Ngành thiết kế đồ họa (Graphic design) đang vươn lên trở thành một trong những ngành nghề hot nhất và có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Vậy ngành thiết kế đồ họa là gì? Và các vị trí công việc của ngành này bao gồm các vị trí nào?

Cùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, các ngành nghệ thuật cũng ngày càng phát triển và được ứng dụng thực tiễn vào cuộc sống, trở thành một loại hình Nghệ thuật ứng dụng. Ngành học thiết kế đồ họa (Graphic design) cũng là một trong số loại hình nghệ thuật ứng dụng hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn của lớp thế hệ trẻ.

Hàng loạt câu hỏi như:Ngành thiết kế đồ họa (Graphic design) là gì?Mức lương nghề thiết kế đồ họa bao nhiêu?Cơ hội nghề thiết kế đồ họa? hay mẫu CV ngành thiết kế đồ họa? đã được đặt ra khi các bạn đứng ở giai đoạn lựa chọn nghề nghiệp, định hướng tương lai cho chính mình. Vậy ngànhthiết kế đồ họa (Graphic design) này có gì mà lại thu hút đến vậy? Cùng 123job tìm hiểu trong bài viết sau nhé

I. Thiết kế đồ họa là gì?

Thiết kế đồ họa (Graphic Design) được hiểu là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận nghệ thuật, bằng cách sử dụng các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp tới người nhìn bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng và khắc sâu vào lòng người. Đây là một loại hình nghệ thuật ứng dụng kết hợp hài hòa các hình ảnh, chữ viết và ý tưởng sáng tạo để truyền đạt thông điệp, hàm ý một cách hiệu quả, thú vị qua các sản phẩm in ấn hoặc trực tuyến.
Thiết kế đồ họa (Graphic Design) xuất hiện ở khắp nơi trong cuộc sống, là tạp chí, poster quảng cáo hay là các banner tuyên truyền,... Thiết kế đồ họa (Graphic Design) theo chất lượng đời sống của con người nâng cao cũng ngày phát triển theo.

thiết kế đồ họa graphic designer

Ngành thiết kế đồ họa hiện nay được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống con người

II. Chi tiết công việc thiết kế đồ họa

1. Mô tả công việc thiết kế đồ họa

- Nhân viên thiết kế đồ họa sẽ làm việc với bộ phận Marketing để thiết kế các sản phẩm Banner, Poster, Brochure, catalogue, profile, Folder, bao thư, namecard, hình ảnh layout 2D và 3D,... để phục vụ cho các kênh truyền thông của công ty như Website, Facebook, Youtube, Zalo, ...
- Thực hiện nghiên cứu thông tin và dữ liệu để lên kế hoạch concept cho sản phẩm thiết kế
- Xây dựng ý tưởng theo các yêu cầu sản phẩm và yêu cầu của các phòng ban hay của khách hàng.
- Xây dựng kế hoạch dự án và xác định hạn mức ngân sách chi tiêu cần thiết cho việc thiết kế
- Cụ thể hóa các ý tưởng sáng tạo bằng hình ảnh dựa theo yêu cầu của phòng ban/ khách hàng
- Chuẩn bị bản thảo mẫu để trình bày với khách hàng trước khi quyết định thiết kế theo concept chính thức.
- Đưa ra các bằng chứng cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật của khách hàng và nhận phê duyệt trước khi hoàn thiện thiết kế.
- Xây dựng các hình ảnh minh họa, logo, ... bằng phần mềm hoặc có thể bằng thủ công.
- Sử dụng màu sắc và bố cục thích hợp cho từng hình ảnh khi thiết kế
- Làm việc với content, copywriter và giám đốc sáng tạo để tạo ra bản thiết kế cuối cùng hoàn chỉnh nhất
- Tiến hành thử nghiệm chất lượng và hiệu quả hình ảnh trên các kênh truyền thông khác nhau.
- Thực hiện chỉnh sửa lại thiết kế sau khi nhận được các phản hồi của khách hàng
- Bảo đảm thiết kế chính xác theo đúng tiêu chuẩn, đúng bố cục, định dạng, kiểu dáng, màu sắc trước khi xuất bản hoặc gửi đến cơ sở in ấn, sản xuất.
- Tham gia vào quá trình triển khai và giám sát việc sản xuất ra thành phẩm.
- Phối hợp hỗ trợ các công việc khác cùng với các bộ phận khác như nhân sự, marketing, kinh doanh, truyền thông.

2. Yêu cầu công việc thiết kế đồ họa

- Phải có kinh nghiệm học thiết kế đồ họa và đầu óc sáng tạo tốt
- Thành thạo việc sử dụng các phần mềm và các công cụ thiết kế phổ biến hiện nay như InDesign, Illustrator, Dreamweaver, Photoshop, ...
- Cần có năng khiếu thẩm mỹ và sự tinh tế
- Có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt vấn đề tốt.
- Khả năng ghi nhớ các yêu cầu của khách hàng, thời gian và chi phí của dự án.
- Khả năng làm việc có phương pháp, có kế hoạch và đáp ứng  được các deadline của dự án.
- Cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong việc học thiết kế đồ họa và in ấn.
- Chủ động tìm hiểu và cập nhật các xu hướng thiết kế, công nghệ mới để áp dụng vào công việc.
- Cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết, kiên nhẫn, có khả năng tập trung tư duy sáng tạo, phân tích nội dung thiết kế, truyền tải được ý tưởng của bản thân và kỹ năng giao tiếp tốt.
- Thái độ làm việc tích cực, không ngừng học hỏi, không ngại khó, không ngại thay đổi bản thân để hoàn thành tốt công việc
- Khả năng sắp xếp và làm việc theo kế hoạch tốt, đảm bảo công việc hoàn thành đúng deadline, làm việc có tổ chức và có thể làm việc được trong điều kiện áp lực cao khi phải thực hiện triển khai nhiều dự án cùng một lúc.
- Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm tốt.

III. Cơ hội nghề thiết kế đồ họa 

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và sự phát triển của Marketing, truyền thông, quảng cáo khiến cho nhu cầu việc làm thiết kế đồ họa (Graphic Design) tăng đột biến, cung không đủ đáp ứng cầu. 
Nghề Thiết kế đồ họa trở thành công việc có cơ hội việc làm hấp dẫn nhất và lọt top những ngành nghề "hot" nhất trong khoảng mười năm tiếp theo. Với những sinh viên ngành Thiết kế đồ họa mới ra trường, có thể lựa chọn các công việc như designer tại các công ty thời trang, tòa soạn báo, công ty quảng cáo, công ty thiết kế, công ty tổ chức sự kiện, ... Với những người không thích bị gò bó về thời gian, không gian làm việc và cả thu nhập thì có thể lựa chọn làm freelancer, nhận các dự án

thiết kế đồ họa graphic designer

Ngành thiết kế đồ họa có cơ hội việc làm lớn với thu nhập vô cùng hấp dẫn

Với những người đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề, có thể học thêm các kỹ năng quản lý để trở thành giám đốc marketing, giám đốc quảng cáo, giám đốc sáng tạo, ... hoặc cũng có thể thành lập một doanh nghiệp chuyên về học thiết kế đồ họa của riêng mình.

IV. Các vị trí công việc thiết kế đồ họa được ưa chuộng nhất

1. Thiết kế báo, tạp chí – Magazine Design

Các công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer)trong lĩnh vực thiết kế báo, tạp chí chính là thực hiện dàn trang cho báo giấy, tạp chí theo các kích thước khác nhau. Để làm tốt công việc thiết kế đồ họa cho báo và tạp chí, ngoài việc thành thạo sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp Adobe InDesign, QuarkXpress thì bạn cần phải am hiểu tất cả các thuật ngữ, kiến thức cơ bản về báo chí. dàn trang, tiêu đề, hệ lưới, bố cục, xử lý hình ảnh,...

2. Thiết kế quảng cáo – Advertising

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế quảng cáothiết kế các sản phẩm dùng cho việc marketing truyền thông như poster, banner, trang quảng cáo trên các trang báo, tạp chí. Designer thuộc lĩnh vực này cần thông thạo phần mềm Adobe Illustrator và phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp Photoshop.

3. Thiết kế sách – Book Design

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế sách là thiết kế bìa sách, dàn trang sách, căn chỉnh bố cục, cỡ chữ; Thiết kế và trình bày các loại sách tham khảo, sách chuyên môn, ...
Designer ở lĩnh vực này ngoài thông thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng thì cần am hiểu kiến thức về kỹ thuật in ấn mỹ thuật và vật liệu giấy.

4. Thiết kế nhận diện thương hiệu – Corporate Identity

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là bao gồm các công việc liên quan đến thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như: thiết kế logo, câu slogan, hệ thống bộ giấy văn phòng (danh thiếp, phong bì thư, kẹp tài liệu, giấy mời, chứng từ, hóa đơn các loại, bìa trình cứng,…), đồng phục, sản phẩm phục vụ bán hàng, banner

5. Thiết kế bao bì – Package Design

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế bao bì là sử dụng các phần mềm Adobe, thiết kế hình ảnh đồ họa cho bao bì, nhãn mác của các sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp… với sự kết hợp giữa hình ảnh của thương hiệu và kiến thức về thị giác.
Designer trong lĩnh vực này cần có kiến thức về phát triển thương hiệu và nhận diện sản phẩm.

6. Đồ họa truyền hình – TV Graphic

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực đồ họa truyền hình là thực hiện việc thiết kế những hình ảnh động có  tính biểu tượng để sử dụng vào các đoạn giới thiệu cho chương trình truyền hình.
Designer trong lĩnh vực này ngoài việc thành thạo các phần mềm thiết kế như: After Effect, Adobe Photoshop, Motionbuilder, Maya…  thì cần có trí tưởng tượng và kỹ năng ước lệ tốt.

7. Thiết kế ngành thu âm – Record Design

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế ngành thu âm là thiết kế bìa, hộp bên ngoài cho các Album ca nhạc.
Với designer trong lĩnh vực này đòi hỏi cần có óc sáng tạo cao và thường xuyên phải cập nhật những xu hướng thiết kế mới, ấn tượng, độc đáo và được đông đảo khán giả ưa chuộng.

8. Thiết kế web – Web Design

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực thiết kế web thiết kế giao diện cho các trang web, dùng hình ảnh, màu sắc và cách sắp xếp bố cục để tạo điểm nhấn, ấn tượng với người xem, níu kéo người xem ở lại lâu hơn với trang web.
Designer trong lĩnh vực này cần am hiểu thêm các kiến thức về code (HTML, CSS…) để hỗ trợ cho công việc thiết kế web.

9. Đồ họa thông tin – Information Graphic

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) ở lĩnh vực đồ họa thông tin là thiết kế Infographic, chuyển những con số, chữ viết khô khan thành những hình ảnh đồ họa mang tính biểu trưng cao, thu hút người nhìn.

Designer trong lĩnh vực này yêu cầu cần phải có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin tốt và sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng như: Adobe InDesign, Corel Draw…

10. Thiết kế hiệu ứng hình ảnh 3D VFX

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực thiết kế hiệu ứng hình ảnh 3D VFX là thiết kế các hiệu ứng hình ảnh, đồ họa 3D để thay thế cho những cảnh phim thực không thể quay được, qua đó tạo ra độ sống động cho những thước phim., khiến bộ phim trở nên hấp dẫn và độc đáo hơn.
Designer trong lĩnh vực này cần am hiểu các kỹ thuật tạo hình kỹ xảo, các kiến thức về đồ họa 3D và thành thạo các phần mềm chuyên dụng để thiết kế như: Maya, Blender, Adobe Premiere, After Effect, Cinema 4D…

11. Thiết kế game – hoạt hình 3D

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực thiết kế game - hoạt hình 3D là thiết kế ra các nhân vật, môi trường xung quanh và tạo chuyển động, diễn hoạt cho nhân vật.
Designer trong lĩnh vực này ngoài việc sử dụng thành thạo các phần mềm mỹ thuật: 3DS Max, Maya, Blender, Zbrush… cần có khả năng sáng tạo cực tốt.

12. Thiết kế 3D công trình xây dựng, nội thất

Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa (Graphic Designer) trong lĩnh vực thiết kế 3D công trình xây dựng, nội thất là thiết kế mô phỏng 3D các công trình xây dựng, thiết kế nội thất nhà ở, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại, …
Designer trong lĩnh vực này ngoài việc am hiểu các nguyên lý, kỹ thuật dựng hình trong không gian 3D thì cần sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa: AutoCad, Solidworks/ Inventor, NX/Catia…

Thiết kế bộ nhận diện

Học thiết kế bộ nhận diện 

V. Kỹ năng cần thiết cho nghề thiết kế đồ họa

1. Xây dựng phong cách cho bản thân

Ta có thể ví phong cách chính là bộ nhận diện thương hiệu cho một nhà thiết kế đồ họa. Có phong cách riêng cho bản thân sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng của bạn và chính là chìa khóa để thành công trong nghề này. Đối với các nhà thiết kế đồ họa mới vào nghề, nếu chưa thực sự định hướng được phong cách riêng cho bản thân mình thì hãy nên trải nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu thật kỹ về lịch sử, đặc điểm của phong cách thiết kế mà bản thân muốn hướng tới. Tạo nét đặc biệt riêng cho bản thân thì bạn sẽ để lại dấu ấn riêng mà khi nghĩ về phong cách đó người ta sẽ nghĩ ngay đến bạn.

2. Kỹ năng quản lý dự án

Dù bạn là một nhân viên thiết kế đồ họa làm việc cho các công ty, doanh nghiệp hay bạn là một Graphic Designer Freelancer thì việc sở hữu kỹ năng quản lý dự án chính là chìa khóa mang tới thành công. Bạn sẽ trực tiếp quản lý các dự án của mình, có các trách nhiệm và quyền hạn để có thể thúc đẩy dự án mình đang làm một cách hiệu quả nhất. Ở kỹ năng này, designer cũng cần học được cách linh hoạt khi có các tình huống phát sinh hoặc khi kế hoạch về dự án cần thay đổi để cuối cùng khi sản phẩm làm ra đạt được kết quả tốt nhất

3. Thiết kế Typography

Thiết kế Typography hay còn gọi là thiết kế font chữ là một trong những kỹ năng không thể thiếu của người thiết kế đồ họa. Những Typography được thiết kế tốt là những Typography rõ ràng, thú vị, ấn tượng. Đây chính là một điểm cộng rất lớn cho portfolio của bạn . Những con chữ được thiết kế với các hình dáng, màu sắc, đường nét khác nhau sẽ tạo sự độc đáo cho sản phẩm thiết kế của bạn. Một nhà thiết kế đồ họa mà không có kỹ năng thiết kế Typography thì sản phẩm thiết kế của họ khó mà truyền tải được ý nghĩa, thông điệp muốn gửi gắm tới người xem.

4. Kỹ năng sáng tạo

Không cần phải bàn cãi nhiều bởi vì kỹ năng sáng tạo được coi là một trong những kỹ năng vô cùng đáng giá của nhà thiết kế đồ hoạ. Với kỹ năng này, nhà thiết kế đồ họa có thể biến một sự vật vốn bình thường trở nên độc đáo, đặc sắc. Sáng tạo giúp các ý tưởng vượt qua các khuôn phép cứng nhắc để tự do thể hiện phong cách, tạo nên những sản phẩm hoàn hảo nhất. 

5.Hiểu biết về thiết kế in

Khả năng hiểu biết về thiết kế in chính là khả năng sử dụng các công cụ, phần mềm thiết kế khác nhau để đầu ra sản phẩm đạt kết quả tốt nhất. Người thiết kế đồ họa phải am hiểu về quy trình, cách thức in ấn, hiểu biết về các cách để thể hiện ý tưởng, cách kết hợp màu sắc, bố cục và các hiệu ứng. Kỹ năng này thường được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thiết kế đồng phục, áo phông, thiết kế bao bì, poster, banner, card, thiệp mời, … Đây chính xác là một trong những kỹ năng quan trọng để người thiết kế đồ họa thành công trong công việc của mình. 

6. Kỹ năng phác thảo

Kỹ năng phác thảo không chỉ là năng khiếu mà còn cần sự nỗ lực rèn luyện mới đạt được. Công nghệ phát triển, nhà thiết kế đồ họa mặc dù sử dụng các công cụ, phần mềm để tạo nên các sản phẩm thiết kế của mình, tuy nhiên kỹ năng phác thảo không hề mất đi tầm quan trọng của nó. Kỹ năng phác thảo giúp bạn ghi lại những ý tưởng của bạn, của khách hàng mọi lúc mọi nơi, giúp cả bạn và khách hàng có thể hình dung ra được thiết kế sẽ như thế nào.

thiết kế đồ họa graphic designer

Đối với một người thiết kế đồ họa thì kỹ năng phác thảo là kỹ năng không thể thiếu

7. Thiết kế trang web

Sở hữu kỹ năng thiết kế trang web sẽ mở ra vô vàn cơ hội nghề nghiệp cho nhà thiết kế đồ họa trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão như hiện nay. Hiểu biết các kiến thức cơ bản về HTML, CSS và các tiêu chuẩn, bố cục của một trang web cộng thêm chuyên môn thiết kế đồ họa của mình là bạn đã thành công trong việc mang đến cho mình thật nhiều khách hàng.

8. Kỹ năng nhiếp ảnh

Kỹ năng nhiếp ảnh giúp bạn có những góc nhìn khác nhau về phong cảnh, sự vật, cuộc sống. Những góc nhìn khác nhau giúp bạn có thêm nhiều những trải nghiệm, tạo cảm hứng trong công việc thiết kế của mình, bật ra nhiều ý tưởng thiết kế độc đáo, xuất sắc mà đôi khi chính bạn cũng không thể ngờ tới.

Nên học thiết kế đồ họa ở đâu?

Nên học thiết kế đồ họa ở đâu?

9. Kỹ năng giao tiếp

Bất cứ ngành nghề nào đều cần kỹ năng giao tiếp và một nhà thiết kế đồ họa giỏi cũng không thể ngoại lệ. Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng với khách hàng, với cấp trên, với đồng nghiệp. Từ đó tạo ra và duy trì các mối quan hệ tốt, tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng của đối tác, khách hàng, cấp trên đối với mình. Một điều quan trọng nữa chính là khi  có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ mở rộng được mối quan hệ, học hỏi được nhiều kinh nghiệm và lời khuyên hữu ích từ những người trong ngành, nâng cao trình độ chuyên môn của mình lên. 

VI. Kết luận

Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc có được cái nhìn tổng quát nhất về việc làm thiết kế đồ họa, những cơ hội triển vọng mà ngành nghề này mang lại, các vị trí công việc hấp dẫn của nó và những kỹ năng cần thiết, hành trang để theo đuổi công việc hấp dẫn này. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Designer là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Designer như thế nào?