Nhu cầu tuyển dụng tạp vụ nhà hàng ngày một tăng cao, thu hút sự quan tâm lớn của nhiều người lao động. Vậy nhiệm vụ của tạp vụ nhà hàng bao gồm những việc gì?; Mức lương của tạp vụ là gì?; Nên ứng tuyển vị trí nhân viên tạp vụ sao cho đúng?

Dịch vụ ăn uống ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng tạp vụ nhà hàng ngày một tăng cao, thu hút sự quan tâm lớn của chị em phụ nữ. Vậy nhiệm vụ của tạp vụ nhà hàng bao gồm những việc gì? Mức lương của tạp vụ là gì? Ứng tuyển vị trí nhân viên tạp vụ như thế nào là những thắc mắc của hầu hết người lao động tìm việc tạp vụ hiện nay. Hãy cùng 123job.vn tìm câu trả lời phù hợp nhất qua bài viết sau đây. 

1. Tạp vụ là gì? 

Tạp vụ (Janitor) là vị trí đảm nhận việc giữ vệ sinh (sạch sẽ, ngăn nắp, thơm tho…) cho toàn bộ không gian hoặc những khu vực được phân công tại cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Tùy thuộc vào môi trường làm việc mà nhiệm vụ, khối lượng công việc và thời gian làm việc của tạp vụ sẽ khác nhau. 

tạp vụ là gì

2. Nhiệm vụ của nhân viên tạp vụ nhà hàng là gì? 

Vị trí tạp vụ nhà hàng chịu quản lý trực tiếp của Trưởng bộ phận Tạp vụ hoặc Trưởng ca với nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh từng khu vực trong nhà hàng. Về cụ thể, công việc tạp vụ nhà hàng bao gồm những nội dung sau đây: 

Làm vệ sinh khu vực đầu ca

  • Đầu ngày, đầu tuần làm việc, nhân viên tạp vụ cần tiếp nhận thông tin phân công nhiệm vụ từ Tổ trưởng. Tiếp đó cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và di chuyển tới khu vực của mình để làm việc. 
  • Thực hiện công việc vệ sinh, quét hành lang, cầu thang, trước sàn, trong nhà hàng… bằng máy chuyên dụng; lau toàn bộ khu nhà bằng dụng cụ phù hợp tùy từng khu vực trong nhà hàng. 
  • Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định, thường là trước khi cửa hàng mở cửa. Đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng tới công tác của các bộ phận khác và trải nghiệm của khách hàng. 

Làm vệ sinh khu vực Toilet

  • Với khu vực nhà vệ sinh, ngoài vệ sinh sàn, nhân viên tạp vụ cần vệ sinh sạch sẽ bồn cầu mọi mặt từ trong ra ngoài, trên thành và xung quanh bằng hóa chất tẩy rửa phù hợp. 
  • Bồn rửa, mặt kính, vòi rửa là những vị trí cần vệ sinh cẩn thận đảm bảo không dính bụi bẩn. 
  • Sau khi vệ sinh toàn bộ những vị trí, thiết bị có trong nhà vệ sinh, nhân viên tạp vụ cần thay giấy mới, kiểm tra khăn giấy, nước rửa tay phòng khi cần thay mới. Đặt tinh dầu tạo mùi đảm bảo không gian được thông thoáng, dễ chịu. 

Làm vệ sinh khu vực phục vụ khách

Khu vực phục vụ khách thường xuyên có người qua lại, để đảm bảo khách tới cửa hàng luôn có trải nghiệm về một không gian tốt, nhân viên tạp vụ cần phối hợp tốt với nhân viên phục vụ. Trong đó cần: 

  • Túc trực, sẵn sàng có mặt cho những tình huống đặc biệt: Rơi, vỡ đồ ăn, thức uống; khách dùng bữa xong… nhằm đảm bảo khu vực chính luôn sạch đẹp, mang tới không gian tốt nhất tới khách hàng.
  • Hỗ trợ nhân viên thu dọn, phân loại và xử lý rác đúng quy định và làm vệ sinh khu vực Bếp theo phân công. 
  • Vệ sinh sàn nhà, bàn ghế, cửa kính, hay mọi vật dụng có trong khu vực khi cuối ca làm. Thu gọn mọi dụng cụ sử dụng trong quá trình làm việc về nơi quy định. 
  • Bàn giao công việc cho Tổ trưởng khi kết thúc ca làm việc.

Bảo quản công cụ dụng cụ được phân công

  • Mỗi cửa hàng, hoặc mỗi nhân viên tạp vụ đều được phân công những dụng cụ, máy móc riêng trong quá trình làm việc. Khi nhận việc, bạn cần kiểm tra số lượng, chức năng, nhiệm vụ của từng máy.
  • Làm vệ sinh các công cụ sau mỗi ca làm việc. Bảo quản phù hợp tùy từng loại sản phẩm. Thường xuyên kiểm tra chất lượng các dụng cụ. Báo cáo lên cấp trên khi cần sửa chữa, thay mới. 
  • Để xuất mua mới, cung cấp những vật dụng cần thiết khác.

tạp vụ là gì

3. Mức lương của tạp vụ là gì, phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Nhìn chung, mức lương trung bình hiện nay của nhân viên tạp vụ thường dao động trong khoảng 5 - 9 triệu đồng/mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương chính xác của nhân viên tạp vụ sẽ phù thuộc vào những yếu tố sau đây: 

  • Vị trí địa lý, khu vực ứng tuyển: Khu vực việc làm có ảnh hưởng lớn tới mức chi trả lương nhân viên. Tại các thành phố lớn, lương tạp vụ sẽ nhỉnh hơn các tỉnh thành khác. 
  • Môi trường làm việc: Vị trí tạp vụ nhà hàng, hay tạp vụ khách sạn, cơ quan nhà nước sẽ có mức lương khác nhau. Nguyên do tới từ tính chất, khối lượng công việc. Ví dụ nhân viên tạp vụ các khu nghỉ dưỡng có mức lương cao hơn tạp vụ văn phòng (công việc có định, ít sự thay đổi). 
  • Kinh nghiệm việc làm: Người có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, nhanh nhẹn có thể đàm phán mức lương cao hơn người mới bắt đầu. 
  • Quy mô công ty: Các công ty lớn thường có chính sách lương, thưởng ưu đãi hơn những doanh nghiệp nhỏ lẻ. 
  • Thị trường lao động: Cung cầu lao động cũng ảnh hưởng tới mức lương của nhân viên tạp vụ. 

4. Hướng dẫn ứng tuyển, phỏng vấn vị trí tạp vụ nhà hàng mới nhất

Để ứng tuyển vào vị trí tạp vụ nhà hàng, bạn cần trải qua những bước sau đây:

Tiếp nhận tin tuyển dụng

Nhà tuyển dụng thường đăng tin hoặc thông báo tuyển dụng thông qua các kênh online (mạng xã hội, website tìm kiếm việc làm…) hoặc kênh offline (treo trực tiếp tại cửa hàng, thông qua giới thiệu…). Tin tuyển dụng thường đi kèm yêu cầu công việc, mô tả nhiệm vụ, giờ giấc, mức lương… Hãy tham khảo các kênh thông tin trên để  được thông tin sớm và chính xác nhất và ứng tuyển vào vị trí, cơ sở phù hợp với bản thân.

Tiến hành phỏng vấn

Sau khi nhận được thông tin ứng tuyển của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ra ứng viên tiềm năng và lên lịch phỏng vấn. Buổi phỏng vấn được thực hiện nhằm đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ của ứng viên. Thông thường, nhà tuyển dụng thường ưu ái những ứng viên trung thực, nhanh nhẹn khi tuyển dụng nhân viên tạp vụ. Vì vậy, khi tới phỏng vấn, hãy chuẩn bị thật kỹ trang phục, trình bày kỹ năng, thái độ thuyết phục với HR. 

Kiểm tra thông tin

Trước khi chính thức thông báo trúng tuyển, nhà tuyển dụng sẽ rà soát lần nữa thông tin, lý lịch của ứng viên. Đảm bảo ứng viên trung thực, đáng tin cậy và phù hợp với yêu cầu của nhà hàng. 

Đàm phán mức lương

Quá trình đàm phán lương có thể diễn ra độc lập hoặc ngay thời điểm phỏng vấn. Để đàm phán có lợi cho mình, bạn nên tham khảo mức lương ở các vị trí tương tự, đánh giá kỹ năng mà mình có, từ đó đưa ra đề xuất phù hợp. 

Hợp đồng lao động

Khi đã đạt thỏa thuận về mức lương và gật đầu với các điều kiện làm việc, bạn cùng cơ sở làm việc sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Hãy chú ý tới những điều khoản nhiệm vụ, thời gian, quyền lợi của nhân viên có giống với những gì đã trao đổi hay không. Cân nhắc những nội dung mong muốn bổ sung hoặc nội dung thắc mắc. Hãy trao đổi chi tiết, cân nhắc đầy đủ nội dung hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của bản thân. 

tạp vụ là gì

5. Một số vị trí, công việc tạp vụ có nhu cầu tuyển dụng cao khác

Ngoài vị trí tạp vụ nhà hàng, dưới đây là những vị trí, công việc có nhu cầu tuyển dụng cao khác: 

  • Tạp vụ khách sạn: Đảm bảo vệ sinh sàn, hành lang, bàn làm việc, cung cấp đồ dùng cho văn phòng… 
  • Tạp vụ trường học: Vệ sinh khu lớp học, phòng ăn, sân trường, nhà vệ sinh…
  • Tạp vụ tại bệnh viện, phòng khám: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho bệnh nhân và nhân viên bệnh viện qua công tác làm sạch khu vực tiếp đón bệnh nhân, phòng bệnh, xử lý rác thải y tế…
  • Tạp vụ chung cư: Đảm nhiệm vệ sinh những khu vực chung như sản, hành lang, thang máy, cầu thang bộ…
  • Tạp vụ công cộng: Nhiệm vụ vệ sinh, thu gom rác thải nơi công cộng như bãi biển, công viên.

tạp vụ là gì

Kết luận

Trên đây là nội dung tạp vụ là gì, nhiệm vụ mà tạp vụ nhà hàng sẽ đảm nhận tại nơi làm việc. Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò, công việc, mức lương của một nhân viên tạp vụ nhà hàng là gì. Đừng quên tham khảo quy trình ứng tuyển vị trí tạp vụ mà 123job.vn đã giới thiệu để đảm bảo quá trình phỏng vấn của mình diễn ra thuận lợi nhất.