Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy Tết Đoan Ngọ năm 2021 rơi vào ngày nào dương lịch? Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng lễ tết Đoan Ngọ? Cùng tìm hiểu nhé!

Tết Đoan Ngọ là ngày lễ đặc biệt trong năm diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Vào ngày này, mọi gia đình sẽ chuẩn bị những món ăn đặc biệt như hoa quả, rượu nếp,... để cúng gia tiên. Tuy nhiên bạn có thực sự hiểu rõ Tết Đoan Ngọ là gì không, Tết Đoan Ngọ cúng gì tại sao người ta lại gọi Tết Đoan Ngọ là "tết giết sâu bọ". Mọi thắc mắc sẽ được 123job giải đáp ngay dưới đây!. 

I. Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì? 

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Tết “giết sâu bọ” là ngày 5.5 âm lịch. Năm 2021, ngày 5.5 âm lịch rơi vào ngày 14.6 dương lịch.

Hằng năm, cứ đến mồng 5.5 âm lịch, người Việt lại tổ chức Tết Đoan Ngọ. Đây là một ngày Tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc.

Ở Việt Nam Tết Đoan Ngọ là gì, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó là ngày “giết sâu bọ". Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

3

Tết Đoan Ngọ là gì? Tìm hiểu ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì? Theo truyền thuyết kể lại, một ngày sau khi thu hoạch, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến dày đặc, ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Mọi người đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên, có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Theo quan niệm cổ truyền ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì?, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5.5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất, phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc, sau đó mới bước chân ra khỏi giường, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Sách Đồng Khánh địa dư chí chép: "Tết Đoan Ngọ chuẩn bị đầy đủ rượu và hoa quả lễ tổ tiên từ sáng sớm. Mọi người đều uống rượu, ăn hoa quả, gọi là giết sâu bọ. Hôm ấy, người ta hái các loại thuốc cất giữ để sử dụng, hái lá ngải tùy theo năm mà bó thành hình con vật tượng trưng của năm đó…".

II. Tết Đoan Ngọ người ta thường cúng gì, ăn gì?

j

Những phong tục độc đáo trong ngày tết Đoan Ngọ

- Rượu nếp, nếp cẩm: đây là thứ không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của nhiều người, bộ phận tiêu hóa của con người thường có các loại ký sinh gây hại, chúng thường nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng tiêu diệt được. Chỉ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch, các loại ký sinh này thường ngoi lên, chúng ta mới có thể tận dụng để loại bỏ chúng bằng cách ăn những thức ăn có vị chua, cay, chát, trong đó nổi bật nhất là rượu nếp hay nếp cẩm. Đặc biệt, nếu thưởng thức món rượu này vào buổi sáng, ngay khi thức dậy thì càng hiệu nghiệm.

- Bánh tro: là loại bánh có màu vàng đậm, được làm từ gạo nếp ngâm cùng với nước tro của các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc.

- Hoa quả: với mong muốn "tiêu diệt sâu bệnh" bên trong cơ thể, người ta thường lựa chọn các loại quả có vị chua như mận, xoài xanh... và ăn chúng vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy.

Bánh tro hay hoa quả là những món ảnh không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ

Bánh tro hay hoa quả là những món ảnh không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ 

- Thịt vịt: đây là món ăn không thể thiếu của người miền Trung trong ngày tết Đoan Ngọ. Nhiều người cho rằng, vào những ngày tháng 5 oi nóng thì ăn thịt vịt sẽ giúp cho cơ thể mát mẻ hơn.

- Chè trôi nước: đây là món ăn không thể thiếu vào ngày tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Những viên chè làm từ bột nếp, bên trong có nhân đậu xanh, ăn kèm với nước cốt dừa có vị man mát, thơm ngon.

- Chè kê: đây là món ăn đặc trưng của người Huế mỗi dịp tết Đoan Ngọ. Sau khi xay hạt kê và loại bỏ lớp vỏ, người ta ngâm rồi đun sôi cho đến khi nở mềm, sền sệt rồi thêm nước đường cùng chút gừng là đã được một nồi chè kê thơm phức, vô cùng hấp dẫn rồi.

III. Mâm lễ Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?

Vào dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn. Năm 2021, Tết Đoan Ngọ (ngày mùng 5/5 âm lịch) rơi vào Thứ Hai, ngày 14/6 dương lịch. Vậy Tết Đoan Ngọ cúng gì, mâm lễ tết đoan ngọ thế nào được gọi là chuẩn chỉnh nhất? 

1. Mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước, rượu nếp

- Các loại hoa quả

- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp

- Xôi, chè

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Theo truyền thống của từng miền mâm lễ Tết Đoan Ngọ cũng có sự thay đổi, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm là món phổ biến. Ở miền Trung, món không thể thiếu trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba, bốn chục bánh trở lên để cúng gia tiên và sau đó cả gia đình cùng nhau thưởng thức.

Mân lễ Tết đoan ngọ gồm hoa quả, bánh tro, rượu nếp,...

Tết Đoan Ngọ cúng gì? Mân lễ Tết đoan ngọ gồm hoa quả, bánh tro, rượu nếp,...

Người Nam Bộ Tết Đoan Ngọ cúng gì? Thịt vịt là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này trong mâm lễ Tết Đoan Ngọ diệt sâu bọ. Tùy theo quan niệm của từng vùng, gia chủ có thể lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật mâm lễ Tết Đoan Ngọ chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.

2. Cúng Tết Đoan Ngọ vào lúc nào?

 Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm. Tuy nhiên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều. Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ.

IV. Bài cúng Tết Đoan Ngọ theo gợi ý của chuyên gia

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Dưới đây là bài cúng Tết Đoan Ngọ độc giả có thể tham khảo.

Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ con (chúng con) là: ...

Ngụ tại: ...

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy).

Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ

V. 5 điều kiêng kị và nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo quan niệm dân gian, Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 (âm lịch) là dịp quan trọng thứ hai trong năm, sau Tết Nguyên Đán. Dưới đây là một số lưu ý trong ngày này.

Những điều kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ

Những điều kiêng kỵ ngày Tết Đoan Ngọ. 

1. Những việc không nên làm

Một số lưu ý truyền miệng trong dân gian về ngày Tết Đoan Ngọ như sau:

-  Kiêng vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”, nghĩa là tà khí. Trong ngày thường và đặc biệt là ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.

- Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. Khi đi du lịch vào ngày này, dù xa hay gần, bạn cũng cần lưu ý giữ tiền bạc cẩn thận. 

- Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ nếu đi du lịch hoặc đi xa và có ý định mua đồ lưu niệm nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà về.

- Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, không nên ở trong những phòng bài trí các đồ vật mang tính chất tôn giáo như tranh, tượng phật, thánh… Bởi tác dụng chính của những vật phẩm này là trấn áp tà khí, chứng tỏ phòng ốc đó có vấn đề.

- Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

2. Những việc nên làm vào ngày Tết Đoan Ngọ

- Thực hiện nghi thức giết sâu bọ

Người xưa quan niệm trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở, gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả vào ngày 5/5. Người miền Bắc thường diệt sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và diệt sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng bánh tro và hoa quả…

Bạn đã hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Bạn đã hiểu rõ nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan Ngọ 

- Tắm nước lá từ thiên nhiên

Thông thường, vào ngày mùng 5/5, sau khi đã ăn cơm rượu để giết sâu bọ, mọi người sẽ tắm bằng nước đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, lá sả, lá tre… Người xưa cho rằng: tắm lá mùi để mồ hôi toát ra, có cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho con người phấn chấn. Cách tắm này lại trị được cảm mạo bởi lá mùi là vị thuốc nam.

- Nên gội đầu, xông lá thơm

Chống lại cái nóng oi bức của giờ ngọ (ngày hè), mọi người già, trẻ thường đun các loại lá như bưởi, mùi, tía tô, kinh giới, sả, tre... để tắm, xông phòng bệnh cảm mạo. Đặc biệt, phụ nữ còn gội đầu, mong muốn có một mái tóc đen, mượt, dài. Đây là một phương pháp chữa bệnh của người xưa, giúp cơ thể thải độc, tinh thần thư thái, phấn chấn.

VI. Kết luận 

Trên đây là những chia sẻ của 123job sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về Tết Đoan Ngọ là gì,Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ là gì, mân lế Tết Đoan Ngọ gồm những gì. Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ đặc biệt trong năm, đây còn là nét văn hoá gắn liền với truyền thống lâu đời của ông cha ta. Mỗi món ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt mà thế hệ sau cần lưu giữ và phát huy. 

Nguồn: Tổng hợp