Môi trường làm việc có quyết định tới hiệu suất công việc, quá trình thăng tiến và cả tinh thần của bạn. Đó là lý do bạn cần quan tâm tới những đặc trưng môi trường của tổ chức, dấu hiệu redflag và đặc biệt là những dấu hiệu green flag ở của một công ty.

Vậy Green Flag là gì? Môi trường nào được xem là Green Flag? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây cùng 123job.vn bạn nhé!

1. Green Flag là gì?

Green Flag là thuật ngữ đại diện cho những đặc điểm, hành động lành mạnh, mang năng lượng tích cực. Green Flag có thể được dùng cho cá nhân, tổ chức, hoặc những mối quan hệ giữa cá nhân, mối quan hệ giữa cá nhân - với tổ chức. 

Green Flag khi sử dụng cho môi trường công sở là dấu hiệu, biểu hiện tích cực về văn hóa, quy định và môi trường tổ chức. Đúng như ý nghĩa Green Flag - cờ xanh, nó là đèn hiệu cho thấy đây là môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, và tích cực cho tinh thần sự phát triển của nhân viên hay rộng hơn là đối tác, khách hàng và xã hội. 

2. Môi trường làm việc nào được xem là Green Flag?

2.1 Văn hóa công ty tích cực 

Văn hóa tích cực là dấu hiện green flag của một môi trường công sở, một tổ chức văn minh. Văn hóa là yếu tố cốt lõi, định hình cách doanh nghiệp vận hành, những trải nghiệm hàng ngày trong tổ chức và ảnh hưởng trực tiếp tới phúc lợi của nhân viên. Để đánh giá chính xác văn hóa công ty, tránh rơi vào những lời truyền thông bóng bẩy, bạn nên: 

  • Nghiên cứu kỹ thông tin xuất hiện trên website và mọi nền tảng truyền thông khác của công ty để hiểu rõ về cá tính thương hiệu của tổ chức. 
  • Tìm kiếm những hoạt động thực tế, những câu chuyện từ nhân viên để xác thực tính chính xác trong tuyên ngôn của công ty. Những đánh giá này cũng cung cấp các thông tin về môi trường làm việc, phong cách quản lý và văn hóa chung của công ty.
  • Kết nối, trao đổi với nhân viên để hỏi thêm về kinh nghiệm của họ, ý kiến về quản lý, mức độ hài lòng của họ đối với môi trường làm việc. 

green flag

2.2. Cơ hội được phát triển 

Phát triển sự nghiệp bao hàm cả cơ hội được đảm nhiệm những vị trí cao hơn và quan trọng hơn là cơ hội được làm mới bản thân, được lĩnh hội nhiều kiến thức, kỹ năng mới. Đó cũng là ngọn lửa duy trì đam mê với công việc, định hướng của bạn. 

Một công ty Green Flag là nơi có nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên. Tổ chức ấy có lãnh đạo, nhân viên quan tâm, coi trọng sự phát triển cá nhân. Khi gia nhập công ty green flag, bạn được tạo điều kiện tham gia chương trình đào tạo, cố vấn và có lộ trình thăng tiến rõ ràng giúp bạn phát huy hết tiềm năng của mình. 

Ngay trong quá trình ứng tuyển, phỏng vấn, hãy đặt câu hỏi nhiều hơn về lộ trình phát triển mà công ty dành cho nhân viên để hiểu rõ hơn về định hướng của doanh nghiệp. Tham khảo nhiều ý kiến từ nhân viên về cơ hội được học hỏi. Tìm kiếm những minh chứng cụ thể qua các lãnh đạo cấp cao, quản lý hiện tại đã gắn bó với công ty được bao lâu, họ thăng tiến qua từng cấp bậc nào?

2.3. Đội ngũ nhân sự ít biến động

Khi đội ngũ nhân sự ít biến động hay tỷ lệ luân chuyển thấp, đây là dấu hiệu green flag ở công ty tạo được trải nghiệm thoải mái và duy trì động lực cống hiến nơi nhân viên. Điều này cũng chứng minh công ty không tồn tại văn hóa độc hại, đồng nghiệp hay quản lý khó có thể làm việc cùng. 

Một cách để xác định công ty có green flag hay không, tỷ lệ luân chuyển của công ty là cao hay thấp. Bạn có thể nhìn vào tần suất tuyển dụng của công ty và lý do đằng sau nó là gì. Với công ty tuyển dụng cùng một vị trí với tần suất cao, nó cho thấy tỷ lệ nhân sự vào - ra tương đối cao. Nguyên nhân sâu xa hơn thường đến từ môi trường áp lực. 

2.4. Thông tin vị trí tuyển dụng rõ ràng

Một trong những dấu hiệu green flag bạn có thể dùng để nhận diện môi trường công sở phù hợp ngay từ đầu là thông tin tuyển dụng rõ ràng. Nó bao gồm tên công ty, địa chỉ, vị trí tuyển dụng, mô tả công việc chi tiết và phù hợp với vị trí tuyển dụng, yêu cầu và quyền lợi rõ ràng. 

Thông tin tuyển dụng rõ ràng cũng thể hiện người tuyển dụng hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ và sự quan tâm của lãnh đạo đối với vị trí đó. Ngược lại, nếu thông tin mơ hồ, điều ấy thể hiện công ty đang gặp vấn đề trong truyền thông nội bộ và truyền tải thông điệp bên ngoài tổ chức. 

2.5. Nhiệm vụ được phân công phù hợp

Công việc được giao phù hợp với chuyên môn là dấu hiệu green flag khác bạn cần quan tâm. Một môi trường văn mình cho thấy sự tôn trọng giá trị của nhân viên bằng việc: cam kết và hành động chính xác với thông tin tuyển dụng, trao cơ hội được phát huy mọi khả năng của nhân viên, không gây áp lực khi giao nhiệm vụ. 

Ngược lại, một công ty red flag cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa nhiệm vụ thực với thông tin tuyển dụng. Trong quá trình làm việc, công ty ấy thường giao những công việc ngoài chuyên môn, không phù hợp và gây khó chịu tới nhân viên.

2.6. Cân bằng giữa cuộc sống và công việc 

Công việc chiếm nhiều thời gian cá nhân, bạn sẽ cảm thấy quá tải, sức khỏe và thể chất tinh thần suy yếu và gây ra tình trạng kiệt sức. Đó là lý do tại sao cân nhắc tới một môi trường mang lại sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc là ưu tiên hàng đầu trong quá trình ứng tuyển việc làm. Chỉ khi tinh thần, sức khỏe được cân bằng, bạn mới có thể làm việc hăng say và hạnh phúc hơn. 

Những dấu hiệu green flag bao gồm: chính sách giờ làm việc theo đúng quy định của pháp luật, không OT quá số giờ quy định hay yêu cầu nhân viên ngoài giờ làm việc khi ở nhà; Hoặc chính sách work from home/remote (làm việc từ xa); Nhân viên được khuyến khích nghỉ giải lao và dành thời gian cho gia đình, sức khỏe. 

2.7. Thông tin minh bạch

Thông tin minh bạch, trao đổi chân thành là yếu tố nuôi dưỡng lòng tin, thúc đẩy sự hợp tác và tạo nên môi trường văn minh, nơi nhân viên được lắng nghe, trân trọng. Điều này là dấu hiệu green flag cho thấy tổ chức đó là nơi bạn có thể gắn bó lâu dài. 

Ngoài ra, với công ty coi trọng tính minh bạch của thông tin, việc ra quyết định là nỗ lực tời từ mọi cấp độ trong tổ chức. Kênh giao tiếp mở được sử dụng cho phép nhân viên chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ về chính sách, cách vận hành của doanh nghiệp. Quan trọng hơn hết, chính sách, quyền lợi của nhân viên luôn được thể hiện minh bạch ở những công ty là green flag. 

2.8. Lãnh đạo và đội nhóm luôn tương trợ 

“Nhân viên không bỏ việc, họ từ bỏ sếp của mình” là câu nói thể hiện chính xác một trong những lý do xin nghỉ của nhân sự hiện nay. Ngược lại, cũng có những cá nhân chỉ vì tiếc nuối đồng nghiệp và người sếp của mình mà chần chừ, mãi không đưa ra quyết định xin nghỉ tại công ty. 

Vì vậy, một lãnh đạo, quản lý và đội nhóm tốt, luôn hỗ trợ nhau là dấu hiệu green flag cho tổ chức tốt. Những dấu hiệu green flag này có thể được cân nhắc qua các yếu tố sau: Lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn, truyền cảm hứng tới nhân viên; Chính sách lắng nghe, trao đổi thẳng thắn với đội ngũ quản lý; Lãnh đạo, đồng nghiệp luôn tôn trọng cá tính, ý tưởng, góc nhìn của đối phương. 

green flag

2.9. Chứng chỉ được công nhận 

Một trong những dấu hiệu khác chứng tỏ công ty là green flag là chứng nhận từ các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ chứng nhận “Nơi làm việc tốt nhất” hay các tiêu chuẩn môi trường ISO 14001, hoặc các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng đối với công ty sản xuất hay lĩnh vực đặc thù khác. 

Những chứng chỉ được công nhận bởi tổ chức có thẩm quyền, đã trải qua kiểm tra, đánh giá là minh chứng rõ ràng nhất về chất lượng, môi trường của tổ chức. Những chứng chỉ ấy đi cùng quy định, thông lệ và cam kết của công ty với nhân viên. Điều tự hào ấy thường được truyền thông qua các kênh mạng xã hội riêng của công ty. 

3. Ý nghĩa của Green Flag đối với doanh nghiệp, ứng viên 

Dưới góc độ người lao động, môi trường green flag là môi trường có thể gắn bó lâu dài. Những dấu hiệu green flag là điều kiện đảm bảo cơ hội phát triển trong sự nghiệp, sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần được được quan tâm. 

Green Flag không chỉ là những dấu hiệu tích cực đơn thuần. Dưới góc độ tổ chức, quản trị, những điều được xem là green flag (cờ xanh) hay red flag (cờ đỏ) phản ánh giá trị cốt lõi trong công ty. Chúng là báo động, biểu tự cho văn hóa công ty là tích cực, là văn mình hay một văn hóa tiêu cực, cần điều chỉnh ngay lập tức. 

Bên cạnh đó, những dấu hiệu green flag lôi kéo nhân sự gắn bó với công ty lâu dài. Sự hài lòng và gắn bó ấy tạo điều kiện phát triển cho tổ chức, hiệu quả công việc, và tạo nên thương hiệu tuyển dụng vững vàng. Với môi trường green flag, nhân viên đóng góp tối đa ý kiến của mình, tham gia nhiều hơn vào mục tiêu, sứ mệnh chung của tổ chức. Vì vậy, mỗi tổ chức cần quan tâm tới mọi dấu hiệu green flag và cải thiện môi trường công sở của tổ chức mình. 

green flag

4. Một số câu hỏi giúp xác định công ty Green Flag hay Red Flag

Phỏng vấn là cơ hội để bạn thể hiện giá trị của bản thân, cơ hội nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên. Tuy nhiên, phỏng vấn cũng là cơ hội để bạn đánh giá đơn vị tuyển dụng, xem xét sự phù hợp của môi trường với bản thân. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể tận dụng buổi phỏng vấn để xác định công ty là green flag hay không, qua những câu hỏi sau đây: 

  • Những giá trị cốt lõi của công ty là gì? 
  • Công ty có cung cấp chương trình đào tạo và phát triển chuyên môn cho nhân viên hay không? 
  • Định hướng thúc đẩy môi trường làm việc đa dạng và toàn diện của công ty là gì? 
  • Anh/chị có mong muốn cải thiện những khía cạnh nào của công ty? 
  • Quyền lợi của nhân viên bao gồm những gì? 

Ngoài ra, khi phỏng vấn, bạn cũng nên trình bày rõ ràng mong đợi, yêu cầu của bản thân để nhận được những chia sẻ hoặc lời khuyên khác từ nhà tuyển dụng.

green flag

Kết luận

Một sự nghiệp viên mãn không chỉ phụ thuộc vào chuyên môn, công việc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường làm việc. Lưu ý tới những dấu hiệu green flag là điều vô cùng cần thiết trong quá trình ứng tuyển, để đảm bảo bản thân lựa chọn và gắn bó với một môi trường đủ tích cực, đủ tốt để phát triển. Hy vọng nội dung bài viết “7 Green Flags cho thấy bạn đã chọn đúng công ty” của chúng tôi đã giúp bạn đọc nhận diện chính xác hơn môi trường công sở phù hợp.