PLO được biết đến từ ngày 05/11/2018 là một trong các lệnh trong giao dịch chứng khoán phổ biến nhất. Những đặc điểm, lợi ích và ưu - nhược điểm của lệnh PLO là một dấu hỏi lớn khiến các nhà đầu tư cần phải quan tâm.
Lệnh PLO trong chứng khoán là gì? Khái niệm lệnh PLO là gì? Ưu, nhược điểm, đặc điểm, nguyên tắc của lệnh PLO là gì? Đây đều là những thắc mắc mà tất cả các nhà đầu tư chứng khoán quan tâm. Vậy hôm nay 123job sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về lệnh PLO là gì và những vấn đề xung quanh lệnh PLO trên sàn chứng khoán.
I. Khái niệm PLO là gì?
PLO là viết tắt của từ Post Limit Order, lệnh PLO được dịch nghĩa là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại sàn HNX với mức giá đóng cửa sau khi kết thúc phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa. Cụ thể với lệnh PLO sẽ được thực hiện vào phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ để mua và bán chứng khoán sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 14h45-15h00 và chỉ được thực hiện tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Khái niệm PLO là gì?
Khớp lệnh trong thị trường chứng khoán là kết quả của quá trình thực hiện xong những thỏa thuận giữa hai bên mua và bán cổ phiếu trên bảng giao dịch điện tử trực tuyến. Lệnh PLO của các nhà đầu tư mua và bán sẽ được ghép với nhau để hoàn thành giao dịch theo mức giá phù hợp với nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường chứng khoán tại thời điểm đó.
Bên cạnh phiên giao dịch sau giờ mà chúng ta vừa nhắc đến có thời gian diễn ra từ 14h45-15h00 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 nhằm gia tăng cơ hội giao dịch cho nhà đầu tư tại thời điểm cuối ngày giao dịch, Sở giao dịch Chứng khoán thế giới trước đó đã có hai phiên khớp lệnh liên tục và phiên khớp lệnh định kỳ mà chúng ta đã biết như hiện nay.
Trong đó mỗi phương thức khớp lệnh nêu trên đều có những ưu điểm riêng, đồng thời cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, nhiều Sở giao dịch chứng khoán trên thế giới cũng như tại thị trường chứng khoán Việt Nam thường kết hợp sử dụng cả hai phương thức khớp lệnh trong giờ giao dịch như sau:
- Phiên khớp lệnh định kỳ thường được sử dụng để xác định giá mở cửa và giá đóng cửa của mỗi cổ phiếu trên thị trường.
- Phiên khớp lệnh liên tục được sử dụng trong suốt thời gian hoạt động của phiên giao dịch chứng khoán đến hết giờ quy định.
Ngoài ra, trên thị trường giao dịch chứng khoán còn có phiên khớp lệnh thỏa thuận. Đây là việc bên mua và bên bán tự tiến hành thỏa thuận giao dịch với nhau không thông qua sàn giao dịch trực tuyến về các điều kiện giao dịch. Sau đó họ sẽ thông báo cho công ty chứng khoán ghi nhận kết quả giao dịch vừa hoàn thành vào hệ thống giao dịch chứng khoán quốc tế. Hoặc bên mua và bên bán sẽ thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu thông qua công ty chứng khoán trung gian để đối tác giao dịch thỏa thuận phù hợp.
Xem thêm: Có nên chơi chứng khoán hay không? Kinh nghiệm chơi chứng khoán hiệu quả
II. Đặc điểm của lệnh PLO
Với mỗi lệnh giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ có những đặc điểm và nguyên tắc giao dịch riêng biệt khác nhau. Bạn có biết đặc điểm của lệnh PLO là gì không? Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây các đặc điểm nổi bật nhất của lệnh PLO trong chứng khoán:
- Lệnh PLO là lệnh giao dịch duy nhất được nhập vào hệ thống trong Phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ. Tức là vào khoảng thời gian diễn ra phiên khớp lệnh sau giờ thì lệnh PLO của bạn mới được chuyển vào sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội để mua hoặc bán. Bên cạnh đó nếu bạn thực hiện giao dịch với tư cách là công ty hoặc doanh nghiệp đầu tư chứng khoán thì bạn có thể đặt lệnh PLO cho doanh nghiệp của mình tại sàn chứng khoán online, tuy nhiên bạn vẫn phải chờ tới phiên giao dịch lệnh PLO mới được đẩy lệnh vào hệ thống.
Đặc điểm của lệnh PLO
- Lệnh PLO trong chứng khoán chỉ được đặt Lệnh mua hoặc lệnh bán sau khi hết phiên định kỳ đóng cửa trong khoảng 14h45 đến 15h hàng ngày từ Thứ 2 đến Thứ 6. Vậy nên nếu bạn là nhà đầu tư và muốn mua/bán tại mức giá duy nhất đó thì không cần mất thời gian canh chừng, bạn chỉ cần nhập lệnh PLO mà mua hoặc bán theo nhu cầu.
- Lệnh PLO mua hoặc bán đều được khớp ngay sau khi nhập vào hệ thống nếu có sẵn lệnh đối ứng trên hệ thống. Giá thực hiện mua hoặc bán lệnh PLO là giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày. Nếu bên nhà đầu tư muốn giao dịch chứng khoán và treo lệnh PLO mua 10.000 cổ phiếu A, còn bên bán là người nhập lệnh PLO bán 15.000 cổ phiếu A thì ngay lập tức trên hệ thống sẽ khớp lệnh 10.000 cổ phiếu A ở mức giá đóng cửa phiên giao dịch và bên bán sẽ chỉ còn sở hữu lệnh PLO ở mức 5.000 cổ phiếu. Cho nên mỗi phiên giao dịch lệnh PLO trong chứng khoán sẽ chỉ xuất hiện mức giá ở 1 bên do dư mua hoặc dư bán, còn đối với trường hợp không ai đặt lệnh PLO mua/bán hoặc do đặt số lượng cổ phiếu bằng nhau thì sẽ không xuất hiện bảng trống.
- Lệnh PLO sẽ bị từ chối nhập vào hệ thống khi trong các phiên khớp lệnh liên tục và khớp lệnh định kỳ hàng ngày đóng cửa nhưng lại không xác định được giá thực hiện khớp lệnh. Vì lệnh PLO là lệnh chỉ được khớp ở 1 mức giá duy nhất trong ngày là giá cuối cùng tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, mà trong phiên giao dịch không có cổ phiếu nào được mua hoặc bán thì sẽ không xác định được mức giá cuối cùng để áp dụng vào lệnh PLO, nên lệnh PLO sẽ không được đẩy lên hệ thống.
- Kết thúc phiên giao dịch khớp lệnh sau giờ, nếu các lệnh PLO trong chứng khoán không được thực hiện hoặc chưa hoàn thành các bước giao dịch thì lệnh PLO đó sẽ tự động bị hủy. Khi đặt lệnh PLO, thì chỉ có tác dụng đến hết thời gian giao dịch trong ngày được lưu trên hệ thống tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, qua thời gian giao dịch vào ngày hôm sau thì phải đặt lại hoặc bạn phải đặt lệnh chờ hay lệnh điều kiện để hệ thống thông báo khi đến giờ giao dịch.
- Ngoài ra, lệnh PLO mua hoặc bán cổ phiếu trong các phiên giao dịch chứng khoán sẽ không được phép Sửa hoặc Hủy trong Giờ giao dịch.
Trên đây là những đặc điểm, nguyên tắc khi thực hiện khớp lệnh PLO trong giao dịch chứng khoán, bạn cần lưu lại những thông tin trên để tránh xảy ra các sai sót không đáng có trong quá trình mua bán cổ phiếu.
Xem thêm: Môi giới chứng khoán là gì? Những điều không thể bỏ qua nếu muốn làm nghề này
III. Ưu, nhược điểm của lệnh PLO
Ưu - nhược điểm của lệnh PLO là gì? Mọi nhà đầu tư đều có chung một vấn đề cần quan tâm đó là những ưu nhược điểm của các lệnh giao dịch chứng khoán. Dựa vào những điều đó, nhà đầu tư tài chính sẽ mạnh dạn rót tiền vào các phiên giao dịch với cùng một mục đích là thu lại lợi nhuận cao nhất cho mình và cho doanh nghiệp. Vậy sau đây 123job sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về ưu và nhược điểm của lệnh PLO trong giao dịch chứng khoán.
Ưu điểm của lệnh PLO
1. Ưu điểm
- Giá của Lệnh PLO là mức giá mà nhà đầu tư được biết trước khi thực hiện giao dịch. Vì sau khi Kết thúc Phiên Khớp lệnh Định kỳ Đóng cửa tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội thì mới đến Phiên Khớp lệnh Sau giờ, lúc này mức giá đã được ấn định là Giá Đóng cửa hôm nay cũng là Giá tham chiếu ngày mai. Vậy nên mọi giao dịch tại Lệnh PLO trên sàn chứng khoán sẽ không có đặt Giá nhất định nào mà chỉ mặc định duy nhất 1 giá phụ thuộc vào Giá đóng cửa vừa mới có lúc 14h45 hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
- Giao dịch viên với lệnh PLO an toàn, nằm trong tầm kiểm soát tức là sau khi chúng ta đã xác định được xu hướng giá và mức giá ấn định cho cổ phiếu thì chúng ta chỉ việc bám theo mức giá đó và thực hiện mua hoặc bán cổ phiếu.
- Thời gian giao dịch kéo dài thêm sau mỗi phiên giao dịch nếu bạn còn đang phân vân hoặc chưa kịp giao dịch trong giờ.
2. Nhược điểm
- Không chủ động được khối lượng khớp mong muốn vì bạn không thể biết được đối phương đưa ra bao nhiêu cổ phiếu lên sàn chứng khoán.
- Không thể hủy lệnh nếu như bạn bỗng nhiên muốn ngừng giao dịch.
Như vậy, chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về các ưu điểm và nhược điểm của lệnh PLO trong chứng khoán. Bạn hãy dựa vào những thông tin hữu ích trên đây để đưa ra quyết định sáng suốt khi bắt tay vào đầu tư chứng khoán trong mỗi phiên khớp lệnh sau giờ đóng cửa.
Xem thêm: EPS là gì? Ý nghĩa của chỉ số EPS trong đầu tư chứng khoán
IV. Khi nào nên sử dụng lệnh PLO và cách đặt lệnh PLO
Bạn có biết khi nào sử dụng lệnh PLO để thực hiện giao dịch chứng khoán không? Đây có vẻ là câu hỏi khó với mọi nhà đầu tư khi mới tìm hiểu về lệnh PLO, tuy nhiên nếu bạn đã có kinh nghiệm thì điều này thật dễ dàng phải không nào. Để giúp đỡ bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm khi đầu tư tài chính vào chứng khoán thì sau đây 123job sẽ gợi ý cho bạn trường hợp nên sử dụng lệnh PLO:
Khi nào nên sử dụng lệnh PLO và cách đặt lệnh PLO
- Khi bạn cảm thấy thị trường đang ngày càng xuất hiện rõ xu hướng giá cổ phiếu và bạn là nhà đầu tư, bạn muốn mua theo xu hướng giá đó thì hãy mạnh dạn đầu tư ngay để thu về lợi nhuận thư mong muốn nhé.
- Với mỗi lệnh chứng khoán thì đều có quy định về giờ giao dịch, tuy nhiên với PLO, bạn có thể giao dịch ngoài giờ để không bỏ lỡ các công việc khác. Như vậy giao dịch lệnh PLO sẽ giúp bạn đỡ bận rộn hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ chỉ bạn 2 cách đặt lệnh PLO dễ dàng thực hiện nhất cho các nhà đầu tư doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân:
- Nếu bạn ở vai trò là đại diện cho công ty, doanh nghiệp chứng khoán thì bạn có quyền đặt lệnh online và hẹn giờ đến phiên giao dịch để bình thường.
- Ngoài ra bạn có thể đặt lệnh PLO qua nhân viên môi giới tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoặc qua tổng đài.
Qua những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp, chắc hẳn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào sử dụng lệnh PLO để thực hiện giao dịch chứng khoán?”. Hãy trở thành nhà đầu tư tài năng, thực hiện lệnh PLO một cách linh hoạt để gặt hái được nhiều thành công trên thị trường chứng khoán nhé.
Xem thêm: Những khó khăn trong nghề mà một nhà môi giới chứng khoán phải vượt qua
V. Ví dụ minh họa về lệnh PLO
Mặc dù, phải vào đúng phiên khớp lệnh sau giờ từ 14h45-15h00 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 thì lệnh chứng khoán PLO tại sàn giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới được đẩy lên hệ thống, tuy nhiên như chúng tôi đã nói ở phần trên rằng bạn hoàn toàn có thể đặt lệnh chờ PLO online trước đó nếu bạn bận đúng vào đầu giờ giao dịch.
Ví dụ với bài toán bạn muốn thực hiện lệnh PLO đặt mua 300.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB, giá PLO hiển thị ngay chỗ vị trí giá mà bạn thường hay bấm khi giao dịch chứng khoán. Bạn chỉ cần ấn vào chọn giá đó hoặc bấm vào lệnh PLO, (như các lệnh ATC, ATO, MAK… giao dịch chứng khoán khác). Như minh họa ở dưới:
Cách đặt lệnh PLO
Khi đó nếu bạn đặt lệnh giao dịch PLO để mua bán cổ phiếu trước thì 14h45 hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 thì lệnh của bạn sẽ phải chờ đến 14h45 để được đẩy lên hệ thống và tiến hành giao dịch. Còn nếu bạn có thời gian và canh giờ đặt lệnh trong phiên PLO thì lệnh sẽ được đẩy lên hệ thống ngay lập tức.
Theo ví dụ ở màn hình giao dịch cổ phiếu theo lệnh PLO trên: Giá đóng cửa cổ phiếu ngân hàng SHB là 7.200 đồng.
- Nếu nhà đầu tư muốn mua 100.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB với lệnh PLO thì nhà đầu tư phải chờ cho bên bán khớp hết 75.400 cổ phiếu SHB còn lại thì mới đến lượt mua khớp tại mức giá 7.200 đồng, khi đó tổng lệnh chờ mua trên bảng điện tử là 175.400 cổ phiếu SHB.
- Nếu bạn bán 100.000 cổ phiếu của ngân hàng SHB với lệnh PLO thì bạn sẽ được khớp ngay lập tức 75.400 cổ phiếu SHB tại mức giá 7.200 đồng với một nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu SHB và bạn sẽ chờ người mua tiếp theo để bán tiếp lệnh PLO còn lại là 24.600 cổ phiếu ngân hàng SHB tại mức giá 7.200 đồng.
Qua ví dụ minh họa mà chúng tôi vừa đưa ra đã phần nào giúp bạn hình dung được cách đặt lệnh và giao dịch lệnh PLO trong chứng khoán. Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ ví dụ trên để đúc rút ra những kinh nghiệm thực chiến hiệu quả nhất nhé.
Xem thêm: Chứng khoán là gì? Hiểu biết đúng đắn về thị trường chứng khoán
VI.Đọc thêm các loại lệnh giao dịch chứng khoán
1. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa (ATO):
- Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
- Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATO trên sổ lệnh
- Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá mở cửa và sẽ tự động tự hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết.
2. Lệnh giới hạn (LO)
- Là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh có hiệu lực kể từ khi được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến hết ngày giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị hủy bỏ.
3. Lệnh thị trường trên sàn HSX (MP)
- Là lệnh mua/bán chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất/ giá mua cao nhất hiện có trên thị trường.
- Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh mua MP sẽ được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh bán MP sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường. Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
- Nếu khối lượng đặt của lệnh MP vẫn còn sau khi giao dịch theo nguyên tắc trên và không thể tiếp tục khớp được nữa thì lệnh MP sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó hoặc lệnh giới hạn bán tại mức giá thấp hơn một đơn vị yết giá so với giá giao dịch cuối cùng trước đó.
- Trường hợp giá thực hiện cuối cùng là giá trần đối với lệnh mua MP hoặc giá sàn đối với lệnh bán MP thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.
- Lệnh MP có hiệu lực trong phiên khớp lệnh liên tục
- Lệnh MP sẽ tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.
- Lệnh mua MP của nhà đầu tư nước ngoài sau khi khớp một phần, phần còn lại sẽ tự động hủy nếu chứng khoán hết room.
4. Lệnh thị trường trên sàn HNX
Lệnh mua tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường trong phiên khớp lệnh liên tục. Trong đó có 03 loại lệnh sau:
- Lệnh MAK: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ bị hủy ngay sau khi khớp.
- Lệnh MOK: Là lệnh nếu không được thực hiện toàn bộ thì bị hủy trên hệ thống ngay sau khi nhập.
- Lệnh MTL: Là lệnh có thể thực hiện toàn bộ hoặc một phần, phần còn lại của lệnh sẽ chuyển thành lệnh LO
5. Lệnh điều kiện (lệnh chờ)
- Là lệnh giới hạn nhưng duy trì nhiều ngày cho đến khi lệnh được khớp hoặc hết thời gian khách hàng lựa chọn khi đặt lệnh mà chưa được khớp.
- Trong thời gian duy trì lệnh giới hạn, vào ngày giao dịch lệnh sẽ tự động đưa lên sàn khi:
- Giá nằm trong khoảng trần/sàn
- Đáp ứng các điều kiện khác của một lệnh thông thường ( sức mua, khối lượng..)
- Lệnh có thể được khớp từng phần. Phần còn lại vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
6. Lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC):
- Là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.
- Đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa sẽ không xác định được giá khớp lệnh nếu chỉ có lệnh ATC trên sổ lệnh
- Lệnh sẽ tự động tự hủy bỏ sau khi hết phiên nếu lệnh không được thực hiện hoặc không được thực hiện hết
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm: Index là gì? Tổng hợp các chỉ số chứng khoán thường gặp
VII. Kết luận
Như vậy bài viết của chúng tôi hôm nay đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm và các lưu ý khi đầu tư cổ phiếu theo lệnh PLO. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp các nhà đầu tư vững tin hơn trong những phiên khớp lệnh sau giờ và giúp những người có đam mê đầu tư chứng khoán mạnh dạn tiến vào sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để tạo ra lợi nhuận như ý. Chúc bạn luôn thành công và may mắn.