Kiến trúc cảnh quan là gì? Kiến trúc sư cảnh quan sẽ học những gì? Kỹ năng nào là cần thiết đối với một kiến trúc sư cảnh quan? Các kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng là những ai? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đã nghe nói nhiều về ngành kiến trúc nhưng chưa chắc bạn đã thực sự hiểu về ngành này và các vị trí công việc có liên quan đến ngành kiến trúc. Khi học về ngành kiến trúc thì bạn sẽ được học về thiết kế đồ họathiết kế nội thất, quy hoạch đô thị,... nhưng có bao giờ bạn nghe nói đến ngành kiến trúc cảnh quan chưa. Vậy ngành kiến trúc cảnh quan nghĩa là gì? Bạn cần có những kỹ năng gì để có thể trở thành một kiến trúc sư cảnh quan của ngành kiến trúc? Hãy cùng 123job.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

I. Ngành kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quan là gì?

Ngành kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc là một công việc thiết kế xây dựng một công trình nào đó trong cuộc sống đời thường hoặc trong lĩnh vực nghệ thuật, khoa học. Tùy vào yêu cầu cũng như cơ sở vật chất có sẵn tại đó mà người kiến trúc sư sẽ thiết kế sao cho phù hợp nhất trong ngành thiết kế. Còn cảnh quan chĩnh là những cảnh vật xung quanh chúng ta và chúng thường có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào môi trường sống. Hiện nay, đối với ngành kiến trúc cảnh quan thì người ta chia ra làm 2 loại cảnh quan, đó chính là cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo.

Trong lĩnh vực ngành kiến trúc thì “kiến trúc cảnh quan” có thể hiểu đơn giản là xây dựng thiết kế không gian sống dành cho con người và môi trường xã hội xung quanh. 

Xem thêm: Mẫu CV xin việc của kiến trúc sư

II. Ngành kiến trúc cảnh quan học gì?

Kiến trúc cảnh quan học gì?
Ngành kiến trúc cảnh quan học gì?

1. Kiến thức ngành kiến trúc cảnh quan

Trong ngành kiến trúc thì vốn kiến thức là vô cùng rộng lớn và ngành kiến trúc cảnh quan cũng không phải là ngoại lệ. Kiến thức ngành kiến trúc cảnh quan rất nhiều và rộng, không chỉ riêng kiến thức chuyên môn mà còn có cả những kiến thức về văn hóa, xã hội, văn hóa,... cũng vô cùng quan trọng. Dưới đây là những kiến thức mà một kiến trúc sư cảnh quan sẽ được học trong chương trình đào tạo.

1.1. Kiến thức chuyên môn ngành kiến trúc cảnh quan

Kiến thức chuyên môn của ngành kiến trúc cảnh quan trong lĩnh vực ngành kiến trúc chủ yếu là những kỹ năng kiến trúc tổng hợp sau:
- Kiến thức công trình xây dựng
- Kiến thức và kỹ năng quy hoạch đô thị
- Thiết kế cảnh quan
- Kỹ thuật tổ chức các yếu tố cảnh quan như bất động sản, thực vật, không gian văn hóa,...
- Kiến thức về tiêu chuẩn quản lý cảnh quan
- Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo xây dựng, bố trí cảnh quan

1.2. Kiến thức bổ trợ công việc ngành kiến trúc cảnh quan

Ngoài kiến thức chuyên môn ngành kiến trúc cảnh quan thì các kiến trúc sư cảnh quan cũng cần phải có những kiến thức bổ trợ công việc ngành kiến trúc cảnh quan mặc dù nó không liên quan nhiều đến kiến thức chuyên môn nhưng nó lại vô cùng quan trọng đối với công việc sau này của một kiến trúc sư cảnh quan trong ngành kiến trúc cảnh quan. Dưới đây là những kiến thức bổ trợ công việc mà một kiến trúc sư cảnh quan cần học khi theo học ngành kiến trúc cảnh quan:
- Kiến thức nghệ thuật, thẩm mỹ, hội họa không gian
- Kiến thức về môi trường tự nhiên và xã hội
- Kiến thức về pháp luật, chính trị liên quan đến bất động sản, xây dựng, quy hoạch đô thị
- Kiến thức về văn hóa, xã hội trong môi trường đô thị
- Kiến thức về bảo vệ môi trường tự nhiên, các công trình văn hóa

2. Kỹ năng cần có của kiến trúc sư cảnh quan

Kỹ năng cần có của kiến trúc sư cảnh quan

Kỹ năng cần có của kiến trúc sư cảnh quan

Không riêng gì ngành kiến trúc nói chung mà đối với lĩnh vực kiến trúc cảnh quan cũng cần có những kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Một kiến trúc sư cảnh quan muốn thành thạo được với nghề thì cần chuẩn bị và rèn luyện cho mình những kiến thức, kỹ năng nhất định sau đây:

2.1. Sáng tạo

Đối với một kiến trúc sư thì sáng tạo chính là yếu tố nhất định phải có. Sáng tạo của kiến trúc sư hay cụ thể là kiến trúc sư cảnh quan không chỉ là sáng tạo cái mới mà họ cần nhiều kiến thức để có thể cải tiến những cái cũ thành những cái tốt hơn, với một diện mạo tốt hơn. Còn đối với riêng kiến trúc sư cảnh quan thì sự sáng tạo còn đi liền với giá trị thực tế. Kiến trúc sư cảnh quan có nhiệm vụ là bảo vệ cảnh quan và tạo ra giá trị nghệ thuật đi kèm với văn hóa, xã hội.

2.2. Tư duy khoa học

Trong ngành kiến trúc nói chung và ngành kiến trúc cảnh quan nói riêng thì nghệ thuật của kiến trúc chính là nghệ thuật thực tế. Do đó một kiến trúc sư cảnh quan cần có tư duy khoa học. Tư duy khoa học ở đây chính là tư duy không gian và tư duy logic, tư duy không gian để sáng tạo còn tư duy logic để biến sáng tạo thành nghệ thuật thực tế. 

2.3. Kiến thức chung

Kiến thức chung về ngành kiến trúc

Kiến thức chung về ngành kiến trúc

Kiến thức chung ở đây chính là những kiến thức về chính trị, văn hóa, xã hội,... và những kiến thức này là rất cần có ở một kiến trúc sư cảnh quan. Những kiến thức đó sẽ là công cụ giúp cho bản thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan trở nên có giá trị hơn. Không chỉ có trách nhiệm sáng tạo nghệ thuật mà trách nhiệm của kiến trúc sư cảnh quan là giữ gìn các giá trị sẵn có bên cạnh những thiết kế kiến trúc mới.

Xem thêm: Thông tin học phí trường Đại học Kiến trúc TP.HCM

III. Cơ hội việc làm của kiến trúc sư cảnh quan trong tương lai

1. Nhu cầu hiện tại của xã hội

Nhu cầu hiện tại của kiến trúc cảnh quan

Nhu cầu hiện tại của kiến trúc cảnh quan

Theo như nghiên cứu của các nhà bất động sản thì ngày nay nhu cầu sử dụng đô thị của người dân ngày càng tăng đặc biệt là nhu cầu sở hữu nhà của giới trẻ. Vì thế mà các dự án công trình nhà ở cũng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Ngày nay, nhu cầu của con người không dừng lại ở rẻ nữa mà nó là có tính thẩm mỹ cao. Do đó mà các kiến trúc sư cảnh quan ngày càng được coi trọng hơn vfa họ có nhiệm vụ thiết kế cảnh quan nhà ở cho mọi người.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước thì các khu đô thị ngày càng được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, giúp mang lại giá trị tinh hoa cho người sử dụng. Đặc biệt, các khu đô thị ngày nay được xây dựng, thiết kế luôn gần gũi với thiên nhiên, là không gian sống xanh được nhiều người ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu sống xanh và thân thiện với môi trường này thì các kiến trúc sư cảnh quan luôn tối ưu hóa diện tích sử dụng để có thể thiết kế không gian sống xanh hùng vĩ nhất.

2. Xu hướng chính hiện nay

Xu hướng hiện nay của kiến trúc cảnh quan

Xu hướng hiện nay của kiến trúc cảnh quan

Xu hướng lựa chọn ngày nay của mọi người thường là những ngôi nhà đã được thiết kế cảnh quan sẵn rồi. Vì thế mà yếu tố cảnh quan rất được coi trọng và chú ý tỉ mỉ. Một ngôi nhà có kiến trúc cảnh quan đẹp, hài hòa với thiên nhiên sẽ mang lại một không gian sống gần gũi và hạnh phúc. 

Ngày nay, việc đưa không gian xanh gắn với công trình xây dựng là điều cần thiết khi tiến hành thi công dù đó là nhà mặt đất hay nhà chung cư. Những thiết kế đáp ứng được không gian xanh luôn là những thiết kế được đón nhận mạnh mẽ và tạo ra những phản hồi tích cực. 

3. Vai trò của kiến trúc cảnh quan trong giai đoạn hiện nay

Vai trò của kiến trúc cảnh quan hiện nay

Vai trò của kiến trúc cảnh quan hiện nay

Vai trò của kiến trúc cảnh quan hiện nay chính là làm mềm sự xuất hiện của các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng trên nền tảng thiên nhiên đặc biệt là tại các thành phố lớn và đông đúc. Nhưng dù thiết kế như nào đi nữa thì các thiết kế của các kiến trúc sư cảnh quan cũng cần đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Lợi ích đối với môi trường: Đây là yếu tố vô cùng quan trọng bởi các thiết kế không phải chỉ cần đẹp, có tính thẩm mỹ cao mà còn phải thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đến môi trường, giảm được những tác động của hiệu ứng nhà kính cũng như những ảnh hưởng của thiên nhiên đến với con người.
- Lợi ích xã hội: Thể hiện được phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, hiện đại nhưng vẫn cần có một chút gì đó truyền thống, cổ điển trong các thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan. Điều này sẽ giúp cho việc hội nhập kinh tế của đất nước ta ngày càng phát triển hơn nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng.
- Lợi ích kinh tế: Thể hiện được những ứng dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra nguồn năng lượng tự nhiên giúp giảm được điện năng tiêu thụ, chi phí sinh hoạt, nâng cao giá trị, tối ưu hóa các tiện ích xã hội góp phần thúc đẩy ngành kinh tế liên quan.

Xem thêm: Top 10 trường đào tạo thiết kế đồ họa tốt nhất hiện nay

IV. Trường đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan

Những trường đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan

Những trường đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan

Một số trường là cái nôi của kiến trúc sư và kiến trúc sư cảnh quan, luôn dẫn đầu trong công tác giảng cũng như đào tạo chuyên ngành kiến trúc và ngành kiến trúc cảnh quan:
- Đại học Kiến trúc Hà Nội
- Đại học Lâm nghiệp
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp, Đồng Nai

Xem thêm: Điểm mặt 5 phần mềm dự toán công trình được nhiều người dùng nhất

V. Những kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng

1. FREDERICK LAW OLMSTED

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan FREDERICK LAW OLMSTED

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan FREDERICK LAW OLMSTED

Ông được coi là cha đẻ của kiến trúc sư cảnh quan Hoa Kỳ với nhiều công trình thiết kế cảnh quan nổi tiếng như Central Park và Prospect Park ở New York. Với mong muốn mọi người dân đều có thể hưởng thụ một không gian sống xanh nên ông đã thiết kế nên công viên công cộng và đã ảnh hưởng rất nhiều đến quan điểm thiết kế của rất nhiều kiến trúc sư cảnh quan sau này. Ông cũng là người thiết kế ra hệ thống công viên và parkways giúp kết nối các thành phố tới không gian xanh. Ngoài ra, ông còn là tác giả của hàng loạt các chương trình giảng dạy kiến trúc cảnh quan ở các trường Đại học tại Hoa Kỳ.

2. ANDRÉ LE NÔTRE

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan ANDRÉ LE NÔTRE

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan ANDRÉ LE NÔTRE

Ông là kiến trúc sư cảnh quan người Pháp có ảnh hưởng lớn đến thiết kế vườn Baroque ở châu  u. Thiết kế vườn của ông luôn có những đặc trưng đỉnh cao của phong cách vườn cổ điển Pháp như gồm có bồn hoa, ang nước, đài phun nước, cây bụi và đường dạo.

3. LANCELOT “CAPABILITY” BROWN

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan LANCELOT “CAPABILITY” BROWN

Thiết kế của kiến trúc sư cảnh quan LANCELOT “CAPABILITY” BROWN

Ông là kiến trúc sư cảnh quan người Anh với việc tái thiết kế hơn 170 công viên mới xung quanh những ngôi nhà đẹp nhất nước Anh. Trong thiết kế kiến trúc cảnh quan của ông thì ông thường sử dụng những cụm cây có độ cao khác nhau, không đều, mềm mại và cong. Cho đến ngày nay, ông vẫn được coi là “người làm vườn vĩ đại nhất của nước Anh”.

Xem thêm: Tỷ lệ vàng trong thiết kế được ứng dụng như thế nào?

VI. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin bổ ích nhất về kiến trúc cảnh quan như kiến trúc cảnh quan là gì, kiến trúc sư cảnh quan sẽ học những gì, kỹ năng nào là cần thiết đối với một kiến trúc sư cảnh quan, các kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng là những ai,... Mong rằng bài viết có ích đối với những bạn đang muốn tìm hiểu về kiến trúc cảnh quan nói riêng và ngành kiến trúc nói chung.