Bear market (thị trường con gấu) - Một thuật ngữ không quá xa lạ đối với các nhà đầu tư. Vậy thuật ngữ này bắt nguồn từ đâu? Thị trường con gấu ảnh hưởng thế nào bởi dịch Covid-19? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bear market nhé!

Đối với những ai quan tâm và tham gia vào thị trường chứng khoán thì có lẽ các thuật ngữ như Bear Market, Bull Market không còn quá mới mẻ. Tuy nhiên thì đối với những người mới tìm hiểu về chơi chứng khoán thì vẫn còn rất nhiều băn khoăn về thuật ngữ này. Vậy bear market là gì? Đặc trưng của thị trường con gấu là gì? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về bear market nhé!

I. Thị trường con gấu là gì?

Thị trường con gấu hay tên gọi tiếng Anh còn được gọi là bear market là khi thị trường trải qua sự sụt giảm giá kéo dài. Nó thường mô tả tình trạng giá của chứng khoán giảm mức từ 20% trở lên so với mức cao gần đây. Ở thị trường con gấu thì tâm lý chung của các nhà đầu tư là bi quan và khá tiêu cực.

Thị trường con gấu là gì?

Thị trường con gấu là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thị trường con gấu nhưng nhìn chung nguyên nhân lớn nhất là do một nền kinh tế yếu kém hoặc tăng trưởng chậm lại. Các dấu hiệu của nền kinh tế yếu kém hoặc tăng trưởng chậm lại thường dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao, thu nhập khả dụng của người dân thấp, năng suất yếu và giảm lợi nhuận kinh doanh. Ngoài ra, bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ tới nền kinh tế cũng có thể kích hoạt thị trường con gấu hoạt động.

II. Đặc trưng của thị trường gấu

a. Cung và cầu chứng khoán

Trong thị trường tăng giá (thị trường bò tót) có nhu cầu mạnh và nguồn cung chứng khoán yếu. Hay nói theo cách khác thì nhiều nhà đầu tư muốn mua chứng khoán nhưng lại có rất ít nhà đầu tư sẵn sàng bán chúng. Kết quả là, giá cổ phiếu sẽ dần dần tăng lên. Nhưng bear market lại hoàn toàn ngược lại, nhiều nhà đầu tư đang tìm mọi cách để bán chứng khoán hơn là mua. Cầu thấp hơn đáng kể so với cung dẫn kết quả là giá cổ phiếu giảm.

b. Tâm lý nhà đầu tư

Hành vi của thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng và được xác định bởi cách các nhà đầu tư nhận thức và phản ứng với hành vi của nó. Tâm lý và tình cảm của các nhà đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thị trường chứng khoán sẽ tăng hay giảm. 

Đối với thị trường con gấu, tâm lý thị trường là tiêu cực, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chung là chuyển tiền của họ ra khỏi cổ phiếu. Tóm lại thì sự sụt giảm của giá thị trường chứng khoán làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Do đó, gây ra kết quả chung là sự sụt giảm giá chung khi dòng tiền ra tăng.

c. Thay đổi trong hoạt động kinh tế

Thị trường con gấu (bear market) có liên quan trực tiếp đến một nền kinh tế yếu kém. Hầu hết các doanh nghiệp không thể ghi nhận một lợi nhuận khổng lồ vì người tiêu dùng không chi tiêu gần đủ. Sự sụt giảm lợi nhuận này ảnh hưởng trực tiếp đến cách thị trường chứng khoán định giá cổ phiếu.

Đặc trưng của thị trường gấu

Đặc trưng của thị trường gấu

III. Thuật ngữ thị trường con gấu bắt nguồn từ đâu?

Hiện tượng thị trường gấu được cho là lấy tên của nó từ cách một con gấu tấn công con mồi của nó - vuốt bàn chân của nó xuống. Đây là lý do tại sao các thị trường có giá cổ phiếu giảm được gọi là thị trường con gấu.

Về mặt lịch sử thì những người môi giới trung gian trong việc mua bán da gấu sẽ bán những bộ da. Sau khi đã thỏa thuận giá cả và cam kết xong xuôi với khách hàng về các bộ da gấu thì những nhà môi giới này sẽ hi vọng giá mua vào da gấu từ các thợ săn sẽ giảm xuống thấp hơn so với giá hiện tại. Nếu sự giảm giá đó thật sự xảy ra thì nhờ vào khoảng chênh lệch giữa 2 mức giá, những người môi giới này sẽ nhận được một khoản lợi nhuận. Những người môi giới trung gian này được biết đến với cái tên là “bear” (con gấu), rút gọn của “bearskin jobber” (người đầu cơ da gấu). Và kể từ đó thuật ngữ này bắt đầu được dùng một cách rộng rãi để chỉ một ai đó mong muốn hay kỳ vọng việc thị trường sẽ đi xuống.

IV. Các giai đoạn của thị trường gấu

Thị trường con gấu thường có bốn giai đoạn khác nhau bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn giá cao và tâm lý của nhà đầu tư khá ổn định. Vào cuối giai đoạn này, các nhà đầu tư bắt đầu rời khỏi thị trường và bắt đầu thu về lợi nhuận.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này giá cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh, hoạt động giao dịch và lợi nhuận doanh nghiệp bắt đầu giảm và các chỉ số kinh tế, có thể đã từng là tích cực, bắt đầu tụt dần xuống ở dưới mức trung bình. Tâm lý của các nhà đầu tư lúc này bắt đầu hoảng sợ và có ý định đầu hàng.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này các nhà đầu cơ bắt đầu tham gia thị trường, do đó làm tăng một số giá và khối lượng giao dịch.
  • Giai đoạn 4: Ở giai đoạn này giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng tốc độ chậm. Khi giá thấp và những tin tức tốt bắt đầu thu hút các nhà đầu tư thì thị trường con gấu bắt đầu dẫn đến thị trường tăng giá hay còn được gọi là thị trường bò tót.

V. Thị trường gấu sẽ kéo dài trong bao lâu?

Trung bình thì thị trường con gấu sẽ kéo dài trong khoảng 10 tháng. Một trong những thị trường con gấu tồi tệ nhất xảy ra trong thập kỷ vừa qua là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm vào 2008, kéo dài lên tới gần 17 tháng. Kể từ năm 1928 thì toàn cầu đã trải qua 25 lần bear market.

VI. Thị trường gấu tạo bởi Covid-19 nghiêm trọng cỡ nào?

Thị trường gấu tạo bởi Covid-19 nghiêm trọng cỡ nào?Thị trường gấu tạo bởi Covid-19 nghiêm trọng cỡ nào?

Vào tháng 2 năm 2020, thị trường chứng khoán toàn cầu đột ngột tham gia vào thị trường gấu sau đại dịch Covid-19 khiến chỉ số DJIA giảm 38% từ mức cao nhất mọi thời đại vào ngày 12 tháng 2 (29.568,77) xuống mức thấp nhất vào ngày 23 tháng 3 (18.213,65). Trong quý đầu năm 2020, chỉ số chứng khoán Mỹ – Dow Jones – đã mất hơn 23% giá trị. Đây được đánh giá là mức giảm quý mạnh nhất kể từ năm 1987. Tại Việt Nam, VN-Index (thị trường chứng khoán Việt) giảm hơn 30% trong vòng ba tháng đầu năm.

Chỉ số Dow Jones cho thấy thị trường con gấu trong khủng hoảng COVID-19 được hình thành nhanh nhất trong lịch sử (chỉ khoảng 20 ngày từ lần cuối các chỉ số cổ phiếu đang ở đỉnh).

VII. Vài điều rút ra từ thị trường con gấu

  • Trong thị trường con gấu, trước khi quyết định rút các khoản đầu tư thì các nhà đầu tư cần chuẩn bị trước cho mình những chiến thuật thông minh và tâm lý vững vàng. Điều này có thể tránh nguy cơ bị thua lỗ khi thị trường bò tót bắt đầu quay trở lại.
  • Thị trường gấu xuất hiện sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được mình có đang quản lý tốt món nợ của mình hay không.
  • Nhà đầu tư có thể soi chiếu vào các khủng hoảng tương tự ở trong quá khứ thông qua thị trường con gấu để từ đó đánh giá xem lĩnh vực hoặc loại tài sản nào đang tăng giá hoặc ít nhất khó bị mất giá trong một thời gian nhất định.

Xem thêm: Những khó khăn trong nghề mà một nhà môi giới chứng khoán phải vượt qua

VIII. Những thuật ngữ liên quan tới thị trường con gấu

Một thuật ngữ khác có liên quan tới thị trường con gấu cũng được rất nhiều người quan tâm và tìm kiếm là thị trường bò tót. Thị trường bò tót thì hoàn toàn trái ngược với thị trường con gấu. Thị trường bò tót (bull market) là dạng thị trường tài chính mà giá các loại chứng khoán tăng nhanh trong một thời gian dài, thường vài tháng hoặc vài năm. Thông thường, một thị trường bò tót đánh dấu mức tăng 20% ​​của giá cổ phiếu, sau mức giảm 20% trước đó và tiếp theo là mức giảm 20% khác.

Thị trường bò tót (bull market) là gì?

Thị trường bò tót (bull market) là gì?

IX. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về thị trường con gấu là gì, thị trường bò tót là gì, đặc trưng của thị trường con gấu mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về thị trường con gấu. 123job cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!