Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu cho những sinh viên đam mê du lịch và văn hóa. Nếu bạn cũng đang muốn theo đuổi ngành này thì hãy thử tìm hiểu một chút nhé!
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành nghề đang được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Để một sinh viên hiểu rõ về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trước khi quyết định theo nghề này thì việc tìm hiểu về những công việc liên quan là vô cùng cần thiết.
I. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Ngành du lịch và lữ hành được xem là quá trình quản lý và điều hành dịch vụ du lịch, chịu hoàn toàn trách nhiệm phân công cho những hướng dẫn viên du lịch, nhân thông tin để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng để giải quyết những vấn đề phát sinh, thiết kế chương trình du lịch theo thời điểm.
Đây được xem là ngành công nghiệp không khói đang góp phần phát triển nền kinh tế cho đất nước. Và hiện tại ngành du lịch cũng là một trong những ngành nghề tiềm năng nhất trong xu hướng toàn cầu hóa không có ranh giới.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Những sinh viên theo đuổi ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ được nghiên cứu và học về địa lý, văn hóa, tập quán của đất nước mình cũng như những quốc gia khác trên thế giới.
Ngoài ra, kỹ năng nghiệp vụ ngành du lịch và thiết kế chương trình du lịch, quản lý và điều hành tour là những kỹ năng chuyên môn bắt buộc mà sinh viên sẽ được học tập ở trường và rèn luyện thêm ở những chương trình tour thực tế.
Nếu như bạn muốn nghiên cứu chuyên sâu về ngành du lịch để phát triển một doanh nghiệp riêng thì bạn cũng có thể nghiên cứu thêm kiến thức chuyên môn về văn hóa tổ chức doanh nghiệp, ngành kinh tế du lịch, marketing du lịch hay quản trị lữ hành.
II. Trường nào có ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành?
Hiện nay hầu hết các trường cao đẳng, đại học đều đang đào tạo ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ở nhiều thành phố tại Việt Nam.
Hà Nội: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội, Khoa Du lịch - Viện Đại học Mở Hà Nội,...
Thành Phố Hồ Chí Minh: Đại học Hoa Sen, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Văn hóa TPHCM, Đại học Văn Lang,...
Đà Nẵng: Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Văn hoá Thể Thao và Du lịch,...
III. Điểm chuẩn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Điểm chuẩn quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ dao động từ 14 - 26.5 điểm tùy vào mỗi trường và khối xét tuyển.
Những khối xét tuyển ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành bao gồm A, A1, C, D1,...hoặc bạn có thể xem xét phương thức xét tuyển học bạ.
Một số trường có điểm chuẩn dưới 20 điểm: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghiệp TPHCM, …
Một số trường có điểm chuẩn hơn 20 điểm: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế TPHCM.
IV. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì?
Nếu bạn là sinh viên và đang muốn tìm hiểu về ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành và những công việc sau 4 năm đại học mà bạn có thể theo đuổi. Thực tế, nếu bạn là người đam mê dịch chuyển, mong muốn khám phá thì ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành dành cho bạn.
Sau khoảng thời gian được đào tạo tại trường đại học thì bạn có thể theo đuổi nghề như hướng dẫn viên du lịch, chăm sóc khách hàng và tổ chức sự kiện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phát triển và thách thức bản thân ở những vị trí cao hơn như điều hành, thiết kế tour,...Tùy vào khả năng cũng như định hướng phát triển của bản thân thì sinh viên có rất nhiều sự lựa chọn khi theo đuổi ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
Học Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành làm gì?
Sau một thời gian thử nhiều vị trí khác nhau và đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho bản thân thì bạn hãy thử suy nghĩ về việc thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành. Khi bạn có ý tưởng này thì hãy cân nhắc về nguồn vốn cũng như những khả năng kinh doanh độc lập của bản thân.
Dù lựa chọn của bạn là bất cứ vị trí nào sau khi theo đuổi ngành du lịch thì bạn cũng lưu ý một số kỹ năng cũng như vấn đề khi theo đuổi ngành này. Hãy thử hỏi bản thân một số vấn đề sau trước khi lựa chọn theo đuổi ngành này nhé!
Liệu rằng bản thân có yêu thích dịch chuyển không? Không phải sinh viên nào cũng chịu được sự khắc nghiệt của ngành này vì mức độ di chuyển thường xuyên dẫn đến bạn sẽ không có nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè.
Liệu rằng bản thân đam mê du lịch và văn hóa? Khi theo đuổi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì bắt buộc bạn sẽ phải nghiên cứu, tìm hiểu những thông tin về văn hóa, tập quán, thói quen của nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau. Việc làm quen với những nền văn hóa mới sẽ giúp bạn am hiểu nhiều lĩnh vực và cũng góp phần hỗ trợ cho bạn trong những chuyến đi. Tuy nhiên nếu không thật sự yêu thích và đam mê thì bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để tiếp thu nhiều kiến thức mới mà không phải ai cũng sẽ thấy hứng thú.
Liệu rằng bản thân có phải một người năng động? Để có thể sắp xếp lịch trình cũng như phục vụ du khách thì tính cách năng động, linh hoạt sẽ giúp cho bạn làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên nếu bạn là một người hướng nội và không thích giao tiếp thì cũng nên cân nhắc trước khi lựa chọn ngành nghề này.
Liệu rằng bản thân có thể “làm dâu chăm họ”? Thực tế, khi trở thành hướng dẫn viên du lịch thì bạn sẽ phải chăm sóc cũng như chiều lòng hàng chục người trong một tour. Mỗi người mỗi ý, hướng dẫn viên du lịch sẽ phải tùy cơ ứng biến và quan sát để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho du khách trong chuyến đi.
Theo đuổi bất cứ ngành nghề nào cũng sẽ có những khó khăn riêng, tuy nhiên nếu có niềm đam mê, nhiệt huyết thì quá trình theo đuổi ngành du lịch sẽ đỡ tốn thời gian hơn.
V. Mức lương của cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là bao nhiêu?
Hiện nay, nhu cầu nhân lực trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cao với hơn 40.000 lao động/năm. Nhu cầu nhân lực cao nhưng số lượng nhân lực chất lượng được đào tạo chuyên môn thì chỉ đạt khoảng 20.000 lao động một năm. Vì vậy đây có thể coi là một trong những ngành công nghiệp phát triển khan hiếm lao động.
Nguồn nhân lực khan hiếm dẫn đến mức lương của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng vô cùng hấp dẫn: 8.000.000 - 10.000.000/tháng kèm theo những chế độ hấp dẫn.
VI. 7 kỹ năng mềm cần có đối với sinh viên ngành du lịch Link
Kỹ năng mềm luôn cần thiết cho sinh viên trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp và theo đuổi định hướng nghề nghiệp riêng. Nhưng đối với những sinh viên theo đuổi ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì những kỹ năng mềm dưới đây đặc biệt cần thiết và quan trọng.
6.1 Kỹ năng giao tiếp
Nếu muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong tương lai thì kỹ năng giao tiếp là mộtkỹ năng mềm vô cùng quan trọng. Một hướng dẫn viên du lịch trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ luôn tiếp xúc trực tiếp với du khách, giao tiếp và trò chuyện với họ trong xuyên suốt chuyến đi nên làm sao để giao tiếp một cách duyên dáng, thu hút sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt khách hàng.
Kỹ năng mềm trong ngành Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Kỹ năng giao tiếp nghe thì đơn giản nhưng để phát triển nó một cách trọn vẹn thì không phải hướng dẫn viên du lịch nào cũng làm được. Để giao tiếp một cách chuyên nghiệp, trơn tru thì bạn cũng cần nắm vững kiến thức chuyên môn và đi kèm một chút duyên dáng thì đảm bảo bạn sẽ ăn điểm trong mắt du khách nhé!
6.2 Kỹ năng thuyết trình trước đám đông
Kết hợp với kỹ năng giao tiếp thì kỹ năng thuyết trình trước đám đông cũng là một trong những kỹ năng cần thiết không kém trong ngành du lịch. Một tour du lịch sẽ có khoảng từ 30 - 50 du khách tùy quy mô của chuyến đi, vì vậy bạn sẽ luôn phải thuyết trình trước rất nhiều người. Kỹ năng này sẽ giúp một hướng dẫn viên du lịch truyền đạt thông tin hiệu quả tới du khách giúp du khách hiểu hơn về chuyến đi cũng như những quy định chung phải nắm. Những thông tin được truyền đạt rõ ràng sẽ luôn để lại ấn tượng mạnh mẽ với du khách.
6.3 Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Là một hướng dẫn viên du lịch nên việc kiểm soát cảm xúc của bản thân là điều tất yếu mà bạn phải làm được. Sẽ không có du khách nào cảm thấy vui vẻ và tận hưởng chuyến đi trong khi gương mặt của hướng dẫn viên cau có, khó chịu. Vậy nên nếu thật sự muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch trong quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì bạn phải đảm bảo bản thân luôn trong tâm trạng vui vẻ, cởi mở.
Bên cạnh đó, khi tham gia chuyến đi cùng du khách, bạn sẽ gặp những tình huống phát sinh không mong muốn xảy ra thì thái độ điềm tĩnh, bình tĩnh sẽ giúp bạn xử lý tình huống gọn gàng hơn. Hãy luôn mang đến cho du khách những trải nghiệm an tâm, thoải mái và tận hưởng chuyến đi của bạn.
6.4 Kỹ năng quan sát
Một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp sẽ luôn biết du khách của mình cần gì tại mỗi thời điểm nhất định. Để có thể làm được điều này thì khả năng quan sát của hướng dẫn viên du lịch cũng phải được trau dồi. Hướng dẫn viên du lịch cần liên tục quan sát xuyên suốt chuyến đi để nắm bắt được hành động và thái độ của du khách với mỗi dịch vụ mà họ nhận. Từ việc quan sát này, bạn sẽ thấy được cảm nhận cũng như phản hồi của du khách về chuyến đi này. Vậy nên hãy trau dồi kỹ năng quan sát để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tinh tế và chuyên nghiệp.
Kỹ năng sắp xếp trong ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
6.5 Biết cách tổ chức sắp xếp
Mỗi tour du lịch đều được thiết kế với lịch trình cố định từ thời gian đến địa điểm để hướng dẫn viên cũng như du khách nắm rõ lịch trình di chuyển. Tuy nhiên, khi tham gia một chuyến đi thực tế thì sẽ có nhiều vấn đề phát sinh ngoài ý muốn, việc của hướng dẫn viên là phải linh hoạt sắp xếp và thay đổi lịch trình để phù hợp với thời điểm hiện tại. Việc thay đổi linh hoạt không nhằm mục đích thay đổi địa điểm mà chỉ nhằm mục đích sắp xếp lại lịch trình và địa điểm để phù hợp hơn với du khách.
6.6 Vốn ngoại ngữ
Hiện nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc phải có khi bạn muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Và để phát triển sự nghiệp của mình hơn nữa thì bạn nên học thêm một ngôn ngữ khác tùy thuộc vào khả năng của bản thân. Nắm vững ngôn ngữ sẽ giúp bạn có thể hỗ trợ những tour du lịch nước ngoài và nâng cao sự nghiệp của bản thân.
6.7 Kỹ năng ứng biến/ xử lý tình huống
Ứng biến linh hoạt trong từng tình huống cụ thể là một kỹ năng gần như quan trọng nhất của một hướng dẫn viên du lịch. Sẽ không có chuyến đi nào trọn vẹn 100% như kế hoạch ban đầu, chuyến đi nào cũng sẽ xảy ra những vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến lịch trình và du khách, vậy nên kỹ năng xử lý tình huống sẽ giúp cho hướng dẫn viên luôn làm chủ chuyến đi của mình và mang lại cho du khách những trải nghiệm tốt nhất.
VII. Kết
Dù bạn muốn định hướng công việc nào trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì những kỹ năng mềm luôn cần thiết và sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong công việc nhằm nâng cao chất lượng của mỗi tour. Để duy trì và phát triển mạnh mẽ trong ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành thì bạn hãy cân nhắc về những lợi ích cũng như những khó khăn mà bạn sẽ gặp.