SBU có một vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có nhiều cấu trúc về sản phẩm/dịch vụ thì việc xây dựng một SBU lại càng cần thiết. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về SBU là gì nhé!

SBU là gì có vẻ là một thuật ngữ quản trị chiến lược xa lạ nhưng nếu bạn đang chuẩn bị phát triển doanh nghiệp của mình về quy mô cũng như về chủng loại sản phẩm/dịch vụ thì cần phải hiểu những kiến ​​thức cơ bản về một đơn vị kinh doanh chiến lược. Trong bài viết dưới đây, 123job sẽ chia sẻ tới bạn đọc một số thông tin về SBU là gì? SBU có vai trò gì đối với mỗi công ty, doanh nghiệp? Sử dụng SBU trong ma trận BCG như thế nào? Ưu và nhược điểm của SBU là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về SBU là gì nhé!

I. Đơn vị kinh doanh chiến lược - SBU là gì?

SBU là gì?SBU là gì?

SBU là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Strategic Business Unit”, được dịch theo thuật ngữ chuyên môn là “Đơn vị kinh doanh chiến lược”, đây là một khái niệm căn bản của quản trị chiến lược. SBU là gì được sử dụng để trình bày một thực thể hoặc đơn vị được quản lý độc lập của một công ty lớn. Các đơn vị kinh doanh chiến lược thường có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh và đường lối riêng. Hơn nữa, việc lập kế hoạch kinh doanh của họ được thực hiện tách biệt với các doanh nghiệp khác và hoàn toàn khác với doanh nghiệp mẹ.

Hay nói cách khác thì đơn vị kinh doanh chiến lược là một mảng của một tập đoàn khổng lồ, chịu trách nhiệm về cách xử lý kế hoạch kinh doanh chung của tập đoàn. Chúng có thể là bộ phận kinh doanh, một nhóm hoặc một doanh nghiệp hoàn toàn riêng biệt. Bất kể SBU là gì thì chúng đều hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể hoặc một khu vực địa lý.

Mặc dù làm việc độc lập nhưng đơn vị kinh doanh chiến lược vẫn phải báo cáo trực tiếp quá trình làm việc, tình hình kinh doanh với trụ sở chính của tổ chức mẹ. Thông thường thì đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ xem xét một thị trường hoặc một ngành cụ thể.

II. Tại sao SBU lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Hiện nay SBU là gì được rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có quy mô lớn áp dụng. Vậy tại sao SBU lại được nhiều doanh nghiệp áp dụng đến vậy? SBU có tầm quan trọng gì đối với doanh nghiệp? Dưới đây là một số vai trò của SBU là gì đối với doanh nghiệp, công ty mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:

1. Là giải pháp hiệu quả cho vấn đề tổ chức công ty

Khi doanh nghiệp trở nên lớn hơn, mở rộng về quy mô thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên khó khăn, chậm chạp, khó điều chỉnh và đồng bộ hóa hơn rất nhiều. Lúc này việc áp dụng SBU là một điều vô cùng cần thiết và mang lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp bởi SBU là gì giúp cho doanh nghiệp có thể thực hiện và kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình.

Tại sao SBU lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Tại sao SBU lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

2. Tập trung vào vấn đề trọng tâm

Khi doanh nghiệp sở hữu nhiều sản phẩm/dịch vụ khác nhau và tùy vào từng thời điểm lại đòi hỏi những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới để có thể bắt kịp với xu hướng của thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng. Lúc này việc quản trị kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải khá nhiều khó khăn trong việc xác định được rõ những chiến lược kinh doanh trọng tâm cần phải làm. Và để có thể lập được một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì lúc này các doanh nghiệp thường lựa chọn phương án là thành lập các SBU độc lập nhằm mục đích hướng trọng tâm tới nhóm sản phẩm. Từ đó sản phẩm sẽ dần được hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh hơn.

3. Cùng doanh nghiệp hoàn thiện STP

Việc xác định STP chính xác được xem là chìa khóa thành công cho mỗi doanh nghiệp. Mỗi sản phẩm có thể được chia thành các SBU là gì riêng biệt để có thể nắm bắt được phân khúc thị trường một các hiệu quả.

Mỗi một sản phẩm khi đã định vị được thị trường, xác định được khách hàng mục tiêu và phân khúc thị trường thì khả năng thành công sẽ rất cao. Để làm được điều này thì việc xây dựng đội nhóm kinh doanh, quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược, marketing, điểm bán hàng… riêng biệt cho một sản phẩm là điều rất cần thiết. Khi phân chia sản phẩm thành các SBU, doanh nghiệp lúc này sẽ có một cái nhìn toàn diện nhất về kế hoạch phát triển, tầm nhìn, cũng như các nhiệm vụ trọng tâm cần phải làm. Lúc này thì tỉ lệ thành công của doanh nghiệp sẽ rất cao.

Xem thêm: Những nguyên tắc để thành công trong xây dựng chiến lược kinh doanh

III. Sử dụng SBU trong ma trận Boston như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng SBU trong ma trận Boston như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ma trận Boston là gì? Ma trận Boston có tên gọi đầy đủ là Boston Consulting Group hay còn được viết tắt là ma trận BCG. Lý thuyết ma trận BCG được xây dựng nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể định hướng được chiến lược tăng trưởng thị phần cho sản phẩm bằng cách đưa các danh mục sản phẩm vào 4 nhóm, việc xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay loại bỏ. Ma trận BCG được chia thành 4 phần là:

1. Góc ngôi sao

Đây được xem là danh mục đầu tư hay SBU tốt nhất dành cho các công ty, doanh nghiệp. Ở SBU này, các sản phẩm ngôi sao có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần cao nên tạo ra nhiều doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sản phẩm thuộc góc phần tư này thường là các sản phẩm độc quyền hoặc những sản phẩm mới ra mắt thị trường, nhận được sự yêu thích và đánh giá cao từ khách hàng.

Tuy nhiên, một sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao, được nhiều người yêu thích thì cũng đồng nghĩa với việc nó cần đầu tư một số vốn khá lớn. Trong trường hợp ngôi sao được đầu tư nhiều, phát triển tốt thì trong tương lai dù tốc độ tăng trưởng giảm thì nó cũng sẽ trở thành bò sữa. Điều đó có nghĩa là dù mức độ tăng trưởng thấp nhưng sản phẩm vẫn chiếm được thị phần cao trong thị trường.

Sử dụng SBU trong ma trận Boston

Sử dụng SBU trong ma trận Boston

2. Góc dấu hỏi

SBU dấu hỏi dùng để chỉ những sản phẩm/dịch vụ có mức độ tăng trưởng cao nhưng chúng lại chiếm một thị phần thấp trong thị trường, tiêu thụ lượng tiền mặt lớn và thua lỗ… Mặc dù những sản phẩm này được đầu tư khá lớn về các chi phí nhưng chúng lại thu về ít lợi nhuận. Những SBU trong loại này không phải lúc nào cũng giành được thành công và ngay cả khi đầu tư một số vốn lớn thì họ vẫn đấu tranh để giành được thị phần và cuối cùng trở thành SBU ở góc phần tư thứ nhất là góc ngôi sao...

3. Góc bò sữa

Góc này là những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất, mặc dù có mức tăng trưởng thấp nhưng những sản phẩm ở góc phần tư này lại chiếm thị phần cao. Những sản phẩm thuộc nhóm này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tương đối ổn định.

Theo ma trận BCG thì các doanh nghiệp không nên đầu tư vào góc phần tư này để tạo ra sự tăng trưởng mà chỉ nên hỗ trợ để cho các sản phẩm có thể duy trì thị phần hiện tại. Bò sữa thường là các tập đoàn lớn hoặc SBU có khả năng đổi mới sản phẩm hoặc quy trình mới để trở thành ngôi sao mới.

4. Góc con chó

Đây là góc giữ thị phần thấp so với đối thủ cạnh tranh và hoạt động ở trong một thị trường tăng trưởng chậm. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không nên đầu tư vào góc phần tư này vì chúng tạo ra lợi nhuận tiền mặt thấp hoặc có thể là âm. Tuy nhiên, ở góc này vẫn có thể tạo ra được lợi nhuận trong thời gian dài, chúng có thể cung cấp sự phối hợp cho các thương hiệu khác hoặc hành động đơn giản như một sự bảo vệ để chống lại các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

IV. Cách sử dụng SBU trong các ma trận

1. Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Ma trận ADL được phát triển bởi công ty Arthur D. Little, có hai nhân tố chính là: Vị thế cạnh tranh (Competitive Position) và quá trình trưởng thành của ngành (Industry Maturity). Sự kết hợp giữa hai nhân tố này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình ra quyết định chiến lược của doanh nghiệp. Ma trận ADL thường được sử dụng để phát triển chiến lược cho các đơn vị kinh doanh (SBU) nhưng chúng cũng có thể dùng cho các dòng sản phẩm hoặc sản phẩm. Ma trận ADL thường được phân loại và đặt vào các ô tương ứng với vị trí trên ma trận.

Dựa trên sự phân loại vào các ô tương ứng mà các nhà hoạch định chiến lược, quản trị chiến lược có thể xúc tiến đề nghị những kế hoạch kinh doanh thích hợp: Tập trung (Build), duy trì (Maintain) hay rút bỏ (Liquidate) hoặc có những phương án xử lý khác.

Sử dụng SBU trong ma trận ADL

Sử dụng SBU trong ma trận ADL

2. Mở mới, tăng cường hay đóng lại các SBU

Việc duy trì các công ty con để kỳ vọng tiếp tục sinh lãi có thể sẽ khiến cho công ty mẹ hao tổn nhiều nguồn lực mà tỷ suất lợi nhuận lại không cao. Bên cạnh đó mà căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như: Doanh thu, kế hoạch kinh doanh, vị thế cạnh tranh… tùy vào từng trường hợp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định mở mới, tăng cường hay đóng các SBU là gì.

Xem thêm: Quản lý thời gian hiệu quả với phương pháp Ma trận Eisenhower

V. Giải đáp một số thắc mắc về SBU là gì?

1. Đặc điểm của SBU là gì?

Nhìn chung, một SBU là gì - đơn vị kinh doanh chiến lược có các đặc điểm sau:

  • Là một đơn vị kinh doanh độc lập, có nghĩa là có tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược, kế hoạch kinh doanh riêng.
  • SBU là gì hoạt động một cách độc lập và tập trung vào một thị trường mục tiêu.
  • SBU không có tập hợp các công ty đối thủ giống như các công ty khác
  • Các SBU hoạt động ở các thị trường khác nhau và hướng đến các nhóm khách hàng khác nhau.
  • Doanh thu, chi phí cũng như lợi nhuận của đơn vị kinh doanh chiến lược được theo dõi một cách độc lập.
  • SBU là gì có khả năng tự đưa ra quyết định tự chủ mọi hoạt động: Đầu tư, ngân sách, chi phí...
  • Người đứng đầu đơn vị kinh doanh chiến lược sẽ chịu trách nhiệm về quản trị kinh doanh, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động và hoạch định chiến lược của đơn vị cụ thể.

2. Điều kiện để trở thành SBU là gì?

  • Các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt về mặt công nghệ;
  • Các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt về chức năng, công dụng, lợi ích;
  • Các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt về nhãn hiệu hoặc phương thức tiếp thị;
  • Các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt về đối tượng khách hàng;
  • Các sản phẩm/dịch vụ có sự khác biệt về phân khúc thị trường.

3. Những thuận lợi và khó khăn của SBU là gì?

Mặc dù các đơn vị kinh doanh chiến lược là quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng nó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế. Trước khi quyết định có thành lập một SBU hay không thì hãy cùng xem lại những ưu và nhược điểm của nó:

a. Thuận lợi

  • SBU là gì giúp đơn giản hóa quy trình quản trị chiến lược, quản trị kinh doanh.
  • SBU giúp liên kết giữa các bộ phận khác nhau của công ty.
  • Các đơn vị kinh doanh chiến lược giúp quá trình ghi sổ kế toán của các tổ chức có khối lượng lớn trở nên dễ dàng hơn.
  • Giúp doanh nghiệp nâng cao tuổi thọ, tồn tại lâu dài.

Những thuận lợi và khó khăn của SBU là gì?

Những thuận lợi và khó khăn của SBU là gì?

b. Khó khăn

  • Việc giao tiếp với quản lý cấp trên gặp phải rất nhiều khó khăn.
  • Có thể tạo ra sự cạnh tranh trong công ty.
  • Việc thành lập một SBU tốn khá nhiều chi phí.

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về SBU là gì, cách sử dụng SBU trong ma trận BCG, những ưu và nhược điểm của SBU là gì mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết có thể cung cấp cho bạn điều gì đó cần thiết để bạn thành công trong công việc kinh doanh. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn đạt được thật nhiều thành công!