Stakeholder đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tương lai cũng như hoạt động hàng ngày của công ty. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Stakeholder là gì và vì sao sự thành công của dự án phải dựa vào Stakeholder nhé!
Ngày nay khái niệm Stakeholder là gì ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tìm kiếm vì nó có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công trong dự án của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về tầm quan trọng của Stakeholder là gì? Tại sao lại nói Stakeholder là yếu tố then chốt quyết định thành công của dự án? Vậy cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Stakeholder là gì nhé!
I. Stakeholder là gì?
1. Khái niệm Stakeholder là gì?
Theo Viện Quản lý Dự án (PMI) thì stakeholders hay còn được gọi là các bên liên quan là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các quyết định, hoạt động hoặc kết quả của dự án, chương trình, danh mục.
Còn hiểu một cách chung và dễ hiểu nhất thì Stakeholder là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp, đặc biệt là trong các dự án. Stakeholder là những đối tượng có sự quan tâm đặc biệt, có thể chia sẻ về nguồn lực, có thể tác động hoặc chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động doanh nghiệp về các chiến lược, kế hoạch kinh doanh...
Stakeholder là gì?
2. Có bao nhiêu loại Stakeholder?
Như trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Stakeholder là gì, vậy có bao nhiêu loại Stakeholder? Hiện nay Stakeholder là gì được chia ra thành 2 loại chính là Stakeholder nội bộ và Stakeholder bên ngoài.
- Stakeholder nội bộ: Là những người có quan tâm đến dự án và có liên quan trực tiếp đến việc trở thành một phần của tổ chức đang quản lý dự án đó. Họ có thể là thành viên trong nhóm, người điều hành, chủ sở hữu hoặc thậm chí là nhà đầu tư trong tổ chức.
- Stakeholder bên ngoài: Là những người không liên quan trực tiếp đến tổ chức nhưng họ bị ảnh hưởng bởi dự án ở một mức độ nào đó. Các Stakeholder bên ngoài có thể bao gồm nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng, người kiểm tra dự án và nhóm người dùng sản phẩm.
3. Phân biệt stakeholder và shareholder
Stakeholder là khái niệm rộng lớn, bao trùm lên shareholder. Trong đó, shareholder (cổ đông) là một trong nhiều stakeholder của doanh nghiệp. Ngoài shareholder, còn nhiều bên liên quan khác (đối tác, khách hàng, nhà cung cấp…) cũng là stakeholder.
II. Phân tích về tầm quan trọng của Stakeholder
1. Tầm quan trọng của Stakeholder
Stakeholder nội bộ và Stakeholder bên ngoài đều có vai trò vô cùng quan trọng đối với các dự án của doanh nghiệp. Stakeholder nội bộ có vai trò quan trọng vì hoạt động của doanh nghiệp dựa vào khả năng của họ để làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Còn Stakeholder bên ngoài có thể ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như khách hàng có thể thay đổi thói quen mua hàng của họ, nhà cung cấp có thể thay đổi phương thức sản xuất và phân phối của họ và chính phủ có thể sửa đổi luật và quy định. Chính vì vậy mà việc quản lý mối quan hệ với các Stakeholder nội bộ và Stakeholder bên ngoài là chìa khóa cho thành công lâu dài của doanh nghiệp.
2. Vai trò của Stakeholder là gì?
Vai trò chính của Stakeholders là giúp một công ty đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình bằng cách đóng góp kinh nghiệm và quan điểm của họ vào một dự án. Ngoài ra Stakeholder là gì cũng có thể cung cấp các vật liệu và nguồn lực cần thiết. Sự hỗ trợ của họ là rất quan trọng đối với sự thành công của một dự án. Nếu như Stakeholders không thích kết quả thì dự án thường có thể bị coi là thất bại, ngay cả khi tất cả các mục tiêu kinh doanh đã đạt được.
Để giúp dự án thành công thì các Stakeholders nên can thiệp vào việc lập kế hoạch và quản lý dự án bằng cách tham gia vào:
- Tạo ra điều lệ dự án và tuyên bố rõ ràng về phạm vi dự án;
- Xây dựng kế hoạch quản lý dự án một cách cụ thể và chi tiết nhất;
- Phê duyệt sự thay đổi dự án một cách kịp thời và có thể nằm trong ban kiểm soát thay đổi;
- Xác định các ràng buộc và giả thuyết trong nhiều trường hợp, tình huống khác nhau;
- Xác định yêu cầu đặt ra;
- Quản lý rủi ro.
Vai trò của Stakeholder là gì?
III. Quản lý stakeholder hiệu quả
1. Những xung đột thường xảy ra giữa các stakeholder là gì
Mỗi hoạt động, dự án của doanh nghiệp đều có sự tham gia của nhiều stakeholder. Những góc nhìn khác nhau từ các phía stakeholder rất dễ dẫn tới tranh cãi, xung đột. Nếu không giải quyết xung đột, quan hệ bền chặt giữa doanh nghiệp và stakeholder sẽ bị phá vỡ. Dưới đây là những vấn đề tranh chấp thường xảy ra giữa các stakeholder:
- Xung đột quyền lợi: Tranh chấp quyền lợi có thể xảy ra giữa các stakeholder bên trong hay bên ngoài công ty. Mỗi đơn vị với tính chất kinh doanh khác nhau đều sở hữu những mục tiêu quyền lợi riêng. Rất khó để mỗi tổ chức đều đạt được tất cả tham vọng của mình chỉ thông qua một dự án chung. Đó là lý do sự hài hòa lợi ích, sự đồng thuận giữa các bên tham gia là điều quan trọng nhất trong hợp tác. Để hạn chế xung đột, cần phân chia quyền lợi hợp lý, tương ứng giữa vị trí, trách nhiệm của các stakeholder.
- Xung đột về ý tưởng, quan điểm phát triển: Mỗi stakeholder đều có những quan điểm, chiến thuật khác nhau cho những kế hoạch chung. Ai cũng muốn tiếng nói của mình được lắng nghe, có trọng lượng và ảnh hưởng lên dự án. Tuy nhiên, khi không thống nhất được phương án chung hay quan điểm tiếp cận quá khác biệt, những tranh chấp ý tưởng sẽ làm nảy sinh xung đột, gây cản trở quan hệ hợp tác.
- Mức độ ảnh hưởng: Trong quan hệ hợp tác (tài trợ, nhà cung cấp), stakeholder đều muốn chiếm giữ vị trí quan trọng. Bởi nó liên quan trực tiếp tới quyền lợi và hơn hết là sức ảnh hưởng của doanh nghiệp đó lên các quyết định quan trọng. Khi đơn vị nào cũng mong muốn nắm giữ vị trí chủ chốt, doanh nghiệp trung tâm không có quan điểm, phân xử rõ ràng, xung đột sẽ nhanh chóng xảy ra.
3. Làm thế nào để quản lý stakeholder hiệu quả
Để hạn chế những xung đột giữa các stakeholder, đảm bảo nền tảng mối quan hệ vững chắc cho tổ chức, quản lý stakeholder là nội dung hàng đầu. Quản lý Stakeholders gồm 4 quá trình sau:
Bước 1: Xác định các bên sẽ trở thành Stakeholders
- Xác định những cá nhân, đội nhóm, đơn vị, tổ chức chịu ảnh hưởng/có tác động lên dự án của doanh nghiệp.
- Khi nhận diện từng stakeholder, cần phân tích tầm ảnh hưởng của bên liên quan đó (ảnh hưởng lên khía cạnh nào, nguồn cung/sức mua… và mức độ ảnh hưởng ra sao)
- Xác định đầy đủ giúp doanh nghiệp dễ dàng phân loại, lên phương án điều phối, quản lý sức ảnh hưởng, sự đóng góp của các stakeholders. Quan trọng hơn hết là đảm bảo giảm thiểu rủi ro cho dự án.
Bước 2: Phân tích Stakeholders
- Xác định mong đợi, vai trò, sức ảnh hưởng, mục tiêu, mức đóng góp… của các stakeholders.
- Xác định key stakeholders (bên liên quan chính) cho dự án là ai/đơn vị nào? Đó là những cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng quyết định tới dự án tương lai.
Bước 3: Phân loại các Stakeholders
- Phân loại mức độ ưu tiên dành cho các key stakeholders. Điều này giúp quyết định mức độ ưu tiên hợp tác, phân chia vai trò, trách nhiệm, quyền lợi.
- Mô hình hỗ trợ quá trình phân loại có thể tham khảo: Power/Interest Grid đánh giá dựa trên quyền lực và mức độ quan tâm của nhóm Stakeholder.
Bước 4: Lựa chọn phương án quản lý stakeholders
- Lựa chọn chiến lược giao tiếp và làm việc với các bên liên quan. Chiến lược tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp có được sự ủng hộ lớn mạnh từ stakeholder, giảm thiểu những xung đột, rạn nứt có thể xảy ra.
- Việc quản lý cần đáp ứng những yêu cầu tối thiểu của stakeholders, thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan. Đồng thời khích lệ sự tham gia, đóng góp của họ cho dự án.
- Trong quá trình đó, giao tiếp để thấu hiểu, đàm phán để thống nhất mục tiêu chung, giải quyết vấn đề tranh luận là điều cần được thực hiện thường xuyên.
IV. Những khái niệm khác có liên quan tới Stakeholder
Bên cạnh khái niệm Stakeholder là gì thì những khái niệm khác có liên quan tới Stakeholder cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số khái niệm quan trọng khác liên quan tới Stakeholder là gì mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
1. Stakeholder theory
Stakeholder theory hay còn được gọi là lý thuyết các bên liên quan là quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh mối quan hệ liên kết giữa một doanh nghiệp và khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng và những người khác có cổ phần trong tổ chức. Stakeholder theory cho rằng một công ty nên tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan, không chỉ cho các cổ đông.
Hiện nay, Stakeholder theory đã trở thành một trọng tâm vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu đạo đức kinh doanh và là nền tảng để nghiên cứu, phát triển thêm trong các công trình nghiên cứu và xuất bản của nhiều học giả.
2. Multi-stakeholder
Multi-stakeholder là một dạng khung hay cấu trúc của một tổ chức dựa trên quy trình quản trị đa thành phần hoặc quá trình hoạch định chính sách. Mục đích chính của mô hình Multi-stakeholder là khuyến khích sự tham gia của các stakeholders chính như doanh nghiệp, xã hội, dân sự, chính phủ, tổ chức nghiên cứu và tổ chức phi chính phủ để có thể hợp tác, tham gia đối thoại từ đó đưa ra quyết định và thực hiện các giải pháp cho những vấn đề hoặc mục tiêu chung của các stakeholders.
3. Stakeholder analysis
Stakeholder Analysis có nghĩa là quá trình phân tích các Stakeholders. Đây là một quá trình bao gồm việc xác định các stakeholder trước khi bắt đầu dự án với mục đích chính là chia các stakeholder thành từng nhóm khác nhau dựa theo mức độ tham gia, mức độ quan tâm, tầm ảnh hưởng của họ lên dự án và xác định cách tốt nhất để các nhóm stakeholders này có thể làm việc cũng như giao tiếp với nhau hiệu quả xuyên suốt dự án đó. Với việc phân chia như vậy sẽ giúp cho từng mảng của dự án được tập trung hơn, từ đó mang tới thành công cho dự án lớn.
4. Stakeholder mapping
Stakeholder mapping hay còn được gọi là lập bản đồ các bên liên quan là quá trình trực quan đưa ra tất cả các Stakeholder là gì của một sản phẩm, dự án hoặc ý tưởng trên một bản đồ. Lợi ích chính của Stakeholder mapping là thể hiện trực quan tất cả những người có thể ảnh hưởng tới dự án của bạn và cách họ kết nối với nhau. Stakeholder mapping có một vai trò vô cùng quan trọng vì Stakeholder mapping cho phép bạn xác định những người chơi chính sẽ ảnh hưởng đến dự án của bạn và sự thành công của dự án.
Stakeholder mapping là gì?
V. Tại sao thành công của dự án phải dựa vào Stakeholder?
Stakeholder là gì được doanh nghiệp đánh giá là nền móng cho sự thành công của một dự án. Các kế hoạch thực hiện, những phương án bổ sung, yếu tố cung cấp nhu cầu cho đầu vào, giải quyết đầu ra… đều là những mắt xích vô cùng quan trọng liên kết với nhau để giúp cho quá trình thực hiện dự án được hoàn thiện hơn. Từ đó mà giúp dự án nhanh chóng đạt được những kế hoạch và mục tiêu đặt ra. Có được một nhóm Stakeholder hỗ trợ sẽ đồng nghĩa với việc tỷ lệ thành công của dự án là rất cao. Bởi một đội ngũ giải quyết hay làm việc nhóm thường sẽ hiệu quả hơn là bạn làm một mình.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Stakeholder là gì, Stakeholder theory là gì, tầm quan trọng của Stakeholder đối với sự thành công trong các dự án của doanh nghiệp mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Stakeholder là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn đạt được nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!