Kinh doanh khách sạn là gì, những chú ý khi thực hiện hoạt động kinh doanh khách sạn… cùng những bí quyết kinh doanh thành công của các chuyên gia hàng đầu trong ngành này sẽ được đề cập tới trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

Khi nhắc đến hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ, bạn không thể nào không đề cập tới kinh doanh khách sạn. Đây được coi là ngành dịch vụ vô cùng phát triển hiện nay cũng như có tiềm năng mạnh mẽ trong tương lai. Và ngành này thu hút một nguồn nhân lực lớn. Vậy một người làm trong ngành kinh doanh khách sạn cần gì hay cụ thể hơn là các điều kiện để thực hiện hoạt động kinh doanh khách sạn thành công là gì, các lý do mà ngành này thu hút một lượng nhân lực lớn hiện nay… tất cả sẽ được đề cập tới trong bài viết này nhé.

I. Kinh doanh khách sạn là gì? Có những loại hình kinh doanh khách sạn nào?  

1. Kinh doanh khách sạn là gì? 

Như phần lớn mọi người vẫn biết, kinh doanh khách sạn là một ngành dịch vụ có tính đặc thù cao. Khái niệm kinh doanh khách sạn không còn trở nên quá xa lạ đối với mỗi người khi ngành này đã phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây và tương lai vẫn tiếp tục thu hút lớn nguồn nhân lực. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản đây là một ngành dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu về chỗ ở và một số dịch vụ đi kèm khác được gọi là dịch vụ bổ sung để làm thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng. Một số dịch vụ bổ sung có thể kể tới gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng…

Hoạt động kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lại lợi nhuận, và đây là một trong số các ngành dịch vụ có khả năng đem lại nguồn lợi lớn. Bạn hoàn toàn có thể chú ý tới ngành này. Nếu bạn đang là một sinh viên có định hướng theo đuổi ngành này hãy cố gắng tìm hiểu trước các kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hoặc các kỹ năng cần có để trở thành người quản trị kinh doanh khách sạn thành công nhé. 

kinh doanh khách sạn là gì

Kinh doanh khách sạn là gì?

2. Các loại hình kinh doanh khách sạn hiện nay. 

Hoạt động kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Có nhiều căn cứ để phân chia khách sạn, dưới đây là một số cách phân loại phổ biến:

a. Căn cứ theo quy mô, khách sạn được phân ra thành 3 loại chính: 

  • Khách sạn nhỏ: kinh doanh khách sạn nhỏ hay còn có một tên gọi khác là hoạt động kinh doanh khách sạn mini, đây là những khách sạn có mô hình nhỏ chỉ bao gồm từ 10 đến 40 phòng ngủ với mục đích cung cấp các dịch vụ lưu trú cho khách hàng và thông thường rất hiếm khi có các dịch vụ bổ sung đi kèm. Do vậy, chi phí cho dịch vụ khách sạn mini mà khách hàng phải trả thường khá ít, không đáng kể. 
  • Khách sạn vừa: Quy mô lớn hơn khách sạn nhỏ, thường từ 40 đến 90 phòng ngủ, thường cung cấp thêm dịch vụ ăn uống và một số dịch vụ bổ sung khác ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú. Các dự án kinh doanh khách sạn vừa thường rất phổ biến tại các địa điểm du lịch hoặc các khu nghỉ dưỡng. Loại hình này sẽ có chi phí trung bình và cao hơn chi phí cho khách sạn mini.  
  • Khách sạn lớn: Số lượng phòng ngủ lên tới hơn 100 phòng, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ bổ sung đa dạng như nghỉ dưỡng, giải trí, thư giãn. Tại các khách sạn lớn được trang bị các trang thiết bị hiện đại cùng số lượng lớn nhân viên kinh doanh khách sạn chuyên nghiệp được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. 

b. Căn cứ vào vị trí địa lý để phân loại thành 4 loại chính

  • Khách sạn thành phố: có vị trí tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Phần lớn đều được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Do vậy các loại chi phí ban đầu để xây dựng cũng khá cao và thường được chú trọng đầu tư. 
  • Khách sạn nghỉ dưỡng: Loại hình khách sạn nghỉ dưỡng được xây dựng tại các khu nghỉ dưỡng hoặc gần các địa điểm này. Giá dịch vụ thường khá cao vào các mùa du lịch hoặc kỳ nghỉ dài như mùa hè, hoặc dịp nghỉ lễ 30 tháng 4 và mùng 1 tháng 5.
  • Khách sạn ven đường: Được xây dựng ở ven đường giao thông lớn, các tuyến đường quan  trọng hoặc ven các quốc lộ lớn. Loại khách sạn này phục vụ nhu cầu lớn của người đi đường cần chỗ nghỉ chân trên đường. Do đó, khách sạn ven đường chủ yếu cung cấp các dịch vụ như ăn uống, lưu trú và bảo dưỡng phương tiện để phục vụ nhu cầu của khách đi lại. 
  • Khách sạn quá cảnh: địa điểm tốt để xây dựng chúng chính là gần các sân bay, bến cảng hay khu vực cửa khẩu. Khách sạn này phục vụ nhu cầu của hành khách muốn quá cảnh hoặc các cá nhân do đột ngột thay đổi lịch trình nên cần địa điểm để lưu trú. 

c. Phân loại về mức độ liên kết với 2 loại. 

Về mức độ liên kết thì các khách sạn hiện nay, bao gồm ở Việt Nam và quốc tế sẽ được phân thành 2 loại là:

  • Khách sạn tập đoàn: Thường sở hữu số lượng lớn khách sạn thậm chí lên tới hàng nghìn, có mặt ở nhiều quốc gia hoặc nhiều địa điểm khác nhau trên một đất nước, một số khách sạn tập đoàn nổi tiếng phải kể đến như: tập đoàn Marriott International, Hilton Worldwide… 
  • Khách sạn độc lập: thường chỉ có ở một địa điểm nhất định với quy mô khá nhỏ. Số lượng khách sạn độc lập lớn hơn số lượng khách sạn tập đoàn khá nhiều. Quy mô của chúng thường khá nhỏ, vừa phải và giá phòng không quá cao do chỉ cung cấp các dịch vụ thông thường. 

II. Kinh doanh khách sạn cần chú ý những đặc điểm nào?  

Giả sử bạn đang chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh khách sạn vậy bạn cần chú ý những điều gì liên quan tới đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn này. Cùng tìm hiểu phía dưới ngay nhé! 

1. Sản phẩm kinh doanh

Kinh doanh khách sạn không đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh sản phẩm mà là hoạt động kinh doanh trong ngành dịch vụ, do đó điều kiện kinh doanh khách sạn cũng phức tạp hơn so với việc kinh doanh một sản phẩm cụ thể. Và sản phẩm kinh doanh ở đây tồn tại dưới dạng vô hình, mang đặc trưng của kinh doanh dịch vụ như: quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, kinh doanh khách sạn không có tính lưu trữ… Bên cạnh đó, khách hàng có xu hướng đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua các tiêu chí như về giá thành, môi trường xung quanh, các loại dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm… Và quan trọng hơn cả là hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố con người, đó chính là thái độ của nhân viên phục vụ trong khách sạn, là nụ cười của người lễ tân đứng trực trước khách sạn… 

2. Đối tượng khách hàng

Nhắc đến đối tượng khách hàng thì bất kỳ ai cũng có thể trở thành mục tiêu của hoạt động kinh doanh này. Từ tầng lớp bình dân đến thượng lưu, do đó các loại hình kinh doanh khách sạn cũng trở nên đa dạng để phục vụ những nhu cầu khác nhau của số đông khách hàng đó. Để thực hiện hoạt động kinh doanh khách sạn thành công, bạn cần xác định rõ chân dung khách hàng mục tiêu của mình, họ là tầng lớp đối tượng nào, nhu cầu họ tìm đến bạn là gì… để có thể lựa chọn loại hình kinh doanh khách sạn cho phù hợp. 

3. Sử dụng nhân lực trong kinh doanh

Nhân lực là yếu tố không thể bỏ qua cho bất kỳ nhà quản trị nào để có được bản kế hoạch kinh doanh khách sạn chuyên nghiệp. Điều quan trọng là các nhà quản lí kinh doanh khách sạn cần biết cách khai thác và tận dụng nguồn nhân lực để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Việc sử dụng nhân lực trong kinh doanh khách sạn còn là sự kết hợp tốt giữa khách sạn và du lịch. Bạn cũng biết rằng thực trạng ngành kinh doanh khách sạn hiện nay là sự kết hợp thành công giữa khách sạn và du lịch. Vậy vì lý do gì mà bạn không đào tạo đội ngũ nhân viên của mình trở thành những hướng dẫn viên du lịch tại khách sạn của mình. Điều này sẽ trở nên dễ hiểu hơn khi khách du lịch hỏi về các địa điểm du lịch quanh khách sạn của bạn mà nhân viên phục vụ chỉ cười và bảo “Tôi không biết”, vì cớ gì mà không đào tạo họ trở thành những nhà tư vấn địa điểm du lịch để có thể giới thiệu những nét độc đáo về những địa danh ở thành phố đó hoặc thậm chí nếu muốn mua quà lưu niệm thì nên mua gì và mua ở đâu. Như vậy việc đào tạo nhân viên trở nên chuyên nghiệp hơn là một trong những yếu tố sống còn cho doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. 

III. 5 lý do khiến bạn muốn kinh doanh khách sạn Mini ngay

Bạn đã biết rằng xét về phân loại theo quy mô thì khách sạn được phân thành 3 loại gồm: khách sạn nhỏ (hay còn gọi là khách sạn mini), khách sạn vừa và khách sạn lớn. Nhìn chung, khách sạn mini sẽ có quy mô dưới 40 buồng, các trang thiết bị và dịch vụ bổ sung đi kèm không quá phức tạp do vậy đây là mô hình kinh doanh khách sạn được nhiều người chú ý. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu các lý do khiến bạn không thể bỏ lỡ cơ hội kinh doanh khách sạn mini này nhé. 

1. Vốn đầu tư ít 

Vốn là một trong những điều kiện kinh doanh khách sạn quan trọng. Chính vì quy mô nhỏ nên kinh doanh khách sạn mini không cần đòi hỏi phải có một số vốn quá lớn. Các chi phí như thuê mặt bằng, thiết kế, xây dựng và chi phí chi trả cho nguồn nhân lực quản lý khách sạn, nhân viên phục vụ khách sạn… được coi là ít nhất so với các loại khách sạn khác.

2. Phù hợp với nhiều đối tượng

Bạn đã biết chi phí kinh doanh khách sạn mini là nhỏ nhất trong các loại mô hình khách sạn. Bên cạnh đó, mô hình khách sạn này được kinh doanh chủ yếu để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong việc lưu trú và nghỉ ngơi ngắn hạn. Do vậy, giá thành của khách sạn mini được cho là thấp nhất. Vì vậy bất kỳ ai đều có khả năng chi trả khi lưu trú tại khách sạn mini. Thông thường giá phòng cho một đêm tại đây sẽ từ 200. 000 đến 500. 000

3. Thời gian thu hồi vốn nhanh

Thời gian thu hồi vốn chính là một trong những yếu tố để nhà đầu tư đánh giá vào khả năng xem có nên đầu tư một dự án kinh doanh khách sạn hay không. Và có thể nói kinh doanh khách sạn mini có ưu điểm là thời gian thu hồi vốn khá nhanh. Với dòng khách sạn mini, lợi nhuận đầu tư có thể lên tới 7%/năm, đây là một tỷ lệ đáng để đầu tư.

4. Khả năng rủi ro thấp

Có thể nói vốn đầu tư không quá nhiều, thời gian thu hồi vốn nhanh nên đây là loại hình kinh doanh khách sạn có khả năng rủi ro thấp. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng tiềm năng vô cùng đông, mức giá phù hợp với bất kỳ đối tượng khách hàng nào nên khách sạn mini luôn được chú ý khi đầu tư với khả năng rủi ro vô cùng thấp.

5. Thời gian đầu tư ngắn

Phần lớn các khách sạn mini đều có thiết kế đơn giản để chủ yếu phục vụ nhu cầu lưu trú của khách hàng. Một số thêm các dịch vụ như ăn uống. Do vậy khách sạn mini không yêu cầu quá cao về cách thức bài trí và tiện nghi hiện đại. Điều này làm giảm đáng kể thời gian thi công khá nhanh. 

IV. Kinh nghiệm cho kinh doanh khách sạn nhà nghỉ hiệu quả 

1. Muốn kinh doanh khách sạn hiệu quả phải quản lý tốt

Dựa vào những đặc điểm kinh doanh khách sạn hiệu quả có thể thấy rằng điều đầu tiên để có thể kinh doanh khách sạn thành công là luôn cần những người quản lý giỏi. Một người quản lý giỏi là người hiểu rõ nhân viên của mình, có khả năng nắm bắt tốt nhân viên và luôn luôn tạo động lực để nhân viên cố gắng hoàn thiện công việc của mình một cách tốt nhất. Họ nhanh nhạy và có khả năng ứng biến nhanh cũng như xử lý các tình huống phát sinh rất tốt. Bất kỳ khách sạn nào cũng cần những nhà quản lý như vậy. Và chính vì lẽ đó nên quản lý khách sạn là một nghề có thu nhập cao và thu hút giới trẻ giỏi ngày nay.

2. Chú trọng vào phục vụ theo nhu cầu khách hàng

Khách hàng chính là người trả tiền cho dịch vụ kinh doanh khách sạn của bạn. Vậy phục vụ tốt nhất nhu cầu của họ là điều vô cùng quan trọng. Ngoài nhu cầu cơ bản như lưu trú, nghỉ ngơi thì khách sạn có thể trang bị thêm các dịch vụ đi kèm như bảo dưỡng xe cộ, giải trí với các trò chơi trong khu vui chơi, thư giãn tận hưởng các phòng mát-xa hiện đại, trang bị các bồn tắm nước nóng… Bạn hãy nghiên cứu kỹ khách hàng của mình để trang bị thêm các dịch vụ phù hợp với từng đối tượng và nên đa dạng các gói khách sạn để họ dễ dàng lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn.

kinh nghiệm kinh doanh khách sạnKinh nghiệm kinh doanh khách sạn

3. Có chiến lược kinh doanh cụ thể

Bất kỳ hoạt động nào để thu được hiệu quả cũng cần có chiến lược, và kinh doanh khách sạn cũng vậy bạn cần có chiến lược kinh doanh khách sạn cụ thể. Bạn có thể vạch ra các bản kế hoạch kinh doanh khách sạn với mục tiêu và các hoạt động cụ thể để đạt được mục tiêu đó. Đi kèm với các chiến lược kinh doanh khách sạn là các chiến lược về marketing, chiến lược cạnh tranh… Hãy cố gắng tạo ra sự đồng nhất trong các mục tiêu và có kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết nhé. 

4. Chú trọng việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên

Kinh doanh khách sạn là kinh doanh dịch vụ nên yếu tố con người là quan trọng dẫn đến thành công. Ngoài khắt khe trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên một cách bài bản thì bạn nhận thấy phần lớn các khách sạn hiện nay bị thiếu nhân viên phục vụ vào các kỳ nghỉ khi số lượng khách du lịch và nhu cầu nghỉ dưỡng trở nên quá đông phải không nhỉ. Vậy nếu bạn là nhà quản lý khách sạn hãy chú ý điều này để bổ sung thêm nhân viên thời vụ vào các dịp này nhé, tránh để bị khách hàng đánh giá khách sạn của bạn không tốt.

5. Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch

Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ được đúc kết lại thông qua việc tận dụng tốt các tài nguyên du lịch. Hiện nay phần lớn các khách sạn, nhà nghỉ rất nhiều tại các địa điểm du lịch. Đó là một cách tốt để khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên sẵn có. 

V. 5 bí quyết kinh doanh khách sạn thành công của những chuyên gia hàng đầu 

1. Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu của khách sạn

Đầu tiên trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh khách sạn của mình, bạn cần phải phân tích và lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc này sẽ giúp các việc lập kế hoạch kinh doanh khách sạn của bạn hiệu quả và thực tế hơn. Mỗi đối tượng khách hàng sẽ có nhu cầu và mong muốn là không giống nhau, do đó khi nghiên cứu kỹ họ bạn sẽ thống nhất các kế hoạch thiết kế khách sạn rồi trang bị các dịch vụ cho phù hợp. 

2. Địa điểm xây dựng khách sạn

Bạn sẽ không bao giờ thấy khách sạn nào được xây trên đỉnh núi vắng vẻ cả năm không có người ghé qua. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn địa điểm trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Dưới đây là các yếu tố cần được xem xét và phân tích kỹ trước khi lựa chọn một địa điểm để xây dựng khách sạn:

  • Mặt tiền: Thông thường mặt tiền đẹp là nơi nằm tại các trục đường giao thông lớn, đông người qua lại vì khả năng hút khách hàng sẽ cao hơn. Chính vì vậy, tại các địa điểm này chi phí thuê mặt tiền cũng cao hơn. Bạn nên cân nhắc rõ ràng giữa ngân sách và mong muốn để lựa chọn địa điểm cho phù hợp nhé.
  • Đối thủ cạnh tranh: Tìm hiểu kỹ về số lượng đối thủ cạnh tranh tại địa điểm bạn lựa chọn nhé, vì nếu quá đông thì bạn sẽ phải phân chia khách hàng của mình với họ đó hoặc sẽ phải vô cùng nỗ lực trong việc thực hiện các chiến lược marketing cho kinh doanh khách sạn. 
  • Khả năng mở rộng trong tương lai: Hãy chú ý và cân nhắc kỹ về khả năng mở rộng địa điểm tại nơi bạn định xây dựng khách sạn nhé. Bạn sẽ không muốn khi hoạt động kinh doanh của mình đang rất tốt mà mình lại phải chuyển địa điểm chỉ vì lý do vị trí bạn lựa chọn không còn cách nào có thể mở rộng hơn.

3. Chi phí đầu tư cho kinh doanh khách sạn

Chi phí là một trong các vấn đề đau đầu với bất kỳ nhà đầu tư kinh doanh khách sạn nào. Ai cũng muốn thực hiện nhiều kế hoạch cho khách sạn của mình nhưng nguồn vốn thì có hạn. Vì vậy, bạn cần có bảng phân bổ các chi phí đầu tư cho khách sạn rõ ràng, chi tiết và cân nhắc phù hợp các loại chi phí. Một số khoản chi phí có thể kể đến như chi phí thiết kế, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân công, chi phí đăng ký hoạt động kinh doanh...

4. Quản lý khách sạn

Tiếp tục, khi khách sạn đi vào hoạt động thì việc tiếp theo bạn cần làm là hãy lựa chọn một nhà quản lý khách sạn tốt nhé. Điều này là cực kỳ quan trọng đó. Nhà quản lý khách sạn sẽ là người thực hiện các công việc như giám sát hoạt động của nhân viên khách sạn, quản lý hoạt động thu chi hàng ngày, cập nhật thông tin và phản hồi của khách hàng…

5. Tập trung vào công tác dự báo

Bạn sẽ tưởng tượng ra sao khi hoạt động kinh doanh khách sạn của mình đang rất tốt và đem lại nguồn thu lớn thì bỗng một ngày một dự án kinh doanh khách sạn do tập đoàn có tiếng trên thế giới đầu tư vào và xây dựng liền kề khách sạn của bạn. Vậy để có thể biết trước và đưa ra phương án phù hợp thì bạn cần thực hiện các công tác dự báo. Bạn có thể dự báo về những vấn đề nhỏ hơn để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và phục vụ khách hàng tốt nhất có thể. Thông thường, hàng năm vào các dịp lễ 30/4 hay 2/9 thì số lượng khách du lịch bỗng tăng lên đáng kể, điều này là hoàn toàn có thể dự đoán trước được. Để có thể khiến cho hoạt động kinh doanh khách sạn trở nên hiệu quả nhất, bạn nên bố trí thêm nhân viên thời vụ, thực hiện các chương trình marketing hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đến với khách sạn của bạn. 

Tóm lại, hoạt động kinh doanh khách sạn ngày nay đang thu hút sự đầu tư lớn trong giới kinh doanh và ngày càng phát triển không ngừng. Các ngành nghề liên quan tới kinh doanh khách sạn như quản lý khách sạn, nhân viên khách sạn hoặc thậm chí lễ tân phục vụ khách sạn… luôn là những công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và có khả năng đem lại nguồn thu nhập cao cũng như cơ hội thăng tiến lớn. Ở bài viết này tôi tin rằng bạn đã có những chú ý và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hay.