Cuộc sống hiện đại làm con người nảy sinh ra hàng loạt những thói quen xấu khác nhau xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Những thói quen xấu ấy đã âm thầm bào mòn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất công việc.
Thói quen xấu là những mô thức hành vi tiêu cực đối với hàng loạt những kích thích khác nhau xuất phát từ cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài. Thói quen xấu ngày càng “xâm nhập” vào trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ và người đi làm. Họ quen thuộc với các thói quen xấu như điều hiển nhiên nhưng không hề biết rằng nó là “con ác ma” đang gặm nhấm và ăn mòn nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Vậy làm thế nào để có thể biến những thói quen xấu này thành những thói quen tốt?
Những thói quen xấu ánh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc
I. Ăn không đúng bữa, ngủ không đủ giấc
Cuộc sống có quá nhiều guồng quay lôi kéo ta chú ý tới nó hơn là quan tâm đến việc đảm bảo chế độ ăn uống và giấc ngủ. Chắc chắn các bạn rất nhiều lần tự nhủ với bản thân làm cố thêm một chút nữa cho xong việc và rồi bỏ qua bữa ăn và có thể đến tận trời khuya khoắt.
Ăn uống thất thường, ngủ không đủ giấc là những thói quen xấu tác động vào chế độ sinh học của con người bị thay đổi dẫn đến trạng thái chán ăn, ăn không ngon miệng. Điều đó là tác nhân tàn phá trực tiếp tới quá trình lão hóa, trao đổi chất, suy giảm chức năng miễn dịch và hệ cơ quan tiêu hóa. Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... là những trường hợp dễ gặp khi bỏ bữa, lâu dần có thể gây ra các bệnh viêm, loét dạ dày. Chế độ ăn uống, giấc ngủ bị xáo trộn khiến chúng ta mệt mỏi, không thể nào kiểm soát được cân nặng lẫn khả năng trí nhớ.
Ăn uống điều độ, ngủ sớm đã từ lâu được coi như thứ “xa xỉ” đối với mọi người nhưng nó sẽ trở nên quen thuộc khi chúng ta biết cách sửa đổi thói quen xấu này bằng việc xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống và phải nhắc nhở bản thân tuân thủ đúng. Muốn công việc đạt được kết quả tốt cần thay đổi từ những thói quen nhỏ: ăn uống đầy đủ 3 bữa kèm theo những dưỡng chất lành mạnh, không ăn đêm, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, không thức khuya và tránh làm việc quá độ.
II. Không có kế hoạch làm việc
Không có kế hoạch làm việc giống như bạn đã tự chặt đứt con đường tới thành công của mình ngay từ bước khởi đầu. Thói quen xấu này biến bạn trở thành con người mông lung và lênh đênh trong cuộc đời. Xây dựng kế hoạch giúp bạn có biết mình phải giải quyết những công việc theo thứ tự ưu tiên mà không hề bỏ sót. Làm việc dựa trên kế hoạch tạo cho bạn hệ thống tư duy tốt trong cách sắp xếp, quản lý tiến độ, thời gian tiến hành công việc; tránh xảy ra những tình huống bất ngờ; tránh trì hoãn và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Để nắm bắt được kỹ năng này, bạn phải định hướng mục tiêu rõ ràng. Bắt đầu với từng bước với mục tiêu ngắn hạn trước rồi hẵng tiến hành đến những mục tiêu dài hạn. Phác thảo cụ thể những công việc cần làm theo từng giai đoạn gắn liền với thời gian, địa điểm, đối tượng và tiêu chuẩn để hoàn thành công việc. Mỗi mục dự định được nêu lên cần phải dự đoán trước cả kết quả để bạn có thể tính toán được lượng thời gian tiến đến mục tiêu chính.
III. Cầu toàn
Cầu toàn là một phẩm chất tốt cho công việc nhưng đôi khi, nó là thói quen xấu, làm bạn bỏ ngơ và không thể kịp tiến độ những công việc khác. Những người cầu toàn họ không có sự tin tưởng khi giao phó công việc cho bất cứ ai làm thay mình dẫn đến khối lượng công việc tồn đọng quá lớn và không phát huy được tiềm năng của các thành viên khác.
Việc quá chú trọng vào một thứ khiến họ gây ra áp lực cho bản thân và không dễ chấp nhận những phản hồi tiêu cực. Không thể phủ nhận người cầu toàn dễ lâm vào tình trạng “ồm đồm” công việc, thói quen xấu này làm cho cán cân cuộc sống bị lệch hẳn về một bên và sức khỏe, tinh thần nhanh chóng bị tụt dốc và kiệt quá.
Khả năng sáng tạo của người cầu toàn dễ gặp tình trạng bế tắc. Steve Jobs là một người cầu toàn nhưng ông nhận ra ông nên biết tiến lùi đúng lúc mới có thể đưa Apple phát triển rực rỡ. Không phải một người cầu toàn thì không thể đứng ở đỉnh cao thành công nhưng họ phải biết lựa chọn lúc nào cần hoàn hảo và hoàn thành cũng là một biện pháp tối ưu.
Thói quen xấu tác động đến hiệu suất công việc
IV. Bị hấp dẫn bởi internet
Thành thực mà nói không ai có thể cưỡng lại được sức hút mạnh mẽ của thế giới rộng lớn, đầy thú vị của internet và mạng xã hội. Mọi người thường dành hàng giờ đồng hồ để lướt web, xem video và bày tỏ trạng thái cá nhân hay nhắn tin trên các trang mạng xã hội,... Sự cám dỗ ấy khiến lý trí của con người dường như bị ăn mòn dẫn đến công việc bị trì hoãn liên tục.
Khi bạn gặp một vấn đề nào đó trong công việc, internet chắc chắn sẽ là nơi bạn tìm kiếm câu trả lời đầu tiên. Điều đó vô tình khiến internet là phương tiện “cầu cứu” giúp con người trở nên thụ động, mất đi tính tự chủ và khả năng sáng tạo cũng bị thu bé lại.
Hiện tượng “sự ngạt thở email” khiến 80% người thở nông hay ngừng thở nhất thời do họ không kiểm sát được số lần kiểm tra email và nhìn vào màn hình. Đầu óc của bạn sẽ trở nên nhiễu loạn và áp lực khi nhìn khối công việc trên email mà thôi
Tuy khó khăn nhưng hãy tập cho mình thay đổi thói quen xấu bằng cách: tập triển khai câu trả lời trước và cố gắng tập trung toàn bộ tâm trí để giải quyết công việc trước khi để internet hấp dẫn.
V. Không sắp xếp các công việc ưu tiên
Bạn biết cách đặt mục tiêu cho sự nghiệp và tương lai lẫn cách biết lập những điều mình cần làm là chưa đủ khi không đặt sự ưu tiên ở đúng chỗ. Các công viên ưu tiên được đề cao đúng với giá trị của nó trong bản kế hoạch như đòn quyết định thành công hay thất bại của bạn. Nếu như quá quan tâm vào một điều gì đó chỉ vì yêu thích hay một lý do nào khác không liên quan đến giá trị thực do điều đó đem lại thì bạn đã nhanh chóng biến nó thành thói quen xấu, tự đóng cánh cửa thành công lại và không bao giờ giải quyết được hết những việc phải làm.
Bất cứ một thứ gì cũng có một điểm mấu chốt và công việc cũng vậy. Chúng ta thay thế thói quen xấu này bằng những hành động thực tế. Xác định mục tiêu ưu tiên cần dựa vào thực tế giá trị nó đem lại cho bạn tại thời điểm đó như thế nào và có thể duy trì đến tương không. Xác định mục tiêu ưu tiên rõ ràng giúp bạn tiếp gần hơn với đỉnh cao của sự nghiệp, củng cố được khả năng quan sát tư duy toàn diện của bạn và giảm thiểu tình trạng deadline “dí”.
VI. Cố quá thành quá cố
Sự hăng hái và cố gắng trong công việc là một phẩm chất cần thiết nhưng đừng mất kiểm soát nó thành “quá cố”. Bạn đã bao giờ gặp tình trạng ôn tập, rèn luyện rất nhiều gấp đôi, gấp ba lần người khác mà không thể đạt được kết quả như mong đợi, thậm chí còn kém so họ chưa. Khi quá cố gắng hoàn thành công việc nào đó, bạn chắc chắn rơi vào trạng thái áp lực và stress cực độ.
Con người trước khi làm điều gì tử tế thì hãy tử tế với chính mình trước. Có những người tự hào bản thân điên cuồng làm việc, ngày ngủ chỉ vài ba tiếng, bữa ăn cũng chẳng no,... cứ như họ đang đạt đến đỉnh cao sự nghiệp nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Họ có thể dành cả thanh xuân vùi đầu vào công việc và cũng sẽ nhanh chóng kiệt sức trên hành trình ấy chỉ vì thói quen xấu “quá cố”.
Thành công, thứ ai cũng muốn nhưng đừng để thói quen xấu này giết chết thể lực và tinh thần chính bạn. Hãy yêu bản thân, dành thời gian trải nghiệm những thứ thú vị, tận hưởng những điều có thể làm trước khi quá muộn.
Ảnh hưởng từ thói quen xấu tới thành công trong công việc
VII. Ngại vận động
Khối lượng công việc quá nhiều hoàn thành khiến bạn chỉ khao khát về nhà và nằm dài trên chiếc giường êm ái. Thói quen xấu này sẽ làm bạn “rước” đống bệnh liên quan đến cột sống, tim mạch, tuần hoàn,... và chán ngấy với món ăn mang tên công việc.
Đừng để thói quen xấu chi phối và giam cầm mình trong không gian bốn vách tường bí bách ngày qua ngày. Đứng dậy, bước ra ngoài, ngắm nhìn xung quanh và xây dựng những kế hoạch ngoài trời không phải là một ý tồi. Biết đâu việc “đổi gió” này lại giúp bạn khơi gợi được nguồn cảm hứng sáng tạo cho công việc.
VIII. Dùng điện thoại trước giờ đi ngủ
Dùng điện thoại trước khi đi ngủ luôn là thói quen xấu được cảnh báo không chỉ trên truyền hình mà còn “đầy rẫy” trên các trang mạng xã hội hay internet. Đã có mấy ai đủ tự tin khi trả lời rằng không lướt vài trang web, trả lời mấy tin nhắn hay xem vài video,... trên điện thoại trước khi đi ngủ chưa.
Không phải ngẫu nhiên, điều này trở thành một thói quen xấu được cảnh báo nhiều như vậy, bởi nó tác động tiêu cực lên chính con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại gần giống với ánh sáng ban ngày nên thị giác và bộ lão của chúng ta đã bị đánh lừa khiến các hormone gây buồn ngủ melatonin không thể giải phóng và tăng mức độ tỉnh táo. Việc này là nguyên nhân trực tiếp làm cho chúng ta không có giấc ngủ chất lượng và xuất hiện trạng thái mệt mỏi khi tỉnh dậy, ngay cả khi ta ngủ nhiều như những người không sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
Xóa bỏ thói quen xấu này, bước đầu không mấy dễ dàng nhưng hãy cố gắng thực hiện những việc cần làm trong 30 – 60 phút trước giờ ngủ. Tắt những tiếp chuông báo không cần thiết, đặt điện thoại ở xa tầm với, dùng đồng hồ cho việc báo thức là những cách giúp bạn thay đổi thói quen xấu, có giấc ngủ đảm bảo và tinh thần sảng khoái nhất cho ngày hôm sau.
IX. Không chú ý lắng nghe
Không chú ý lắng nghe là một thói quen xấu, là kỹ năng tệ khi bạn bắt đầu công việc. Thói quen xấu này bắt nguồn từ lòng tự trọng, cái “tôi” cá nhân của bạn quá cao, không thể tiếp nhận ý kiến của người khác. Những tiếng nói trong đầu làm lấn át lời người khác nói làm bạn không thể bắt nhập vào câu chuyện người khác nói và công việc của bạn luôn luôn dậm chân tại chỗ và không biết cách khắc phục khuyết điểm.
Thói quen xấu này còn xuất phát từ việc bạn xao nhãng, phân tâm bởi tiếng chuông báo, tiếng rung của điện thoại. Khi có một tiếng động thiết bị điện tử kêu lên khiến bạn không thể tập trung vào cuộc họp đang diễn ra ngay lúc đó mà chỉ chăm chăm kiểm tra xem nội dung gì mới được gửi đến.
Không biết lắng nghe sẽ làm bạn bỏ lỡ rất nhiều điều quý giá, mất thời gian nghe lại những thông tin đó và phá hủy những mối quan hệ. Sớm thôi, nếu tình trạng này xảy ra nhiều lần, bạn chắc hẳn mất đi sự quý trọng trong mắt đồng nghiệp, công việc thất bại, cấp trên phê bình, thậm chí là mất việc.
Thay đổi thói quen xấu, chủ động lắng nghe là chìa khóa dễ dàng gây ấn tượng với đối phương, chấp nhận những hạn chế của mình và khắc phục nó tốt hơn.
X. Đa nhiệm
Đa nhiệm là thói quen xấu khó thể tránh khỏi trong cuộc sống hiện tại, nơi mà con người muốn làm nhiều việc cùng một lúc vì nghĩ rút ngắn thời gian hoàn thành chúng. Thực tế, kết quả nhận được từ việc đa nhiệm lại đi ngược với những gì chúng ta nghĩ và tăng sai sót, căng thẳng trong quá trình tiến hành công việc.
Đa nhiệm sẽ không phải là thói quen xấu nếu bạn thành công dùng nó. Bạn nên chấp nhận chỉ có 2% dân số có khả năng đạt hiệu quả khi thực hiện đa nhiệm và bạn có đủ tự tin nói bản thân là một trong số đó. Đối với số còn lại, đa nhiệm làm giảm 40% năng suất, mất lâu hơn 50% thời gian cho một công việc và gây ra đến nhiều hơn 50% lỗi. Việc “ôm đồm” quá nhiều thứ trong một lúc, không thể tránh khỏi bỏ sót những yếu tố quan trọng và quên lãng với tiến trình công việc trước đó khi có thứ cắt ngang.
Thói quen xấu này được giải quyết khi bạn quyết tâm thực sự tập trung vào quá trình làm việc. Tắt những tiếng chuông báo, tiếng rung từ thiết bị điện tử và để chúng ra xa là cách hữu hiệu cho việc làm giảm tiếng ồn làm xao nhãng. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch hoàn thành rõ ràng để tránh tình trạng quá tải và bạn dành ra được mấy ngày nghỉ thoải mái.