Quyết định thôi việc là một loại văn bản đặc biệt và không mang tính chất “vui vẻ” cho người soạn cũng như người nhận. Dù vậy, quyết định thôi việc cũng là văn bản phổ biến, có đặc thù riêng và cần lưu ý ở nhiều điểm.

Quyết định thôi việc là một trong số những văn bản biểu mẫu được các doanh nghiệp, công ty hay tổ chức nào đó trình bày về vấn đề cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên của mình theo đúng chuẩn với hợp đồng lao động. Bạn đang băn khoăn không biết nên tải mẫu quyết định thôi việc ở đâu, cần những nội dung cơ bản nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau cùng 123Job

I. Quyết định thôi việc là gì?

Điều cơ bản đầu tiên mà mọi người cần lưu ý đó chính là hiểu rõ về quyết định thôi việc. Quyết định thôi việc là một văn bản được áp dụng cho các doanh nghiệp/công ty/tập đoàn hay các khối cơ quan đoàn thể dùng để quyết định nghỉ việc cho một cá nhân trong công ty. 

Quyết định thôi việc xuất phát từ hai phía: Nếu từ phía nhân viên thì quyết định được ban hành khi nhân viên tự xin nghỉ. Còn đối với doanh nghiệp thì quyết định thôi việc được đưa ra từ việc nhân viên không đáp ứng được yêu cầu hay vi phạm nội quy, điều lệ... thì công ty có thể soạn thảo quyết định thôi việc đối với cá nhân đó. 

II. Nội dung cần có trong quyết định thôi việc 

Với cương vị là một nhà lãnh đạo hay một người quản lý thì chuyện để nhân viên ra đi là điều không hề dễ dàng và không mong muốn. Nhưng đối với một số trường hợp bất khả kháng, người đứng đầu cần chủ động trong việc đưa ra quyết định thôi việc cho nhân viên. Để công việc được tiếp tục và vấn đề thôi việc được giải quyết nhanh chóng thì người quản lý cần nắm vững nội dung của quyết định thôi việc.

Ngoài những thông tin cơ bản như quốc hiệu, tiêu ngữ, tên quyết định thì mẫu quyết định thôi việc cần có những nội dung chính sau đây: 
- Thông tin doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.
- Bộ luật quy định: tại đây cần ghi rõ căn cứ bộ luật quy định là bộ luật nào? Được ban hành khi nào?
- Thời gian ký hợp đồng.
- Ghi rõ và đầy đủ tất cả thông tin của nhân viên phải thôi việc.
- Thời gian cụ thể (ngày, tháng, năm) quyết định thôi việc này có hiệu lực chính thức.
- Lý do thôi việc (điều này người soạn thảo cần ghi thật rõ ràng và chi tiết): nhân viên tự xin nghỉ, hết hợp đồng lao động, cắt giảm biên chế, nhân viên vi phạm hợp đồng lao động đã ký trước đó, nhân viên lỗi nghiêm trọng, vi phạm quy định của công ty…
- Người thực hiện, thi hành quyết định thôi việc.
- Chữ ký có đóng dấu giáp lai của người đứng đầu doanh nghiệp.
- Cuối cùng là nơi nhận và lưu hồ sơ.

Xem thêm: Cách tính trợ cấp thôi việc theo thông tư mới nhất

III. Những lưu ý cần biết khi soạn thảo quyết định thôi việc

Như đã nói về tính đặc thù thì quyết định thôi việc là loại văn bản quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, cuộc sống của người khác nên mọi quyết định đều được xem xét kỹ lưỡng. Lãnh đạo khi soạn thảo quyết định thôi việc cần lưu ý để tránh xảy ra sai sót.

Từng thông tin được đề cập đến ở quyết định thôi việc cần phải chính xác, có kiểm chứng rõ ràng. Văn bản được ký xác nhận giữa hai bên, các bên không được quy trách nhiệm cho nhau sau khi đã có quyết định thôi việc, đồng thời hai bên không cần thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào được ghi trong hợp đồng lao động trước đó.

Những lưu ý khi soạn thảo quyết định thôi việc

Những lưu ý khi soạn thảo quyết định thôi việc

Còn với trường hợp hợp đồng lao động chưa đến hạn kết thúc nhưng phía doanh nghiệp quyết định cho thôi việc thì hai bên cần ngồi lại và xem xét đến nội dung hợp đồng để bồi thường cho hợp lý. Ngược lại, nếu quyết định được đưa ra khi hợp đồng đã đến kỳ hạn thì cả hai bên không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với bên còn lại.

IV. Các mẫu quyết định thôi việc mới nhất 

Quyết định thôi việc chưa bao giờ dễ dàng với ai và với cương vị nào, nó còn đòi hỏi nhiều quy trình kèm theo với các loại mẫu quyết định thôi việc khác nhau. Đây cũng là thắc mắc chung của các nhà quản lý, làm thế nào để sử dụng mẫu quyết định thôi việc một cách chính xác và đúng hoàn cảnh nhất? Các bạn hãy cùng 123job tải mẫu quyết định thôi việc mới nhất và được sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé!

1. Mẫu quyết định thôi việc cơ bản và chuẩn nhất

Để có một quyết định thôi việc chuẩn và chuyên nghiệp thì doanh nghiệp cần nắm rõ được nội dung và soạn thảo một cách chính xác, đúng quy định. Các bạn có thể tham khảo và tải mẫu quyết định thôi việc cơ bản dưới đây để áp dụng vào thực tế nhé!

Mẫu quyết định thôi việc cơ bản

Mẫu quyết định thôi việc cơ bản

Mẫu quyết định thôi việc 

2. Mẫu quyết định thôi việc của công chức, viên chức

Đối với quyết định thôi việc của công chức, viên chức thì văn bản được bổ sung thêm một số điều khoản và văn bản dành riêng cho đối tượng làm việc trong cơ quan Nhà nước, ghi rõ thêm phần hưởng trợ cấp thôi việc…………
Mời bạn tham khảo tải mẫu quyết định thôi việc dưới đây để hình dung rõ hơn:

Mẫu quyết định thôi việc của công, viên chức

Mẫu quyết định thôi việc của công chức, viên chức

Mẫu đơn quyết định thôi viên của công chức, viên chức

3. Mẫu quyết định thôi việc song ngữ

Với thời đại công nghệ 4.0, tiếng anh đã trở thành ngôn ngữ được dùng phổ biến nên các văn bản ở nhiều doanh nghiệp đã yêu cầu bổ sung thêm ngôn ngữ Anh. Để tiện cho quá trình soạn thảo, chúng tôi mang đến cho các bạn mẫu quyết định thôi việc chuẩn nhất. Các bạn có thể tải mẫu quyết định thôi việc này để sử dụng:

Mẫu quyết định thôi việc song ngữ

Mẫu quyết định thôi việc song ngữ

Mẫu quyết định thôi việc song ngữ

Xem thêm: Cách viết đơn xin nghỉ việc Tiếng Anh hay và chuẩn nhất hiện nay.

V. Những trường hợp nên áp dụng quyết định thôi việc

Theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2012, có 10 trường hợp doanh nghiệp cho người lao động thôi việc được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Đó là:

- Hết hạn hợp đồng lao động, trừ người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ;

- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đủ điều kiện hưởng lương hưu;

- Người lao động bị tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Toà án;

- Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết;

- Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

- Bị xử lý kỷ luật sa thải;

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng;

- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng; cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.

VI. Hậu quả khi doanh nghiệp cho thôi việc trái luật

Khi cho người lao động thôi việc, doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật nếu không muốn chịu hậu quả.

Điều 42 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, như việc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng hay đền bù các tổn hại về vật chất và tinh thần cho người lao động.

- Với nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động: Doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết, tức là khôi phục lại quan hệ lao động.

- Với nghĩa vụ đền bù vật chất và tinh thần:

Trước hết, doanh nghiệp phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc. Đồng thời, đền bù tổn thất về tinh thần với mức thấp nhất là 02 tháng lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp phải trả thêm trợ cấp thôi việc.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp không muốn nhận và người lao động cũng đồng ý thì ngoài tiền đền bù tổn thất về tinh thần và trợ cấp thôi việc, doanh nghiệp còn phải bồi thường thêm ít nhất 02 tháng lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng.

Trường hợp không còn công việc theo hợp đồng mà người lao động vẫn muốn làm việc thì phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Thôi việc không phải là chuyện hiếm thấy hay khó tìm ở các doanh nghiệp trong thị trường năng động hiện nay. Chính vì vậy, doanh nghiệp và người lao động nên nắm rõ các quy định liên quan để không ảnh hưởng đến quyền lợi cũng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Xem thêm: Làm thế nào để viết lý do nghỉ việc trong CV hoàn hảo nhất

VII. Những điều cần làm của nhân viên khi nhận được quyết định thôi việc

Khi nhận được quyết định thôi việc, thay vì buồn bã với quyết định này thì bạn hãy luôn thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Cho dù bạn nghỉ việc là do yếu tố chủ quan hay khách quan thì sự việc cùng đã xảy ra và bạn hãy chấp nhận, chuẩn bị tinh thần tốt và phải đảm bảo những yêu cầu sau khi còn ở công ty cũ:

1. Để lại trong lòng mọi người một thái độ hòa nhã

Mặc dù mẫu quyết định thôi việc được ban hành với bạn nhưng đừng vì vậy mà bạn bực bội, cáu gắt với những đồng nghiệp xung quanh vì họ không có lỗi gì cả. Bạn hãy chứng minh rằng bạn là một nhân viên chuyên nghiệp, hãy hoàn thành công việc còn dang dở và tiến hành bàn giao cho người tiếp quản vị trí của bạn. Nếu làm như vậy thì ít nhất bạn cũng sẽ được họ nhớ đến với một sự vui vẻ.

2. Luôn giữ cho mình tinh thần vui vẻ, thái độ lạc quan

Bạn đã từng nghe câu nói “Khi cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra”? Việc bạn nhận quyết định thôi việc không phải là một chuyện quá đáng sợ, hãy nghĩ cởi mở hơn và để tinh thần thoải mái. Biết đâu sau đó, bạn sẽ tìm được một công việc mà bạn thật sự mong muốn và tại đó bạn sẽ phát huy được hết năng lực của mình. Hãy cứ luôn mỉm cười và tự tin vào bản thân để “chinh chiến” ở một nơi mới nhé!

3. Chuẩn bị cho mình một mẫu CV mới

Bước đầu cho một khởi đầu mới chính là việc bạn hãy chuẩn bị  cho mình một CV xin việc mới thật ấn tượng, các bạn có thể tham khảo những mẫu CV đẹp nhất tại 123Job nhé. 

Chuẩn bị mẫu cv mới ấn tượng

Chuẩn bị một mẫu CV thật ấn tượng

Bạn dùng mẫu CV đấy, gửi cho các công ty tuyển dụng, hoặc upload lên các trang tuyển dụng trực tuyến để họ có thể biết đến bạn. Và hãy luôn chuẩn bị tinh thần cho một buổi phỏng vấn mới ở một vị trí mới nhé! Chúc các bạn thành công.

VII. Kết luận 

Bài viết trên đã chỉ ra được cho các bạn những điểm cơ bản nhất của quyết định thôi việc và những điều cần lưu ý khi soạn thảo hay nhận được quyết định. Điều quan trọng là bạn hãy luôn tích cực, chủ động trong công việc và cố gắng hết sức mình thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình huống này. Và nếu có thì cũng hãy chấp nhận bằng một tinh thần lạc quan và luôn mỉm cười nhé!