Bạn đang muốn tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam, nhưng lại chưa có chiến lược kinh doanh phù hợp. Dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn TOP 10 chiến lược kinh doanh bán lẻ hiệu quả nhất.

Việt Nam đang trở thành thị trường màu mỡ cho các chủ đầu tư kinh doanh bán lẻ, từ quy mô nhỏ, đến mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà đầu tư, vậy nên, bạn cần tìm ra chiến lược kinh doanh phù hợp mới có thể thành công. Dưới đây, 123job sẽ chia sẻ cho bạn Top 10 chiến lược kinh doanh bán lẻ hiệu quả nhất mà chủ đầu tư cần nắm vững. 

I. Nắm bắt thời điểm thâm nhập thị trường

Xác định được thời điểm thâm nhập thị trường, tức là bạn đã nắm rõ được nguyên lý tối thượng về quản trị thời gian. Có chiến lược kinh doanh đúng đắn cực kỳ quan trọng, sẽ giúp bạn nắm bắt thời điểm kinh doanh một cách chính xác nhất. Có nghiên cứu, theo dõi, đánh giá đúng lúc thâm nhập và rút lui khỏi thị trường là vô cùng cần thiết, buộc các doanh nghiệp phải nắm rõ mới có được thành công. Ví dụ, giống như với Vinacapital biết được đúng thời điểm mời Phó thủ tướng Đức về, để tìm ra cái điểm hay, điểm dở của mình, từ đó, đưa ra những chiến lược kinh doanh hoàn toàn mới. Và Vinacapital đã chiến thắng trong cuộc đua thời gian với thị trường. 

Nắm bắt được đúng thời điểm thâm nhập là điều rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh bán lẻNắm bắt được đúng thời điểm thâm nhập là điều rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh bán lẻ

II. Luôn biết rõ “Bán cái gì và bán như thế nào”

Bạn phải xác định rõ mình đang bán mặt hàng gì và bán như thế nào. Một sản phẩm đưa ra theo cảm tính, chủ quan xem xét nhất thời, không có phân tích chuyên nghiệp về cấu trúc, sản phẩm của bạn sẽ chẳng thể đứng vững trên thị trường. Một sản phẩm đưa ra, phải được tiêu thụ ngay trong những ngày đầu, chứ không nên trì trệ, thay đổi quá nhiều. Trong chiến lược kinh doanh, việc ghi nhận phản hồi của khách hàng để thu nhập dữ liệu là điều cần thiết. Khi khách hàng góp ý, nhân viên phải lập tức ghi lại chứ không thể chối bỏ là “Không có”. Nghiên cứu thị trường sẽ là yếu tố then chốt để có được chiến lược kinh doanh thông minh. Bạn nên thuê các chuyên gia nghiên cứu; những mặt hàng được tiêu thụ bao nhiêu, phần trăm đã bán ra như thế nào, đều phải được ghi lại để có những thống kê; phân tích nhu cầu; tỷ lệ và cơ hội trong thị trường. Bạn cũng có thể lắp camera theo dõi hành vi, ghi âm cuộc gọi của khách hàng… để tìm ra cấu trúc sản phẩm và cách thức bán hàng phù hợp. 

III. Săn lùng nguồn cung cấp hàng hóa giá tốt nhất

chiến lược kinh doanh khôn khéo phải đi đôi với nguồn cung cấp hàng hóa giá cả tốt. Chúng ta thường thấy các câu chuyện hàng ngày xảy ra ở siêu thị như: những phụ nữ hay bàn tán tại sao hạt dẻ nơi này bán 33 ngàn/kg, chỗ kia lại bán 36 ngàn/kg. Mấu chốt vấn đề, chính là bạn tìm được nguồn cung cấp hàng như thế nào, mua vào một số lượng hàng lớn, chiết khấu cao thì chắc chắn giá sẽ thành của sản phẩm bán ra sẽ thấp. Vì vậy, huấn luyện người mua hàng chứ không phải nhân viên bán hàng, mới là “cán dao” mà bạn nên cầm. Có được chiến lược kinh doanh bán lẻ hiệu quả, nói cụ thể hơn nữa là bạn phải lo săn lùng nguồn cung cấp tốt, độc quyền bao tiêu sản phẩm. Bạn cần hiểu rõ đâu là sản phẩm tốt nhất, ưu tiên trưng bày, quảng cáo và bán ra với giá rẻ nhất. 

Ví dụ: Bách Hóa Xanh có cá tươi, bơi trong bể như ở ngoài chợ, nhưng phía Vinmart lại không có, đó chính là lợi thế cạnh tranh. 

Có nguồn cung cấp giá tốt nhất giúp việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơnCó nguồn cung cấp giá tốt nhất giúp việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn

IV. Xác định quy mô và mô hình của quy mô đó

Một người chỉ đặt quy mô 100 cửa hàng và một người khác đặt quy mô 1000 cửa hàng, đủ để bạn thấy rõ ràng lối tư duy của họ là hoàn toàn khác nhau. Đối thủ đầu tư 100 triệu USD, mà bạn chỉ có trong tay 10 triệu USD, lựa chọn khôn khéo là phải lôi kéo được người khác đầu tư cùng bạn, bạn mới có cơ hội cạnh tranh trên thị trường bán lẻ. Có thể nói, trong chiến lược kinh doanh, đầu tư với quy mô lớn, đến với thành công sẽ dễ dàng hơn khi bạn chỉ sở hữu quy mô nhỏ. Đối với mô hình trong chiến lược kinh doanh, chúng ta cần xem xét xu hướng của thời đại. Số hóa và siêu thị, đâu mới là cái bạn cần đẩy ra trước, online quảng bá tốt, đầu tư cần ít vốn, nhưng offline khách hàng lại ưu tiên hơn vì được thử trực tiếp sản phẩm. Bởi thế, bạn cần đưa ra chiến lược kinh doanh, phối hợp hai bên với nhau sao cho hợp lý nhất. 

Ví dụ: Trên thị trường bán lẻ ta có thể thấy rõ, bản chất quy mô của Điện máy Xanh và Nguyễn Kim không hề giống nhau. Trước đây 5 năm, Nguyễn Kim tự hào đứng ở vị trí Top 1, nhưng bây giờ Điện máy Xanh là chiến lược kinh doanh hoàn toàn khác. Họ đầu tư vào cửa hàng bán lẻ rất nhiều, nổi bật nhất là tốc độ xuất hiện các cửa hàng với tần suất dày đặc, độ “phủ sóng” lớn, tiết kiệm tiền đi lại và thời gian của người tiêu dùng. Bài toán chiến lược kinh doanh của Điện máy Xanh là xác định đúng phân khúc thị trường, ở đâu còn bỏ trống phải chiếm lĩnh nhanh, đầu tư nhân sự mạnh, tăng cường mua vào với giá tốt, bán ra với giá không thể rẻ hơn. Quả thật là một chiến lược kinh doanh khôn khéo, Điện máy Xanh đã có kế hoạch rất rõ ràng về quy mô và mô hình kinh doanh cho mình. 

V. Chiến lược giá cả và nguồn cung

Trong chiến lược kinh doanh bán lẻ, giá cả luôn đi song song với quy mô, càng lớn càng tốt, đó là chìa khóa của lợi nhuận. Cùng một sản phẩm, nơi bán lẻ này chiết khấu 15%, nơi khác 14%, chênh lệch nhau 1% giá cả của mặt hàng cũng thay đổi, bạn có thể thấy rõ sự khác biệt về lợi nhuận. Để có được chiết khấu cao, bạn cần một chiến lược nguồn cung cụ thể, lôi kéo nhà cung cấp đồng hành với mình. Theo cái nhìn chi tiết hơn, bạn sẽ nắm bắt từ nhà sản xuất đến hệ thống bán lẻ, đều phải có nguồn cung độc quyền và bao tiêu. Một ví dụ điển hình mà bạn có thể thấy rõ, trường hợp của Điện máy Xanh và Bách Hóa Xanh. Cùng là những hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam, nhưng nguồn cung của Bách Hóa Xanh khó hơn nhiều so với Điện máy Xanh. Một lý do rất đơn giản để giải thích cho tình trạng này, đó là nguồn cung các mặt hàng công nghiệp luôn ổn định, nhưng mặt hàng nông sạn lại rất bấp bênh. Nông sản có tính thời vụ rất phức tạp, đang được giá thì lại dịch bệnh, như khủng hoảng thịt heo vừa rồi. Thế nhưng, ở các nước phát triển như Nhật hay Mỹ, trình độ bán lẻ đã đạt đến “thượng thừa”, chiến lược kinh doanh có nhiều chiêu trò khác nhau, nguồn cung đối với họ là vấn đề được giải quyết rất nhanh chóng.

Trong chiến lược kinh doanh thông minh không thể bỏ qua định hướng giá cả phù hợp với thị trườngTrong chiến lược kinh doanh thông minh không thể bỏ qua định hướng giá cả phù hợp với thị trường

VI. Xây dựng mạng lưới hậu cần

Từ khi bắt đầu tham gia vào nền kinh tế thị trường, mãi gần đây Việt Nam mới nhận thấy Logistic chính là điểm nghẽn của mạch máu trong nền kinh tế. Bởi thế, ngành này có rất nhiều cơ hội phát triển, với những chi phí Logistic luôn ở mức khủng. Nhưng khi bạn mở hệ thống cửa hàng bán lẻ, bài toán được đặt ra đầu tiên chính là tổng kho. Với thị trường Logistic như Việt Nam hiện nay, đặt tổng kho ở đâu cho hợp lý? Vẫn là vấn đề nan giải. Ngoài ra, chiến lược kinh kinh doanh trong bán lẻ phải quan tâm đến những vấn đề như chi phí tồn kho, giao nhận, bảo quản sản phẩm, phần mềm quản lý, giao dịch vận tải hai chiều và mạng lưới. Ở Việt Nam, các giải pháp “thông mạch” cho Logistic vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc, có thể nhìn vào đường sắt Bắc Nam không thể chở được hàng hóa hay trên Quốc lộ 1 với các BOT, chỉ có hai làn xe chạy không có con lươn ngăn cách, một điểm nghẽn rất lớn trong giao thương và xuất khẩu hàng hóa.

VII. Chiến lược khuyến mãi thường xuyên

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, kinh doanh bán lẻ nhưng không có chiến lược khuyến mãi, có thể nói phần nào đã thất bại. Chiến lược kinh doanh về mảng khuyến mãi có vô số cách thức từ đơn giản đến phức tạp, ở đó chứa đựng rất nhiều bí quyết riêng của các nhà đầu tư bán lẻ khác nhau. Nhìn vào Big C, bạn có thể thấy khuyến mãi là cả một nghệ thuật. Các tuyệt chiêu được đưa ra rất tinh vi và hiệu quả, ngay từ việc lên ý tưởng cho tới khi giao nhiệm vụ cho từng vị trí. Các bộ phận khuyến mãi của Big C có chiến lược kinh doanh rất khôn khéo, họ liên kết các chương trình khuyến mãi giữa online và offline, giữa kỹ thuật số và kênh phân phối truyền thống, được gọi là Omnichannel (đa kênh tích hợp). Hơn nữa, hoạt động khuyến mãi được diễn ra linh hoạt: Khuyến mãi theo giờ, theo ngày, theo mùa, lễ hội Tết… Tạo ra một mạng lưới thu hút khách hàng không ngừng nghỉ. 

Triển khai chương trình khuyến mãi vào mùa lễ hội là một chiến lược kinh doanh rất khôn khéoTriển khai chương trình khuyến mãi vào mùa lễ hội là một chiến lược kinh doanh rất khôn khéo

VIII. Tạo dựng quan hệ khách hàng

Thật không quá khi cho rằng, khách hàng là tài sản của các chủ đầu tư bán lẻ, quản trị khách hàng là quản trị hệ thống kênh bán hàng. Để tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thì bạn cần phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Tùy theo phân khúc và định vị, bạn cần đưa ra chương trình chăm sóc khách hàng riêng biệt, không nên áp dụng những chương trình đã lỗi thời không còn thích hợp. Như thay đổi thẻ hội viên truyền thống bằng sử dụng công nghệ vào các chế độ ưu đãi online. Để phát triển bền vững hệ thống bán lẻ, chiến lược kinh doanh cần tập trung khai thác nhóm khách hàng trung thành. Bạn nên thường xuyên khảo sát phản hồi của khách hàng, để có những ý tưởng mới phù hợp với người tiêu dùng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Khi bước chân vào thị trường bán lẻ cạnh tranh như hiện nay, thấu hiểu được khách hàng nghĩa là bạn đã bước đầu thành công. 

IX. Đầu tư cho marketing và quảng bá thương hiệu

Một bí quyết vàng để thành công trong kinh doanh bán lẻ, không thể bỏ qua đó là Marketing. Trong xã hội 4.0 như hiện nay, kinh doanh trực tuyến vừa là xu hướng của thời đại, vừa là cơ hội giúp bạn mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ của mình. Ngoài ra, kinh doanh online còn giúp bạn dễ tiếp cận với khách hàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Người tiêu dùng cũng thoải mái khi mua sắm và thuận tiện hơn khi không còn phải di chuyển nhiều. Marketing luôn cần đặc biệt quan tâm trong chiến lược kinh doanh, giúp bạn đưa thương hiệu của mình ngày càng phổ biến trên thị trường. Đầu tư cho Marketing hiệu quả và quảng bá thương hiệu thông minh, bạn đã bước thêm một bước lớn trên con đường tìm kiếm thành công của mình. 

Đầu tư vào marketing là điều thiết yếu của mỗi chiến lược kinh doanh hiệu quảĐầu tư vào marketing là điều thiết yếu của mỗi chiến lược kinh doanh hiệu quả

X. Định vị đa-phân-khúc

Định vị đa phân khúc nghĩa là từ ma trận định vị khách hàng cho đến tổ hợp sản phẩm theo nhu cầu, xu hướng. Tất cả những mặt hàng được bạn chào bán phải mối liên kết chặt chẽ tạo ra đa phân khúc, phân khúc mới trên thị trường. Không nên người bán tinh dầu chỉ biết bán tinh dầu, ai bán mặt nạ chỉ quan tâm tới mặt nạ, cần phải có một tư duy sản phẩm hoàn chỉnh, xác định thị trường đúng đắn. Chiến lược kinh doanh bán lẻ của bạn phải tạo được sự khác biệt giữa một “rừng” các hệ thống bán lẻ phổ thông.  

XI. Kết luận

Thị trường bán lẻ luôn có những cạnh tranh, biến động và không ngừng đổi mới như hiện nay, dù bạn kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng cần có những chiến lược  thông minh để dành được chiến thắng. Hy vọng trong bài viết trên đây, với Top 10 chiến lược kinh doanh bán lẻ hiệu quả mà 123job cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: 

Hướng dẫn cách xây dựng chiến lược kinh doanh hoàn hảo

Những ý tưởng kinh doanh độc đáo nhất hiện nay

Cách lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp nhất cho các doanh nghiệp