Hiện nay Intrapreneurship đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều tổ chức trong việc củng cố một môi trường kinh doanh năng động, sáng tạo và hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng 123job tìm hiểu thêm về Intrapreneurship là gì nhé!
Intrapreneurship được ví như là tinh thần kinh doanh trong thế giới doanh nghiệp. Ngày nay khái niệm Intrapreneurship là gì xuất hiện càng nhiều và là một từ khóa được rất nhiều người quan tâm. Vậy thực chất Intrapreneurship là gì? Điều gì khiến cho Intrapreneurship lại phổ biến đến vậy? Tại sao lại nói trước khi startup nên đi qua bước này? Intrapreneurship có vai trò như thế nào đối với một doanh nghiệp? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về Intrapreneurship là gì nhé!
I. Intrapreneurship là gì?
Trước khi tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của Intrapreneurship là gì thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu khái niệm Intrapreneurship là gì nhé! Thuật ngữ intrapreneurship là gì đề cập đến một hệ thống cho phép nhân viên hoạt động như một doanh nhân trong một công ty, doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác. Intrapreneur thường là những người năng động, có định hướng hành động rõ ràng và là những người chủ động theo đuổi một sản phẩm/dịch vụ sáng tạo.
Intrapreneurship là gì?
1. Nguồn gốc của Intrapreneurship là gì?
Người đặt nền móng cho khái niệm intrapreneurship là gì phải kể đến doanh nhân khởi nghiệp kinh doanh người Mỹ là Gifford Pinchot. Vào năm 1978, trong một cuốn sách do ông và vợ chắp bút có tiêu đề là "Intra-Corporate Entrepreneurship" (Tinh thần doanh nhân nội bộ), Pinchot lần đầu tiên có nhắc tới định nghĩa Intra - Corporate Entrepreneurship có thể được hiểu là tinh thần khởi nghiệp kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp.
Tới năm 1985, tạp chí TIME góp phần phổ biến thuật ngữ intrapreneurship là gì thông qua bài báo “Here come the intrapreneurs”. Vào năm 1992, thuật ngữ intrapreneur chính thức được bổ sung vào từ điển The American Heritage Dictionary.
2. Đặc điểm của intrapreneurship là gì?
- Intrapreneur được tự chủ sáng tạo để phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới như một nhà khởi nghiệp kinh doanh thực thụ hoặc cũng có thể cải thiện những thứ hiện hữu (quy trình, kế hoạch, văn hóa, sản phẩm…) để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp.
- Thành viên tham gia intrapreneurship không phải chịu bất kỳ rủi ro liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh hay tổn hại tài chính cá nhân nào.
- Intrapreneur có thể giải quyết vấn đề như tăng năng suất hoặc cắt giảm chi phí. Nhưng điều này đòi hỏi Intrapreneur phải có một kỹ năng cao, cụ thể là kỹ năng lãnh đạo và tư duy bên ngoài để có thể áp dụng trực tiếp vào công việc.
Xem thêm: Startup là gì? Cơ hội và thách thức khi khởi nghiệp tại Việt Nam
II. Phân biệt giữa Entrepreneur và Intrapreneur
Trước khi phân biệt sự khác nhau giữa Entrepreneur và Intrapreneur thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 2 khái niệm này đã nhé! Entrepreneur là những người chủ chốt trong việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp. Còn Intrapreneur là một nhân viên được giao nhiệm vụ phát triển một ý tưởng kinh doanh hoặc dự án sáng tạo trong một công ty. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa Entrepreneur và Intrapreneur mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Về bản chất, Entrepreneur là những người xây dựng doanh nghiệp, những startup, họ làm việc hết mình nhằm mục đích giúp doanh nghiệp xâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường còn Intrapreneur là những người giúp doanh nghiệp khôi phục và phát triển hơn nữa.
- Entrepreneur sử dụng nguồn tài nguyên của riêng mình (lao động, tài chính, máy móc...) còn Intrapreneur được công ty cung cấp tài nguyên để làm việc.
- Entrepreneur tự huy động vốn còn Intrapreneur không cần gây vốn, đúng hơn nó được cung cấp bởi công ty.
- Entrepreneur hoạt động trong các công ty mới thành lập hay còn được gọi là công ty Startup còn Intrapreneur làm việc trong các tổ chức đã tồn tại từ lâu.
- Entrepreneur là chủ của một doanh nghiệp vì vậy họ có quyền quyết định mọi việc còn Intrapreneur là những người làm thuê, họ không được tự do trong việc đưa ra quyết định.
- Entrepreneur phải gánh chịu tất cả những rủi ro của một doanh nghiệp còn intrapreneur thì không.
Phân biệt giữa Entrepreneur và Intrapreneur
Xem thêm: Bí quyết khởi nghiệp kinh doanh từ hai bàn tay trắng dành cho Startup
III. Làm thế nào để trở thành Intrapreneur tự chủ sáng tạo
Trở thành một Intrapreneur đòi hỏi bạn phải có một tinh thần chiến binh, sẵn sàng lao đầu vào một công việc mạo hiểm, làm việc một cách chăm chỉ, nhiều giờ, không bao giờ từ bỏ và luôn luôn cố gắng tìm ra những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, “đi trước thời đại”. Dưới đây là một số bật mí nhỏ để trở thành Intrapreneur tự chủ sáng tạo mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Tăng cường khả năng tập trung: Việc tập trung vào một công việc, một vấn đề nào đó sẽ giúp bạn nhanh giải quyết được vấn đề và nắm được những điểm cốt lõi của các vấn đề phát sinh.
- Nắm bắt các xu hướng ý tưởng: Những ý tưởng sáng tạo có thể đến bất kỳ lúc nào như khi rửa bát, lúc ăn cơm, đang đi làm hay thậm chí đi cafe với bạn bè. Do đó, hãy luôn mang theo bên mình một cuốn sổ nhỏ và một cây bút để có thể kịp thời ghi chép lại các ý tưởng kinh doanh tốt nhất.
- Ngoài việc học hỏi những kiến thức chuyên môn thì bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo...
IV. Vì sao intrapreneurship trở nên phổ biến?
Thực tế thì ở những công ty lớn, đặc biệt là những nơi có tuổi đời tương đối trẻ và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ví dụ như Amazon, Google, Netflix… luôn khuyến khích các ý tưởng và thử nghiệm mới từ nhân viên để phát huy tối đa tiềm lực cùng gia tăng sức cạnh tranh.
Đặc biệt khi những đại dịch như COVID-19 xuất hiện thì việc liên tục cải tiến và sáng tạo những ý tưởng, chiến lược kinh doanh mới đã trở thành một vũ khí sống còn của công ty. Ngoài ra, với những ưu thế về tối ưu nguồn nhân lực và kết nối giá trị giữa các nhân viên với tổ chức thì intrapreneurship là gì đang dần trở thành một phần tất yếu trong các chính sách nội bộ của doanh nghiệp.
Vì sao intrapreneurship trở nên phổ biến?
V. Những sản phẩm của intrapreneurship
- Gmail: Google đã chấp nhận văn hóa intrapreneurial từ khi họ thành lập cụ thể thì công ty này đã phép 20% tổng thời gian mà một nhân viên làm việc trong tổ chức dành cho các dự án cá nhân. Một số sản phẩm chủ chốt của nó như Gmail, Google Tin tức, Google Adsense, Ô tô không người lái, Google Glasses… đã ra đời từ intrapreneurship. Một ví dụ điển hình nhất là Paul Buchheit đã tạo ra một mẫu đẹp cho Gmail và đưa ra những ý tưởng như chức năng tìm kiếm, cơ sở lưu trữ bổ sung mà không công ty nào khác trong ngành cung cấp, điều này cuối cùng dẫn đến sự thành công của Gmail.
- Vivonic Fitness Planner: Intel quyết định bắt đầu đầu tư vào ý tưởng kinh doanh của chính nhân viên của mình vào năm 1998 với "sáng kiến kinh doanh mới". Một năm sau khi sáng tạo, hơn 400 ý tưởng kinh doanh đã được nhân viên trình bày và chỉ có hơn hai chục ý tưởng nhận được tài trợ. Một trong những dự án thành công nhất của hãng là Vivonic Fitness Planner do cựu kỹ sư Intel Paul Scagnetti thành lập đã giúp người dùng đáp ứng các mục tiêu về dinh dưỡng và tập luyện.
- PlayStation: PlayStation là một thương hiệu trò chơi điện tử quốc tế lớn mạnh thuộc Tập đoàn Sony và nhanh chóng trở thành công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp máy chơi game. Vào cuối những năm 80, Ken Kutaragi, một trong những kỹ sư cấp dưới của Sony đã mày mò chiếc máy chơi game con gái của mình và có thể tạo ra một sản phẩm tốt hơn.
Xem thêm: Top 10 ý tưởng kinh doanh độc đáo mới lạ nhất trên thế giới
VI. Các thuật ngữ liên quan tới Intrapreneurship
Một thuật ngữ khác có liên quan tới Intrapreneurship là gì mà bạn cũng nên tìm hiểu là Entrepreneurship. Entrepreneurship được hiểu là tinh thần kinh doanh hay khởi nghiệp kinh doanh tự thân. Theo người sáng lập và Giám đốc điều hành của NeuroFlow - Christopher Molaro thì: “Tinh thần kinh doanh có nghĩa là bạn sẵn sàng thực hiện một bước nhảy vọt, làm việc chăm chỉ đủ để hy sinh mọi thứ xung quanh bạn, tất cả nhằm giải quyết vấn đề vì không ai khác có khả năng hoặc sở hữu mong muốn”.
Hiện nay chưa có thuật ngữ nào trong tiếng Việt tương đồng với khái niệm intrapreneurship là gì và intrapreneur. Các tên gọi “nhà lãnh đạo tương lai”, “khởi sự doanh nghiệp” chỉ mang một ý nghĩa tương đối và có phần hạn chế, chưa truyền tải hết được những ý nghĩa của các thuật ngữ intrapreneurship là gì.
Entrepreneurship là gì?
VII. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Intrapreneurship là gì, các thuật ngữ có liên quan tới Intrapreneurship như Intrapreneurship, Entrepreneur hay Intrapreneur và vai trò của Intrapreneurship mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng bài viết mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích về Intrapreneurship là gì!