Trong những năm gần đây, ngành thiết kế đồ họa chứng kiến những bước phát triển vô cùng nhanh với một tốc độ chóng mặt. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những tin tuyển dụng designer vô cùng bắt mắt với mức lương hậu hĩnh xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Không một ai trong số chúng ta có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của thiết kế trong cuộc sống thường nhật bởi sự am hiểu về mỹ thuật nói chung và ngành thiết kế đồ họa nói riêng sẽ giúp chúng ta nâng cao hơn gu thẩm mỹ cá nhân, đồng thời thấu hiểu những giá trị mà nó đem lại cho con người. Vậy thiết kế đồ họa là gì, cách tự học thiết kế đồ họa để mang lại hiệu quả cao là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!
I. Tìm hiểu về thiết kế đồ họa?
1. Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là một ngành học có kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua những công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng và đi vào lòng người. Hay nói một cách khác, đồ họa là sự kết hợp chặt chẽ giữa nghệ thuật và thông tin còn thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng, được kết hợp giữa hình ảnh, chữ viết và ý tưởng một cách sáng tạo nhằm mục đích truyền đạt thông tin một hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Thiết kế đồ họa là gì?
2. Thiết kế đồ họa bao gồm
Việc làm thiết kế đồ hoạ nói chung khá rộng, nhưng nhìn chung nó bao gồm:
- Thiết kế nhận diện thương hiệu;
- Thiết kế marketing quảng cáo;
- Giao diện người dùng (UI/UX);
- Thiết kế xuất bản;
- Thiết kế bao bì;
- Đồ họa chuyển động;
- Thiết kế ngoại cảnh;
- Đồ hoạ mô phỏng.
II. Công cụ để học tập & làm việc thiết kế đồ họa
1. Phần mềm thiết kế đồ họa
Với mỗi dạng thiết kế như ở trên, bạn cần sử dụng những phần mềm thiết kế đồ họa khác nhau:
- Thiết kế in ấn, xuất bản: Sử dụng phần mềm Photoshop, Illustrator, InDesign hoặc Corel.
- Thiết kế giao diện web và app: Sử dụng phần mềm Photoshop, Flash, Dreamweaver hoặc Adobe Xd.
- Thiết kế quảng cáo trực tuyến: Sử dụng phần mềm Photoshop, Illustrator, Indesign hoặc Powerpoint.
- Thiết kế minh họa: Sử dụng phần mềm Photoshop hoặc Illustrator.
- Thiết kế bao bì: Sử dụng phần mềm thiết kế Illustrator, Indesign, 3Dmax hoặc Cinema4d.
Các phần mềm thiết kế đồ hoạ trên hiện nay khá phổ biến và được nhiều người sử dụng để phục vụ cho công việc hay cho việc học tập. Nhưng nếu bạn là người bắt đầu học kỹ năng thiết kế đồ hoạ thì hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất học Photoshop hay Illustrator vì đây là 02 phần mềm tự học thiết kế đồ họa cơ bản nhất và ứng dụng dễ dàng trong mọi lĩnh vực thiết kế.
Phần mềm thiết kế đồ họa phổ biến
2. Công cụ
- Sổ tay và bút: Nghe thì rất đơn giản và có vẻ không cần thiết nhưng đây là 2 công cụ không thể thiếu đối với các designer chuyên nghiệp. Nó giúp bạn phác thảo rất tốt trước khi bắt đầu vào việc thiết kế. Đôi khi bất chợt có một ý tưởng sáng tạo, bạn nên sử dụng ngay giấy bút có sẵn để viết chúng ra nhé!
- Wacom: Việc sử dụng wacom sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong thiết kế. Ngoài các kĩ thuật thông thường thì wacom còn giúp bạn học và vẽ digital painting tốt so với Photoshop.
- Máy tính thiết kế đồ hoạ: Máy tính dùng để học thiết kế đồ hoạ thường được yêu cầu phải có cấu hình mạnh, bao gồm vi xử lý và ổ cứng đủ nhanh để giúp thuận tiện trong quá trình học tập. Bạn nên chọn mua các dòng máy tính sử dụng vi xử lý cao cấp từ Intel Core i7 trở lên để giúp quá trình học tập được dễ dàng và tốt hơn.
III. Bí quyết tự học thiết kế đồ họa đơn giản nhất
1. Hãy bắt đầu từ nguyên lý thị giác – nền tảng của đồ họa
Nguyên lý thị giác được dạy dạy rất kỹ ở các trường Đại học, Cao đẳng thông qua các môn học cụ thể như hình họa, màu sắc và bố cục. Điều này lý giải tại sao các bạn theo học đại học, cao đẳng chuyên ngành thiết kế đồ họa thường có sản phẩm chau chuốt tốt hơn.
Dưới đây là 10 yếu tố chi phối đến thị giác rất nhiều trong thiết kế, mỗi yếu tố sẽ có những đặc tính riêng.:
- Line: Đường nét;
- Color: Ánh sáng/màu sắc;
- Shape: Mảng khối;
- Space: Không gian;
- Texture: Chất liệu;
- Typography;
- Size / scale: Kích thước;
- Dominance và Emphasis: Điểm nhấn;
- Balance: Cân bằng;
- Harmony: Nhịp điệu.
Sản phẩm của bạn là đẹp hay xấu, có làm khách hàng hài lòng hay không do những yếu tố này quyết định rất nhiều. Thiếu kiến thức về nguyên lý thị giác là một lỗ hổng rất lớn đối mà nhiều người tự học thiết kế đồ họa mắc phải.
Bí quyết tự học thiết kế đồ họa đơn giản nhất
2. Photoshop, Illustrator và Indesign
Nếu bạn không biết sử dụng những phần mềm thiết kế đồ họa thì cũng không thể là một Graphic Designer được. Và đã là dân thiết kế thì bạn nên sử dụng thành thạo ít nhất là 1 trong 3 phần mềm này
- Photoshop: Chỉnh sửa ảnh.
- Illustrator: Thiết kế những sản phẩm in ấn, trên nền tảng vector (logo, banner quảng cáo, flyer, namecard, brochure…).
- Indesign: Dàn những trang sách báo tạp chí.
3. Sáng tạo và Sao chép
Sao nhiều người lại lên án việc Hương Ly cover, Sơn Tùng M-TP đạo nhạc, đạo trang phục và rất nhiều thứ khác. Thế thì trái ngược với sao chép là sáng tạo đúng không? Vậy tại sao phải sáng tạo ra những cái mới? Nghề nghiệp Designer và sự sáng tạo có liên quan gì với nhau?
Những thứ liên quan đến sáng tạo có vẻ như là một chủ đề khá hấp dẫn với người thiết kế. Ta cùng tìm hiểu về sáng tạo ngay nhé:
- Sáng tạo là gì?
- Sáng tạo để làm gì?
- Làm thế nào để sáng tạo?
Nếu bạn giải quyết được 3 câu này cũng đồng nghĩa là đã vượt qua được một chặng đường lớn để đến với thiết kế rồi. Tất cả những thứ có liên quan đến sáng tạo sẽ nằm ở seria kỹ năng sáng tạo.
4. Các kỹ năng & kiến thức khác
Ngoài ra, để trở thành một Designer chuyên nghiệp thì bạn cần trau dồi thêm một số kỹ năng và kiến thức quan trọng khác như:
- Kỹ năng sử dụng google.
- Kỹ năng vẽ phác thảo.
- Tiếng anh cho Designer.
- Kiến thức Marketing.
- UX & UI.
- Kỹ năng đàm phán, làm việc với khách hàng.
- Tìm hiểu Typography.
- Các định dạng ảnh.
- Tìm hiểu về Font chữ tiếng Việt và Việt hóa font chữ.
- Nắm vững được những kiến thức về màu sắc dành cho Designer tự học.
- Theo dõi những tạp chí thiết kế để giữ lửa đam mê và tạo ra cảm hứng thiết kế.
- Kiến thức xã hội (updating…).
IV. Giải mã sức hút của thiết kế đồ họa
1. Nhu cầu lao động ngành thiết kế đồ họa hiện nay
Hiện nay đang có rất nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành thiết kế đồ họa vì nghề này giúp họ phát triển bản thân với và có thể thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên số lượng lao động này vẫn chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu lao động của ngành thiết kế đồ họa. Theo khảo sát mới nhất gần đây của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động tại Hồ Chí Minh, trung bình mỗi năm TP.HCM cần hơn 1 triệu người lao động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Với nhu cầu lao động đó thì có thể nói thiết kế đồ họa đang là một ngành Hot, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Giải mã sức hút của thiết kế đồ họa
2. Cơ hội làm việc trong các lĩnh vực
Sau khi học thiết kế đồ họa xong, bạn có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Chuyên viên thiết kế đồ họa chuyển động tạo công ty quảng cáo;
- Thiết kế tại các công ty truyền thông và những đơn vị tổ chức sự kiện;
- Làm việc tạo các tòa soạn báo hoặc nhà xuất bản;
- Làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực in ấn;
- Làm tại các công ty vẽ truyện tranh;
- Làm thiết kế cho các studio, hoặc có thể tự mở studio cho riêng mình nếu như có khả năng tài chính;
- Ngoài ra bạn cũng có thể nhận các dự án từ bên ngoài.
3. Mức lương khi làm trong thiết kế đồ họa
Cũng giống như những ngành nghề khác, thiết kế đồ họa hiện nay cũng đang nằm trong Top những công việc có mức lương cao nhất. Cụ thế:
- Đối với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì mức lương trung bình dao động từ 7-10 triệu VNĐ/tháng.
- Đối với người đã có từ 2-3 năm kinh nghiệm thì mức lương dao động từ 10-15 triệu VNĐ/tháng.
- Còn đối với những người có nhiều năm kinh nghiệm, có tinh thần cầu tiến và luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao thì có mức lương trên 15 triệu VNĐ/tháng.
V. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về thiết kế đồ họa là gì, cách tự học thiết kế đồ họa mang lại hiệu quả cao mà 123job muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn đọc hiểu hơn về thiết kế đồ họa là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của 123job nhé!