Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch là hai ngành khác nhau? Những công việc mà bạn có thể theo đuổi sao khi học ngành quản lý khách sạn là gì? Thử tìm hiểu thêm về ngành hot này nhé!

Nếu gọi du lịch là ngành công nghiệp không khói đang phát triển không ngừng thì nhà hàng, khách sạn cũng nhờ vậy mà tăng trưởng nối tiếp. Ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn mọc lên để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, từ đó nhân sự ngành quản trị khách sạn cũng trở thành một trong những ngành nghề hot hiện nay. Nhiều sinh viên cũng đang định hướng cho bản thân theo đuổi ngành quản lý khách sạn, tuy nhiên có bao nhiêu bạn được ngành quản lý khách sạn là gì và công việc liên quan. 

I. Quản trị khách sạn là ngành gì?

Trong ngành quản trị khách sạn, nhà hàng thì quản lý khách sạn được hiểu là những công việc liên quan đến vận hành, quản lý tổ chức, cách thức quản lý các hoạt động trong khách sạn một cách hợp lý và hiệu quả. 

1

Ngành quản lý khách sạn là gì?

Nếu bạn theo đuổi ngành quản trị khách sạn thì bạn công việc của bạn sau này sẽ liên quan đến những bảng báo cáo, bảng thu - chi, bảng kế hoạch liên quan đến công việc và doanh thu của khách sạn. Bên cạnh đó, ngành quản lý khách sạn cũng sẽ bao gồm những kiến thức liên quan đến kỹ năng giao tiếp, tổ chức sự kiện, quản trị nhân sự và kiến thức về những loại thực phẩm và rượu vang,...

II. Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Nhờ sự phát triển của quản trị du lịch dẫn đường cho sự phát triển của ngành quản trị khách sạn, từ đó, chúng ta cũng có thể thấy được 2 ngành này có mối liên kết với nhau. Thực tế thì 2 ngành này có nhiều đặc điểm giống nhau mà khi bạn theo đuổi một trong hai ngành nhưng lại có thể làm công việc của ngành còn lại. 

Ngành quản lý khách sạnquản trị du lịch đều liên quan đến chăm sóc khách hàng, đặc biệt là du khách trong các chuyến du lịch. Thứ hai, như đã nói ở trên thì khi bạn học 2 ngành này thì công việc sau đào tạo cũng tương đối giống nhau. Thứ ba, những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc cũng tương đối gần giống nhau ở cả hai ngành đào tạo. Thứ tư, hai ngành này đều tạo cơ hội thăng tiến cho sinh viên từ vị trí cấp thấp lên vị trí cấp cao hơn sau nhiều năm kinh nghiệm. Thứ năm, nếu bạn muốn nâng cấp bản thân và tiếp xúc với môi trường quốc tế thì 2 ngành này đều có thể tạo ra môi trường tốt cho bạn. Thứ sáu, hai ngành này bổ trợ lẫn nhau vì nó đều liên quan đến kiến thức du lịch và nghỉ dưỡng. Cuối cùng thì sau khi đã được đào tạo tại trường thì nơi làm việc của hai ngành này đều là khách sạn, nhà hàng, resort,...

2

Điểm giống nhau giữa ngành Quản trị du lịch và Quản lý nhà hàng là gì

Từ những điểm giống nhau trên chúng ta có thể hiểu được vì sao khi ngành quản trị du lịch thì ngành quản lý khách sạn cũng sẽ phát triển theo. Dựa vào những đặc điểm tương đối giống nhau mà sinh viên khi lựa chọn một trong hai ngành đều sẽ có nhiều cơ hội ở ngành còn lại, mở ra nhiều con đường rộng lớn cho sinh viên phát triển.

III. Sự khác nhau giữa ngành Quản trị khách sạn và Quản trị du lịch

Mặc dù hai ngành này có nhiều đặc điểm giống nhau hỗ trợ cho sinh viên sau đào tạo, tuy nhiên ngành quản lý khách sạn vẫn sẽ có những điểm khác với ngành quản trị du lịch. 

3.1 Công việc sau khi ra trường của ngành Quản trị khách sạn

Đặc điểm của những công việc liên quan đến ngành quản trị khách sạn là duy trì và phát triển những hoạt động nội bộ của khách sạn. 

Nếu định hướng phát triển của bạn là vị trí giám sát, quản lý khách sạn thì bạn sẽ phải đảm nhận việc phân công và quản lý tiến độ làm việc của nhân viên cấp dưới để mọi hoạt động được chỉnh chu nhất. Để phát triển lên vị trí quản lý khách sạn thì trước đó bạn sẽ phải thử thách bản thân ở vị trí trưởng bộ phận, quản lý bộ phận với công việc chính là điều phối nhân sự cho nhiều vị trí công việc khác nhau.

3

Công việc sau khi ra trường của ngành Quản lý khách sạn là gì

Chuyên viên phát triển kinh doanh các dịch vụ của khách sạn cũng là một mảng nổi bật được nhiều sinh viên lựa chọn sau khi ra trường. Hay bạn là một người đam mê di chuyển thì cũng có thể thử làm hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phát triển lịch trình du lịch cho du khách.

Sau một thời gian làm trong khách sạn, nhà hàng và tiết kiệm được một khoản vốn thì bạn cũng có thể tự mình mở một khách sạn, nhà hàng của riêng mình. Và sau khi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm thì công việc giảng dạy cũng có thể là lựa chọn tốt nếu bạn muốn truyền đạt kinh nghiệm làm việc thực tế cho thế hệ sinh viên sau này. 

3.2 Công việc sau khi ra trường ngành Quản trị du lịch

Đối với những sinh viên theo đuổi ngành quản trị du lịch thì bạn sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên môn về địa lý, văn hóa, địa điểm du lịch, truyền thống và tập quán của từng dân tộc và đất nước. Bên cạnh đó thì bạn cũng sẽ được đào tạo về những kiến thức và kỹ năng để có thể thiết kế một chuyến đi hay một lịch trình nhằm thu hút du khách. 

Những công việc sau khi ra trường của những sinh viên học ngành quản trị du lịch cũng có chút khác với ngành quản lý khách sạn

5

Công việc sau khi ra trường ngành Quản trị du lịch 

Lựa chọn đầu tiên của những sinh viên ngành quản trị du lịch là hướng dẫn viên du lịch vì đây được xem như một công việc giúp phát triển nhiều kỹ năng mềm cho sinh viên. Lựa chọn thứ hai có thể là chuyên viên nghiên cứu và phát triển lịch trình, trình đi hay tổ chức sự kiện liên quan đến du lịch. Sau khi đúc kết kinh nghiệm thì các bạn sinh viên sẽ có thể được thăng chức lên vị trí quản lý công ty lữ hành du lịch. Và khi bạn đã đạt đủ tích lũy đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế thì công việc giảng dạy cũng là một cách để bạn tiếp tục đam mê với ngành.

IV. Nên học Quản trị khách sạn hay học Quản trị du lịch?

Nếu bạn đang băn khoăn giữa ngành quản trị khách sạn và ngành quản trị du lịch thì có lẽ bạn phải tìm hiểu thêm về đặc điểm cũng như công việc sau khi đào tạo của từng ngành. Thực tế, mặc dù hai ngành này có khá nhiều đặc điểm liên quan và kết nối mật thiết với nhau nhưng mỗi ngành vẫn sẽ có những khía cạnh riêng đặc biệt của từng ngành. Vậy nên để chọn học ngành quản lý khách sạn hay quản trị du lịch thì hãy thử hỏi bản thân những câu hỏi này nhé!

Bạn có phải là một người yêu thích dịch chuyển? Hãy ngồi lại và thử hỏi đam mê của bản thân là gì, bạn thật sự yêu thích gì trong hai ngành này. Nếu bạn đam mê dịch chuyển đến nhiều điểm đến trong và ngoài nước, vậy thì ngành quản trị du lịch dành cho bạn. Nhưng nếu bạn muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và mong muốn được làm việc liên quan đến dịch vụ và chăm sóc khách hàng thì ngành quản lý khách sạn sẽ mở ra nhiều cơ hội. 

Sức khỏe của bạn có phải yếu tố bạn quan tâm khi lựa chọn ngành? Thực tế, hướng dẫn viên du lịch là người luôn phải di chuyển dù trời mưa hay trời nắng, buổi sáng hay buổi tối. Với lịch trình di chuyển dày đặc nên thời gian nghỉ ngơi sẽ không nhiều, nếu bạn có vấn đề về sức khỏe từ nhỏ thì cũng nên cân nhắc nếu lựa chọn ngành quản lý khách sạn.

6

Nên học ngành quản lý khách sạn hay quản trị du lịch?

Ngoại hình và chiều cao của bạn có nổi bật không? Nếu nói rằng chỉ cần có ngoại hình và chiều cao thì sẽ được ưu tiên trong ngành quản lý khách sạn thì đó chỉ là một ý kiến chủ quan về ngành này. Khi hoạt động trong ngành quản trị khách sạn, bạn sẽ luôn phải tiếp xúc với khách hàng gần như 24/24 và một người có ngoại hình ưa nhìn và chiều cao ổn sẽ để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng. Đương nhiên là những nhà tuyển dụng nhà hàng khách sạn cũng không quá khắt khe khi tuyển chọn ứng viên như tuyển chọn hoa hậu, họ vẫn sẽ quan tâm đến kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng và tư duy của bạn về quản lý khách sạn. Yếu tố ngoại hình và chiều cao sẽ là điểm cộng nếu như có nhiều ứng viên có trình độ chuyên môn ngang nhau. 

Định hướng lâu dài của bạn khi theo đuổi mỗi ngành? Hãy thử nhìn xa khoảng 3 - 5 năm hay 10 năm sau, bạn muốn trở thành ai hay muốn đảm nhận vị trí công việc như thế nào. Dù học ngành quản lý khách sạn hay ngành quản trị du lịch thì cơ hội thăng tiến của bạn cũng vô cùng lớn nhưng phải xem bạn có đủ khả năng và ý chí phát triển để có thể leo lên những vị trí cấp cao này. 

Khi đã hỏi bản thân những câu hỏi trên thì bạn có thể sẽ nhìn nhận rõ hơn về định hướng cũng như đam mê của bản thân bạn. 

V. Tư vấn nghề nghiệp sau khi học quản trị khách sạn?

Khi định hướng theo đuổi ngành quản lý khách sạn thì bạn có thể tham khảo về con đường phát triển sự nghiệp từ một sinh viên mới ra trường đến những vị trí cấp cao. Con đường phát triển nghề nghiệp của bạn có thể không giống 100% so với con đường tham khảo nhưng đây có thể giúp bạn hình dung được những vị trí mà mình có thể đảm nhận.

5.1 Khi mới tốt nghiệp

Khi mới tốt nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn về quản lý khách sạn được đào tạo ở trường thì sinh viên sẽ chưa có quá nhiều kinh nghiệm thực tế. Thời điểm này rất phù hợp để sinh viên đi làm thực tế tại những khách sạn, nhà hàng để được áp dụng những kiến thức cũng như những kỹ năng đã học được vào thực tế. Khi đã va chạm với môi trường thực tế, sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn, vấp ngã nhưng từ đó bạn mới có thể hoàn thiện bản thân. 

7

Công việc của ngành quản lý khách sạn

Khi mới ra trường, đừng quá mong đợi bạn sẽ có thể trở thành quản lý khách sạn, bạn sẽ phải bắt đầu từ những công việc thấp như việc làm lễ tân hay buồng phòng. Hoàn thành những công việc nhỏ một cách xuất sắc và bạn sẽ được phát triển từ từ lên những vị trí cao hơn. Và từ việc thấp đến vị trí cao sẽ giúp bạn hiểu và nắm bắt được kiến thức, kỹ năng và tư duy trong môi trường làm việc thực tế để phát triển và được thăng chức lên vị trí cấp cao. 

Tuy nhiên cũng đừng mong đợi rằng trong 2 - 3 năm đầu bạn sẽ được thăng chức vì thời gian đầu sau khi ra trường, bạn sẽ phải bỏ toàn bộ công sức, thời gian, sức khỏe chỉ để trau dồi bản thân và phát triển công việc. Những năm đầu là những năm khó khăn nhất nên thời gian này niềm đam mê sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong ngành quản lý khách sạn.

5.2 Khi trở thành quản trị khách sạn

Sau khoảng 5 - 6 năm làm việc và phát triển từ vị trí cấp thấp đến vị trí cấp cao thì bạn cũng đã tích lũy được kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế trong môi trường làm việc. Để phát triển lên vị trí quản lý khách sạn hay trưởng bộ phận thì bạn sẽ phải có một số yếu tố cơ bản như sức khỏe tốt vì tăng ca là một trong nhiều việc bắt buộc trong ngành này, khả năng quan sát và sắp xếp có tổ chức vì bạn là người chịu trách nhiệm với cơ cấu tổ chức dưới bạn. 

Ngoài những kiến thức chuyên môn thì để chắc chắn bạn có thể ngồi vào vị trí cấp quản lý thì bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về khả năng quản trị nhân sự, marketing, quản lý nhà hàng. Trong quá trình hoàn thiện bản thân thì bạn cũng nên dành thời gian để trau dồi nghiệp vụ của mình để khi phát triển lên những vị trí cao hơn thì bạn sẽ tự tin rằng mình đủ chuyên nghiệp để xây dựng và phát triển tổ chức của mình.

8

Quản lý khách sạn 

Để trở thành một nhà quản lý khách sạn giỏi thì cái giá phải trả cũng không hề nhỏ. Là quản lý của một khách sạn, bạn cũng là người sẽ tư vấn cho giám đốc về định hướng phát triển tương lai cho khách sạn vì bạn là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và bạn biết nhu cầu của họ là gì. Bên cạnh đó, quản lý khách sạn sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động trong khách sạn để mang lại những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng vì vậy áp lực mà bạn gánh chịu cũng không nhỏ. Vậy nên, biết được cái giá phải trả để phát triển sự nghiệp cho bản thân, bạn vẫn muốn định hướng theo con đường này thì hãy luôn học hỏi, tìm tòi, hoàn thiện trau dồi bản thân và đam mê đến cùng nhé!

VI. Ngành Quản trị khách sạn yêu cầu những gì?

Để theo đuổi ngành quản trị khách sạn thì bạn cũng nên trau dồi một vài kỹ năng cơ bản đặc biệt cần thiết dù bạn lựa chọn bất cứ công việc nào trong ngành này. 

Vốn hiểu biết về văn hóa - xã hội sâu rộng: Nếu bạn mong muốn được phát triển trong ngành quản lý khách sạn thì kiến thức am hiểu sâu rộng về ẩm thực, văn hóa, đời sống, con người ở Việt Nam cũng như những quốc gia khác trên thế giới sẽ giúp bạn có ấn tượng tốt hơn khi tiếp xúc với đa dạng khách hàng.

9

Văn hóa và ngành quản lý khách sạn 

Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, nhiệt tình và nhạy bén: Dù bạn lựa chọn vị trí công việc nào trong ngành quản lý khách sạn thì những kỹ năng mềm này sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quan hệ với khách hàng cũng như nhân viên. Khi điều hành một tổ chức ở vị trí quản lý khách sạn, bạn phải trau dồi đủ những kỹ năng cần để nâng cao hiệu suất công việc cũng như xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Khả năng tổ chức, quản lý và sắp xếp công việc: Khi đã phát triển lên những vị trí quản lý thì bạn sẽ phải lập những kế hoạch cho lịch trình cho khách sạn vậy nên những kỹ năng trên là vô cùng cần thiết. Đi kèm những kế hoạch thì quản lý khách sạn sẽ phải lên chiến lược để phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn

Khả năng ngôn ngữ tốt: Ngành du lịch và khách sạn hiện nay không chỉ phát triển trong nước mà môi trường quốc tế đang trở thành con mồi béo bở cho các doanh nghiệp Việt Nam. Một khả năng ngôn ngữ tốt sẽ giúp cho quản lý khách sạn làm việc được với nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, mở rộng nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp sau này.

10

Lợi thế ngôn ngữ trong ngành quản lý khách sạn

Cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo và chỉn chu: Những kỹ năng này sẽ giúp cho quản lý khách sạn có thể nắm bắt tâm lý khách hàng, biết khách hàng cần gì là yếu tố quan trọng để cung cấp đúng dịch vụ. Ngoài ra, những tính cách trên hỗ trợ quản lý khách sạn tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tinh tế, lịch thiệp với khách hàng.

Chịu được áp lực công việc: Xuyên suốt quá trình làm việc, đặc biệt là môi trường khách sạn tiếp xúc với nhiều khách hàng thì vấn đề phát sinh là không thể tránh khỏi. Gặp khó khăn, vấp ngã, thử thách và tìm cách giải quyết vấn đề sẽ giúp cho quản lý khách sạn phát triển và hoàn thiện khả năng hơn. Và song song đó thì áp lực công việc là thứ mà bất cứ quản lý nào cũng gặp phải, vì vậy chịu được áp lực sẽ giúp bạn nâng cao khả năng của bản thân. 

VII. Kết

Ngành quản trị khách sạn hiện nay không còn quá mới mẻ với sinh viên, tuy nhiên, số lượng nhân sự cần lại vô cùng lớn vì sức ép của ngành này khá lớn nên không phải ai cũng có thể theo đuổi đến cùng. Nếu thật sự đam mê và quyết tâm trả những cái giá trên thì bạn hãy theo đuổi ngành quản lý khách sạn đến cùng và nâng cao ngành dịch vụ của đất nước.