Product Placement - Một hình thức quảng cáo đưa những khoảnh khắc vàng của thương hiệu lên màn ảnh, từ đó được nhiều người biết đến hơn. Hiện nay Product Placement là công cụ đắc lực không thể thiếu trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Ngày nay định vị thương hiệu là một yếu tố được ưu tiên trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Mỗi một marketer đều cố gắng tiếp cận người tiêu dùng một cách hiệu quả thông qua các nguồn thông tin, các hình thức quảng cáo, tiếp thị khác nhau. Và một trong các hình thức quảng cáo sản phẩm/dịch vụ được doanh nghiệp ưa chuộng và áp dụng nhiều hiện nay là Product Placement. Vậy Product Placement là gì? Tại sao nói Product Placement là một trong những hình thức quảng cáo hay mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Product Placement là gì nhé!
I. Product Placement là gì?
Product Placement là hình thức quảng cáo mà sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu sẽ xuất hiện một cách khéo léo ở trong các chương trình giải trí với số lượng người xem lớn như phim ảnh, chương trình truyền hình hay show giải trí. Đây là một hình thức quảng cáo hay một cách gián tiếp vì sản phẩm không được rao bán một cách rõ ràng tuy nhiên hiệu quả mà nó mang lại là rất lớn.
Product Placement là gì?
II. Lịch sử của Product Placement
Product Placement được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 19 khi nhà văn Jules Verne xuất bản cuốn tiểu thuyết phiêu lưu với tựa đề là “Vòng quanh thế giới trong 80 ngày” vào năm 1873. Với sự nổi tiếng của tên tuổi ông thời bấy giờ, hầu như các công ty vận tải và tàu biển đã tìm mọi cách để thương hiệu của mình được nhắc tên trong cuốn sách. Đến năm 1896, Product Placement lần đầu tiên xuất hiện trong lĩnh vực phim điện ảnh, đây được đánh giá là “phát súng” mở đầu cho sự phát triển của hình thức này trong tương lai.
Xem thêm: Media là gì? Tiết lộ những thông tin về nghề gửi gắm thông điệp quảng cáo
III. Product Placement: Cuộc chạy đua của các thương hiệu trên màn ảnh
Hollywood luôn được xem là kinh đô của ngành điện ảnh thế giới và cũng không quá bất ngờ khi nơi đây đã tiên phong áp dụng hình thức Product Placement vào các bộ phim một cách vô cùng thành công. Tiêu biểu phải kể đến series Điệp viên 007 - Một trong những bộ phim đạt được hiệu quả mạnh mẽ và được nhiều người biết đến với phương pháp này.
Hình ảnh hào nhoáng, phong cách lịch lãm, sang trọng của anh chàng điệp viên James Bond chính là chiếc bánh vô cùng béo bở mà bất kỳ thương hiệu nào cũng muốn có phần. Chính vì thế các doanh nghiệp đã không ngần ngại lao vào cuộc đua “đốt tiền” với hy vọng có thể “tỏa sáng” dù chỉ là vài phút trên màn ảnh. Đến nay, lịch sử ngành quảng cáo đã ghi nhận bộ phim điện ảnh James Bond là bộ phim nhận tiền quảng cáo nhiều nhất.
Ngay từ những tập đầu tiên của bộ phim điện ảnh, khán giả dường như đã quá quen thuộc với hình ảnh anh chàng James Bond lái chiếc xe Aston Martin của hãng Ford. Nhưng khi “Golden Eye” ra mắt vào năm 1995 thì thương hiệu BMW đã “hớt tay trên” của Ford khi bỏ ra 25 triệu USD để đổi lấy một hình ảnh Bond lái chiếc xe Z3 của hãng. Đến phần phim “Casino Royale” phát hành năm 2006, Ford quyết tâm gạt thương hiệu BMW ra khỏi cuộc chơi với bản hợp đồng trị giá 35 triệu USD để James Bond lái chiếc xe Aston Martin Vanquish V12. Sau đó, Aston Martin đã sản xuất 700 chiếc Ford Thunderbird với phiên bản giới hạn có gắn logo 007 với giá là 50.000 USD và nhanh chóng cháy hàng trên toàn thế giới.
Xem thêm: IMC là gì? 5 Điều bạn cần biết về chiến lược truyền thông IMC
IV. Cách thức sử dụng Product Placement hiệu quả là gì?
Cách thức sử dụng Product Placement hiệu quả
Đối với các nhà sản xuất thì họ thường thông qua các công ty tư vấn quảng cáo để liên hệ tới các công ty dịch vụ Product Placement. Khi đó, công ty tư vấn sẽ là sợi dây liên lạc, là trung gian giữa xưởng phim và người cần quảng cáo. Mỗi một công ty có thể thuê một công ty tư vấn riêng cho mình để sản phẩm của họ được xuất hiện trong một chương trình truyền hình, video quảng cáo hoặc một bộ phim điện ảnh nào đó dù chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn.
Thông thường, hợp đồng sẽ được ký dựa trên một lượng Product Placement kéo dài trong khoảng một năm. Những công ty tư vấn sẽ đọc qua kịch bản của phim rồi lựa chọn những cảnh quay thích hợp cho video quảng cáo. Hoặc có thể, bạn sẽ là người trực tiếp cung cấp cảnh phim phù hợp để cho xưởng phim lựa chọn và xem xét lồng ghép hình ảnh các sản phẩm của công ty bạn vào.
Xem thêm: Social Marketing là gì? Những công cụ Social Marketing hiệu quả nhất
V. Một số ví dụ về dịch vụ Product Placement hiện nay
1. Vespa xuất hiện trong Roman holiday
Chiếc xe tay ga đặc biệt này không chỉ là lâu đời nhất mà còn nổi tiếng nhất với vai trò của nó trong Roman Holiday. Bộ phim đã đưa Vespa trở thành một biểu tượng của cuộc sống thời hậu chiến. Trong phim, nữ diễn viên Audrey Hepburn đã chạy chiếc xe Vespa đi dạo khắp nơi trong thành phố Rome. Đây là vai diễn đầu tiên trên màn ảnh rộng của cô và sau đó cả cô và chiếc xe tay ga đều đã trở nên nổi tiếng. Mặc dù chiếc xe chỉ xuất hiện trong phim một thời gian ngắn nhưng nó đã được xuất hiện trong các áp phích phim, các video quảng cáo từ đó giúp thương hiệu Vespa bán được hơn 100.000 chiếc xe.
2. Bia Heineken trong SkyFall
Trong nhiều năm qua, Heineken luôn được xem là một thương hiệu của sự đẳng cấp và là một biểu tượng trong ngành bia. Heineken đã chiếm trọn cảm tình của thị trường Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thành công của thương hiệu Heineken không chỉ đến từ chất lượng vượt trội của sản phẩm mà còn từ chiến lược marketing vô cùng thông minh, trong đó không thể không kể đến những video quảng cáo hay, đặc sắc đậm chất “Heineken”. Một trong những quảng cáo hay, hấp dẫn nhất của Heineken chính là trong bộ phim nổi tiếng Skyfall.
Ngay sau khi bộ phim được công chiếu, Heineken Skyfall đã trở thành biểu tượng của dòng bia cao cấp, thượng hạng nhất, với giá bán cao ngất ngưởng trên hầu hết các thị trường tiêu thụ. Riêng ở Việt Nam, giá của dòng bia này lên đến tới 1 triệu đồng/hộp.
3. Spinach trong Popeye
Một ví dụ khác về Product Placement mà 123job cũng muốn chia sẻ tới bạn đọc là món rau chân vịt (Spinach) trong bộ phim tuổi thơ thủy thủ Popeye. Không lâu sau khi Popeye bắt đầu nuốt một lon rau Spinach khi thấy mình đang ở trong tình thế nguy cấp, lượng tiêu thụ rau Spinach đã bắt đầu tăng vọt. Trên thực tế, trong những năm 1930, lượng tiêu thụ rau Spinach được cho là đã tăng 33%. Có lẽ đáng chú ý hơn là những trẻ em được khảo sát vào thời điểm đó đã liệt kê rau Spinach là món ăn yêu thích thứ ba của chúng.
Hình ảnh Spinach xuất hiện trong Popeye
4. Converse trong I, Robot
Ngoài việc sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đa dạng, đáp ứng nhu cầu người dùng, Converse còn được biết đến là một thương hiệu rất thành công trong việc lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp. Trong phim điện ảnh I, Robot có cảnh Will Smith mở gói hàng và rất hào hứng với đôi giày thể thao của mình. Sau đó một số nhân vật đã bình luận về đôi giày thể thao của anh ấy và Will Smith đã nói rằng anh ấy mang giày Converse. Phân cảnh đắt giá của thương hiệu Converse trong bộ phim I, Robot đã giúp sản phẩm của thương hiệu này đến gần hơn với người tiêu dùng và được nhiều người biết đến hơn. Mức độ ảnh hưởng còn lưu truyền và kéo dài cho đến ngày nay.
Xem thêm: Video quảng cáo - Phép màu của marketing thời đại công nghệ 4.0
5. Vascara trong bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"
Là một nhãn hiệu thời trang tại Việt Nam đã có tuổi đời trên 10 năm với các dòng sản phẩm giày và túi xách cho nữ giới, Vascara đã quyết định chọn bộ phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” làm “đất diễn” cho Product Placement trong chiến dịch tiếp thị của mình. Không có nhận diện cố định đặc trưng như Popeyes, Samsung... thử thách lớn nhất của Vascara là làm sao để có thể tiếp cận người xem đúng thời điểm với tần suất đều đặn trong phim.
Chính vì thế, Vascara triển khai Product Placement bằng việc tài trợ bối cảnh diễn xuất và cả những sản phẩm được sử dụng bởi các nhân vật nữ chính trong phim điện ảnh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Các phân đoạn xuất hiện hình ảnh của thương hiệu Vascara rải rác đều khắp bộ phim điện ảnh, ở những cảnh quay chính. Kết quả là chỉ trong tháng 11, trong suốt thời gian bộ phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” chiếu tại các rạp, doanh số của Vascara đã tăng 55%, tức gấp rưỡi so với KPI dự kiến, “lợi nhuận hóa” hiệu quả truyền thông từ Product Placement.
Vascara trong bộ phim "Cô Ba Sài Gòn"
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Product Placement là gì, cách thức sử dụng Product Placement, một số ví dụ điển hình về Product Placement mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Có thể thấy hiện nay Product Placement đang là một hình thức quảng cáo hay được nhiều doanh nghiệp áp dụng bởi tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên đi cùng với những ưu điểm thì hình thức này cũng chứa đựng những nhược điểm khác nhau. Chính vì vậy trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hình thức quảng cáo nào thì doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ để có thể tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.