chạy chương trình truyền thông cụ thể như quảng cáo trang web, ứng dụng, banner hay những video quảng cáo.
5. AI
AI là nền tảng trí tuệ nhân tạo hoạt động liên quan đến máy móc thiết bị có thể thay thế con người làm một số nhiệm vụ nhất định. AI mô phỏng theo nhận thức của một con người. Nền tảng này hỗ trợ sử dụng các hệ thống nhận diện khuôn mặt, thị giác.
6. Blockchain
Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu đã được mã hóa và được truyền tải qua các block. Theo thời gian, các blockchain có thể được mở rộng. Các block được quản lý trực tiếp bởi người tham gia vào hệ thống mà không qua trung gian.
V. Kết luận
Nền tảng platform phát triển mạnh mẽ và có xu hướng sẽ thay thế các mô hình, cũng như những nền tảng cũ. Bài viết trên đây đã giúp cho bạn tìm hiểu những thông tin cơ bản về platform là gì? Những ưu điểm và nhược điểm của platform là gì. Những điểm lưu ý khi xây dựng nền tảng platform là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về mô hình platform và áp dụng thành công trong hoạt động kinh doanh của mình.