Làm thế nào để thông qua các câu hỏi phỏng vấn có thể chọn lọc được những ứng viên phù hợp nhất cho các vị trí của công ty. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của 123job để tích lũy kinh nghiệm tuyển dụng cho mình nhé

Nguồn lực nhân tài là một yếu tố then chốt quyết định thành công của doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng luôn cần lựa chọn ra những gương mặt phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình qua nhiều vòng và vòng phỏng vấn là vòng quan trọng nhất giúp đánh giá các ứng viên. Vậy có kinh nghiệm tuyển dụng nào để các nhà nhân sự nhìn ra nhân tài phù hợp với họ bằng cách đặt ra các câu hỏi phỏng vấn? Theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo ngay cho mình những bí quyết tuyển dụng nhân sự nhé

I. Bộ câu hỏi phỏng vấn cần có

1. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra khả năng ứng biến và tư duy logic

Đối với một số vị trí nhân sự đòi hỏi các ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc phải có khả năng chịu áp lực tốt và khả năng nhạy bén xử lí các tình huống phát sinh, các nhà tuyển dụng nên đặt ra nhiều câu hỏi phỏng vấn kiểm tra khả năng ứng biến và logic của họ:

  • Giả sử bạn không phải lo lắng về tài chính, bạn sẽ chọn công việc gì?
  • Trong trường hợp bạn được tuyển, bạn sẽ làm gì trong 90 ngày đầu tiên?

Các câu hỏi phỏng vấn này không có đáp án đúng sai cụ thể mà chúng chỉ có tác dụng giúp cho nhà tuyển dụng có thêm kinh nghiệm tuyển dụng trong việc đánh giá được cách đưa ra giải quyết cho vấn đề của ứng viên

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

2. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp tìm hiểu sự phù hợp văn hóa

Các doanh nghiệp lớn thường muốn lựa chọn những nhân viên sẽ gắn bó lâu dài, sẵn sàng vượt qua những khó khăn của bản thân và của doanh nghiệp để đạt mục tiêu chung. Văn hóa của doanh nghiệp, công ty ảnh hưởng rất lớn đến sự gắn bó đó vì vậy, khi tìm kiếm ứng viên, các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng nên có thiên hướng tìm người phù hợp hơn là người giỏi:

  • Đối với công việc này, bạn mong muốn được làm việc trong môi trường như thế nào?
  • Cách quản lý phù hợp với bạn là?
  • Tùy vào tính chất công việc mà có thể yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần thì bạn có đồng ý không?

Để tránh mất thời gian, ngân sách vào các nhân viên không thích ứng được với văn hóa của công ty, những câu hỏi trên cho nhà tuyển dụng giúp họ chọn lọc được các ứng viên phù hợp với văn hóa của mình.

3. Bộ câu hỏi phỏng vấn giúp kiểm tra thái độ ứng viên

Trong khi phỏng vấn ứng viên thì thái độ luôn được coi trọng hơn trình độ. Kinh nghiệm, kiến thức có thể được tích lũy, rèn luyện còn tính cách lại rất khó. Vì vậy, các công ty có thể tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng dưới đây để có thể xác định chính xác hơn thái độ các ứng viên khi đi phỏng vấn xin việc:

  • Những thất bại hay thành công nào là lớn nhất của bạn?
  • Bạn không thích nhất kiểu đồng nghiệp nào?
  • Bạn hãy kể về mâu thuẫn gần đây nhất giữa bạn và đồng nghiệp?

Đương nhiên cần ưu tiên ứng viên có thái độ tích cực, chuyên nghiệp, sẵn sàng học hỏi, yêu thích công việc là trước hết, những ứng viên có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng chưa chắc đã có đam mê nhiệt huyết và tích cực khi vào làm việc.

Câu hỏi phỏng vấn

Kinh nghiệm tuyển dụng thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

II. Câu hỏi phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng hiệu quả nhất

1. Thông qua những thông tin mà bạn biết được về vị trí công việc này, hãy tự nhận xét về khả năng mà bạn có thể đóng góp cho công ty?

Darrel W. Gurney cho rằng “Những người thật sự yêu cơ hội tỏa sáng và nổi bật, sẽ thể hiện rõ thông qua việc họ luyện tập chăm chỉ tại nhà để sẵn sàng cho thế giới thông tin ngay tức thì.”

“Còn những người đơn thuần cố không để bị mắc sai lầm chỉ đưa ra những câu trả lời chung chung và hiển nhiên.”

Ứng viên thậm chí có thể là nhân viên từ công ty đối thủ, câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng như trên còn có thể giúp họ lọc ra những ứng viên thực sự hoặc không muốn nắm giữ cơ hội để có được công việc từ công ty của họ.

2. Vì sao chúng tôi nên chọn bạn mà không phải là các ứng viên khác?

Đây là một trong số những câu hỏi phỏng vấn phổ biến và hay nhất trong bộ các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng vì ứng viên khi nhận được câu hỏi này cần nêu ra được những giá trị đặc biệt của bản thân mình mà nổi trội hơn so với mặt bằng chung của nguồn cung lao động cho công việc mà ứng viên ứng tuyển.

Hầu hết các nhà tuyển dụng hiện khi phải đối mặt với những CV tương tự nhau thì đều đưa ra câu hỏi phỏng vấn này để quyết định đâu là ứng cử viên tốt nhất.

Khả năng lập tức nghĩ ra và giải thích sự khác biệt của ứng viên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng, nghiệp vụ,… sẽ cho thấy họ có khả năng làm điều tương tự cho công việc của họ.

3. Nếu có thể bắt đầu lại sự nghiệp của mình thì bạn có muốn làm một điều khác biệt nào không?

Việc đặt câu hỏi phỏng vấn ứng viên về những quyết định quan trọng mang tính bước ngoặt, nhấn mạnh vào khuyết điểm, sai lầm trong quá khứ có thể tiết lộ về kinh nghiệm nghề nghiệp của anh/chị ấy đồng thời tiết lộ khả năng cá nhân rút kinh nghiệm, đưa ra quyết định mới có cẩn thận hơn.

Câu hỏi phỏng vấn này không chỉ giúp nhà tuyển dụng biết được quá khứ không thích được nhắc lại mà còn giúp họ tìm hiểu được mong muốn tương lai và tham vọng của ứng viên qua các câu trả lời.

Chọn được nhân tài với bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

4. Nếu tôi liên hệ với quản lý cũ của bạn và hỏi về những vấn đề mà bạn cần cải thiện thì tôi sẽ nhận được câu trả lời như thế nào?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng để nắm bắt được ứng viên có thực sự  trả lời chân thật hay không. Về bản chất, câu hỏi phỏng vấn này tương tự như câu hỏi phỏng vấn “đâu là điểm yếu nhất của bạn?” mà nên được nhà tuyển dụng sử dụng một cách bất ngờ đối với ứng viên.

Ứng viên biết rằng, đặc biệt đối với vị trí ứng tuyển quan trọng, nếu nhà tuyển dụng thật sự đem câu hỏi phỏng vấn này cho quản lý cũ của mình, sự thật cũng sẽ không thể che dấu được vì vậy, khả năng họ trả lời chân thật là rất cao. Việc ứng viên trả lời chân thật khuyết điểm nhưng theo một cách khéo léo cũng là một yếu tố để đánh giá của nhà tuyển dụng.

5. Hãy mô tả người sếp tuyệt vời nhất mà bạn từng làm việc cùng

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng này tuyệt vời trong việc giúp họ bạn thăm dò về mối quan hệ nghề nghiệp của ứng viên trong quá khứ. Câu trả lời của ứng viên sẽ tiết lộ tính cách, phong cách làm việc, họ phù hợp với môi trường nào nhất, nhà tuyển dụng cũng có thể hiểu được các khía cạnh khác của ứng viên như: khả năng ứng xử, quan niệm, văn hóa phù hợp.

Tiếp theo sẽ là những câu hỏi phỏng vấn về va chạm trong mối quan hệ của họ và cách họ xử lý, điều đó giúp phân loại tuýp ứng viên: hòa đồng, lãnh đạo hay làm thuê. Ứng viên mong muốn phong cách quản lý như thế nào: độc đoán hơn là quan tâm đến nhân viên, hoặc ứng viên cần được tạo động lực để làm việc hiệu quả? Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng chọn ra những người phù hợp với phong cách công ty họ nhất.

6. Hãy cho tôi biết điều gì tạo nên động lực cho bạn

Muốn làm tốt một việc gì thì điều cần thiết đầu tiên chính là động lực. Từ câu trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này sẽ cho bạn biết thêm những thông tin về tính cách cũng như các yếu tố tác động đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Và từ đó có thể dễ dàng áp dụng các phương pháp phù hợp nhằm tạo nguồn cảm hứng, tạo sự gắn kết lâu bền của nhân viên với công ty.

Nếu một nhân viên làm việc đơn thuần vì tiền thì mức lương hậu hĩnh có thể là điều họ muốn. Nhưng nếu một nhân viên làm việc vì gia đình thì ngoài lương ra, các phúc lợi cho gia đình nhân viên cũng là giải pháp hay các doanh nghiệp có thể tham khảo.

Mỗi người đều làm việc vì một động lực chủ yếu nào đó. Câu trả lời của ứng viên cho câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết được yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc của ứng viên và chọn ra ứng viên phù hợp hoàn cảnh công ty. Một ứng viên làm việc đơn thuần vì thu nhập, mức lương cao sẽ là điều họ muốn. Nếu một người làm việc vì đam mê, kinh nghiệm hay giá trị mà công ty đem lại sẽ thu hút họ. Hoặc nếu ứng viên làm việc vì gia đình, các phúc lợi cho gia đình là yếu tố ảnh hưởng đến họ.

Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp phù hợp để tạo cảm hứng, nâng cao năng suất làm việc và sự gắn bó của nhân viên công ty mình và ứng viên khi họ vào làm việc.

7. Hãy cho tôi biết điều gì có thể khiến bạn suy sụp

Hai câu hỏi phỏng vấn thứ 6 và thứ 7 có thể được hỏi liên tiếp để nhà tuyển dụng biết thêm về yếu tố tác động đến hiệu quả làm việc của ứng viên. Những gì ứng viên thể hiện chính là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá và chọn lọc người phù hợp với văn hóa công ty mình.

Câu hỏi phỏng vấn này còn có thể tiết lộ quá khứ của ứng viên, những vấn đề khó khăn mà anh/chị ấy gặp phải. Cách xử lý rắc rối của họ: Nói với vẻ khó chịu vì anh ta đã bỏ cuộc hoặc tự hào kể về cách anh ta thành công giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, quản lý ngân sách hay sắp xếp đầu công việc? Cách giải quyết bình tĩnh là cách giải quyết của ứng viên xứng đáng.

8.Hãy cho tôi biết cuộc đàm phán căng thẳng nhất bạn từng tham gia

Câu hỏi phỏng vấn này khai thác không chỉ khả năng đàm phán của ứng viên mà còn cả kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết tình huống khó của họ. Những ứng viên có kỹ năng đàm phán tốt sẽ đưa ra 2 mặt của vấn đề để trả lời câu hỏi và giải thích cách họ đã đối mặt với cuộc đàm phán đó ra sao, họ đã nghĩ ra giải pháp sáng tạo nào hoặc họ đã kiên trì với đối tác thế nào để mang lại lợi ích đẹp nhất có thể.

9. Khi công ty có một chiến lược mới cần thực hiện thì bạn sẽ tác động tới nhân viên của mình như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng thấy được nhiều hơn khả năng lãnh đạo của một ứng viên cho chức quản lý trong khía cạnh họ tham gia/thực hiện những quyết sách mang tính chiến lược của doanh nghiệp.

Câu trả lời của ứng viên sẽ bao gồm việc tác động tới nhân viên thông qua nội dung gì, hình thức gì: văn bản hay họp trực tiếp, trong nhóm,… điều này phác họa cho nhà tuyển dụng khả năng và phong cách của ứng viên cho chức vụ quản lý.

10. Bạn nghĩ mình sẽ thế nào trong 10 năm nữa?

Trong câu hỏi phỏng vấn này, cử chỉ, nét mặt và năng lượng của ứng viên khi trả lời quan trọng hơn nội dung câu trả lời của họ. Nếu ánh mắt của ứng viên sáng lên, trả lời bằng năng lượng nhiệt huyết, giọng nói đầy cảm hứng, đó là một người đầy tham vọng, người biết rõ mục tiêu, đích đến của họ và kế hoạch của họ để đạt được điều mong muốn.

III. Kỹ năng phỏng vấn ứng viên dành cho nhà tuyển dụng

1. Trước khi phỏng vấn

* Xác định rõ mục tiêu tuyển dụng:

Bạn cần xác định rõ những yêu cầu, mong đợi và những phẩm chất mà ứng viên cần đáp ứng qua những câu hỏi sau:

  • Ứng viên cần đảm bảo những nhiệm vụ công việc gì và cần có những kiến thức, kỹ năng cần thiết nào?
  • Ứng viên cần có những thành tích cụ thể gì ở vị trí công việc này?

* Xóa tan ngượng ngập ngay từ đầu:

Là người phỏng vấn, để cho buổi phỏng vấn của bạn diễn ra thật tự nhiên và để gây thiện cảm cho ứng viên, bạn nên giúp họ đỡ căng thẳng, lo lắng trước khi thực sự bắt đầu đưa ra các câu hỏi phỏng vấn. Bạn có thể hỏi ứng viên:

  • Bạn tìm địa chỉ công ty có khó không?
  • Bạn muốn uống chút cafe hay nước lọc trước khi chúng ta bắt đầu chứ?

Điều này sẽ làm cho ứng viên thể hiện tốt nhất phần trả lời của họ.

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

Câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng

2. Trong khi phỏng vấn

Đặt câu hỏi phỏng vấn để xác định đúng khả năng thật sự của ứng viên

Là một nhà tuyển dụng, bạn không nên chỉ đặt các câu hỏi phỏng vấn dựa vào bảng mô tả công việc và kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Ngoài các câu hỏi dạng truyền thống như:

“Hãy cho tôi biết về anh/chị”, “Điểm mạnh của anh/chị là gì?”, “Lý do nào mà anh/chị muốn làm việc cho công ty chúng tôi?” thì với các bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng thông minh và hiệu quả đã nêu ở bên trên, bạn sẽ có thông tin chính xác hơn để khai thác được tiềm năng của ứng viên và biết được ứng viên có đủ phù hợp với công việc hay không.

IV. Kết luận

Biết rằng, tuyển dụng được nhiều nhân tài là một bài toán hóc búa đối với mọi nhà tuyển dụng hiện nay, tuy nhiên từ những kinh nghiệm tuyển dụng, sự chuyên nghiệp, thông minh và nhạy bén của đội ngũ nhà tuyển dụng sẽ góp một phần vô cùng to lớn cho việc phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hi vọng rằng, qua bộ câu hỏi phỏng vấn và các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng mà chúng tôi nêu trên sẽ giúp bạn trở thành một nhà tuyển dụng thông minh, giải quyết các vấn đề nan giải mỗi mùa tuyển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp của mình.