Social media marketing là gì mà được nhiều người áp dụng khi kinh doanh trực tuyến đến vậy? Đặc điểm của loại hình marketing này là gì và làm thế nào để xây dựng được một chiến lược social media marketing hiệu quả? Mời bạn cùng 123job khám phá ngay nhé!
I. Tìm hiểu về social media marketing
Trong những năm trở lại đây thì lĩnh vực marketing đang ngày càng được chú trọng phát triển trong các tổ chức và doanh nghiệp thương mại. Đây được xem là một công cụ rất hay và cực kỳ hiệu quả để tăng doanh số bán hàng thông qua việc xây dựng hình ảnh công ty và quảng bá sản phẩm rộng rãi trên thị trường. Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì các loại hình marketing cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của toàn cầu và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Một trong số những loại hình marketing đang rất thịnh hành hiện nay đó chính là Social media marketing.
Tìm hiểu về social media marketing
1. Social media marketing là gì?
Với những người làm việc hoặc có quan tâm tới mảng marketing trong những năm trở lại đây thì chắc chắn không quá xa lạ với loại hình marketing này. Tuy nhiên để trả lời cho câu hỏi social media marketing là gì (social media marketing definition) lại không hề dễ dàng. Đây thực chất là một dạng tiếp thị trên mạng xã hội nhằm mục đích tăng lượng tương tác với người dùng và gia tăng nhận thức của mọi người về công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ muốn quảng bá, từ đó thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng và làm tăng doanh số bán hàng.
Các phương tiện mà các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh sử dụng cho các hoạt động social media marketing tại Việt Nam bao gồm Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter… với lượng người dùng lên tới vài trăm triệu tài khoản cho mỗi kênh. Đây được coi là một môi trường cực kỳ màu mỡ và đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp có thể khai thác tối ưu để phát triển các hoạt động kinh doanh của mình.
2. Bốn thành phần chính của social media
Dựa trên mô hình được xây dựng bởi tiến sĩ Tracy L. Tulen và được sử dụng trong cuốn Social media marketing definition thì social media được hiểu là các trang web trực tuyến cho phép người dùng có thể giao tiếp, tương tác và chia sẻ thông tin với nhau trên Internet thông qua các thiết bị công nghệ thông minh. Bốn thành phần chính của social media bao gồm:
Social Community: Được hiểu là hệ thống các mạng xã hội có tính năng tương tác đa chiều, nơi con người có thể giao tiếp và chia sẻ thông tin với nhau thông qua mạng Internet mà không gặp bất cứ trở ngại nào về không gian và khoảng cách địa lý. Các kênh này chủ yếu tập trung vào việc phát triển mối quan hệ giữa người với người khi họ có chung một sở thích hay một mối quan tâm nào đó. Các kênh social community phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như Facebook, Instagram, Twitter…
Social Publishing: Đây là các trang web giúp người dùng dễ dàng phổ biến và chia sẻ nội dung trên mạng, bao gồm các trang blog, microsite và các trang hỗ trợ tối đa cho người dùng đăng tải hình ảnh, tin tức, video, audio và các tài liệu khác.
Social Commerce: Đây là các công cụ trực tuyến giúp kết nối nhu cầu và tăng sự tương tác giữa người mua với người bán. Đó là lý do giải thích tại sao social commerce được coi là một phần không thể thiếu của thương mại điện tử, nơi người dùng có thể thoải mái phản hồi về các sản phẩm, dịch vụ mà mình quan tâm cũng như chia sẻ thông tin với các người dùng khác trên toàn cầu.
Social Entertainment: Không quá tập trung vào việc kết nối và phát triển mối quan hệ giữa người với người, social entertainment đề cao nhu cầu giải trí của từng cá nhân trong xã hội thông qua các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, chơi game… Trong quá trình đó, những người chơi vẫn có thể tương tác, giao lưu và chia sẻ với nhau về một chủ đề mà cả hai cùng quan tâm. Cùng với social community thì social entertainment cũng phát triển rất nhanh và mạnh mẽ bởi thực tế nhu cầu giải trí của con người ngày càng cao do áp lực cuộc sống và công việc.
3. Các loại hình Social Media Marketing thường gặp và cách thức đo lường
Một khía cạnh khác có liên quan tới câu hỏi Social media marketing là gì đó chính là cách phân loại các loại hình social media marketing thường gặp. Dựa trên 4 nhóm social media mà chúng tôi vừa liệt kê ở trên thì các loại hình social marketing cũng được phân loại theo những đặc điểm tương tự. Theo thống kê thì hiện nay có 6 loại hình social media marketing phổ biến nhất được các cá nhân và doanh nghiệp thương mại sử dụng cho các hoạt động của mình. Cụ thể:
Social News: Các bản tin hay tin tức được đăng tải trên các website trực tuyến sẽ được đánh giá dựa trên chỉ số về lượt xem, lượt vote hoặc số bình luận, số lượt người dùng chia sẻ. Các ứng dụng phổ biến nhất nằm trong mảng social news có thể kể đến như Digg, Sphinn, Newsvine…
Social Sharing: Nếu như các bản tin trên social news được đánh giá chủ yếu thông qua số lượt tương tác và lượt xem là chủ yếu thì social sharing lại được đánh giá dựa trên lượt xem, lượt chia sẻ (Share) và mức độ lan truyền (viral) trên Internet. Các ứng dụng social sharing được sử dụng phổ biến nhất có thể kể đến như Flickr, Snapfish, YouTube…
Social Networks: Tiêu chí đánh giá quan trọng nhất cho các ứng dụng social networks hiện nay đó chính là khả năng kết nối và chia sẻ thông tin với cộng đồng. Đây được coi là mảng social marketing phong phú và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên toàn cầu. Các ứng dụng social networks phổ biến bao gồm: Facebook, Instagram, LinkeIn, MySpace, Twitter…
Social Bookmarking: Những tiêu chí đánh giá chủ yếu nhất cho các ứng dụng social bookmarking bao gồm mức độ save và khả năng bookmark các nội dung. Các ứng dụng trong lĩnh vực này có thể kể đến như Delicious, Faves, StumbleUpon, BlogMarks, Diigo… Mặc dù không quá phổ biến và được sử dụng rộng rãi như các hình thức social marketing kể trên nhưng các ứng dụng social bookmarking cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc lưu trữ và phân loại thông tin thông qua các từ khóa.
Microblogging: Các ứng dụng này cho phép người dùng có thể đăng tải các dòng trạng thái hoặc bản tin ngắn cho bất cứ ai đăng ký trước đó để nhận thông tin mà mạng xã hội Twitter là một ví dụ. Chính bởi lượng thông tin được chia sẻ không quá nhiều nên việc khai thác và sử dụng microblogging trong các hoạt động social marketing vẫn còn khá hạn chế và không quá phổ biến như các kênh media khác.
Comments Blog và Forum: Hình thức này rất được ưa chuộng và được sử dụng rất rộng rãi trong khoảng 8 - 10 năm về trước, nó cho phép các thành viên trong một nhóm xã hội nào đó có thể tổ chức các diễn đàn, những buổi thảo luận hay những cuộc hội thoại trực tuyến thông qua các tin nhắn. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây khi mà các hình thức social media đang ngày càng phát triển và cung cấp nhiều tiện ích hơn cho người dùng thì loại hình này không còn được ưa chuộng và phổ biến như trước nữa.
II. Phân biệt Content Marketing và Social Media Marketing
Phân biệt Content Marketing và Social Media Marketing
Rất nhiều người khi nhắc tới định nghĩa Social Media Marketing là gì thường gặp khó khăn trong việc phân biệt với hình thức content marketing. Đây đều là 2 lĩnh vực phổ biến nhất được các doanh nghiệp thương mại sử dụng cho các hoạt động marketing của mình và hoàn toàn độc lập với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về sự khác biệt của hai loại hình marketing này nhé!
1. Sự khác nhau giữa khái niệm cơ bản
Định nghĩa của social media marketing wikipedia nêu ra là: Các phương tiện truyền thông tiếp thị nhằm đạt được lưu lượng truy cập trang web hoặc sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội để tạo ra nội dung thu hút sự quan tâm và khuyến khích độc giả chia sẻ nó. Trong khi đó, định nghĩa của content marketing được hiểu là hình thức marketing mà các doanh nghiệp sử dụng để khởi tạo và phát tán các nội dung hữu ích có liên quan trực tiếp đến các đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm gây sự chú ý, tạo tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng để đem về lợi nhuận.
2. Sự khác biệt về mục tiêu hướng đến
Nếu như mục tiêu cuối cùng của social media marketing là xây dựng hình ảnh thương hiệu và gia tăng nhận thức của người dùng về các sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp trong môi trường social network thì content marketing lại hướng tới mục tiêu là thu hút sự quan tâm chú ý của các nhóm khách hàng tiềm năng thông qua các nội dung hữu ích có liên quan để tạo ra giá trị gia tăng cho công ty, doanh nghiệp.
Do mục tiêu cuối cùng là khác nhau nên về bản chất của 2 hình thức marketing này cũng khác nhau. Social media về bản chất là quá trình trao đổi nội dung để gia tăng nhận thức của người dùng về các sản phẩm của công ty nên sự tương tác giữa các bên rất được chú trọng. Trong khi đó thì các doanh nghiệp sử dụng content marketing lại hoàn toàn chủ động và kiểm soát tất cả các nội dung mà mình đăng tải nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng để đạt được mục tiêu lợi nhuận.
3. Sự khác biệt về định dạng nội dung (format of content)
Đối với các social media marketing strategy thì định dạng nội dung sẽ được quyết định bởi các tính năng của nền tảng mà doanh nghiệp sử dụng và hành vi trên mạng xã hội của đại đa số người dùng. Trong khi đó, định dạng nội dung và kênh truyền thông của content marketing lại được quyết định bởi chiến lược Marketing trong dài hạn của công ty và thị hiếu của các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
III. Các đặc điểm của social media marketing
Một khía cạnh rất thú vị và cũng cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu về định nghĩa social media marketing là gì đó chính là các đặc điểm của social media marketing. Nắm được những đặc điểm này, bạn sẽ biết cách khai thác tốt nhất và hiệu quả nhất các kênh tiếp thị trực tuyến, từ đó mở rộng hình ảnh thương hiệu và tăng tương tác với người dùng.
Các đặc điểm của Social Media Marketing
1. Luôn lắng nghe và đọc vị nội dung khách hàng
Để làm marketing nói chung và đặc biệt là social media marketing nói riêng thì các nhân viên phải biết cách lắng nghe và đọc vị nội dung của khách hàng. Một social media marketing strategy có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào việc nắm bắt nhu cầu và định hướng thị hiếu của đại đa số người dùng trong các thời điểm phù hợp. Để làm được điều này thì bạn cần trực tiếp trò chuyện và trao đổi thông tin với khách hàng và càng nhiều người càng tốt. Từ những dữ liệu đã thu thập được, bạn hoàn toàn có thể tiến hành phân tích để tìm kiếm điểm chung giữa họ, đồng thời nắm bắt được những nội dung mà phần lớn người dùng đang quan tâm.
2. Chiến lược marketing tập trung và phù hợp
Không phải mọi loại hình marketing và các hình thức social media đều mang lại hiệu quả như nhau. Do vậy sau khi đã tìm được chủ đề trọng tâm được phần lớn người dùng quan tâm thì bạn cần nghiên cứu một chiến lược marketing phù hợp và tập trung các nguồn lực để phát triển nội dung đó thay vì phân tán ra nhiều mảng nội dung và các đối tượng khác.
3. Giữ vững quan điểm “chất lượng hơn số lượng”
Trước khi tiến hành một chiến lược marketing nào đó, bạn luôn luôn phải nhắc nhở bản thân giữ vững quan điểm “chất lượng hơn số lượng”. Có thể một bài đăng chỉ có khoảng 1000 lượt xem nhưng chủ đề của nó có liên quan tới nội dung mà hầu hết mọi người cùng quan tâm và có hứng thú với nó thì lượt tương tác cũng như lượt chia sẻ chắc chắn sẽ cao và hiệu quả marketing mang lại cũng rất tích cực. Nhưng ngược lại một bài đăng với hơn 10.000 lượt xem nhưng không có hoặc có rất ít tương tác do nội dung không đảm bảo, mờ nhạt thì chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ không được như mong đợi.
Bên cạnh đó, theo thống kê về kinh doanh của đại học Harvard danh tiếng thì việc tăng 5% tỷ lệ duy trì khách hàng có thể mang về cho doanh nghiệp từ 25 - 95% doanh thu. Tiếp cận khách hàng đã khó, làm sao để duy trì và tạo mối quan hệ lâu dài với khách hàng lại càng khó hơn. Nếu làm tốt được điều này thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được thành công lớn trong các hoạt động kinh doanh của mình.
4. Thật kiên nhẫn chờ thành quả
Một social media marketing strategy muốn đạt được thành quả cần phải có thời gian để người dùng đón nhận và kiểm chứng. Hầu hết những chiến lược social media marketing ban đầu đều không thu được thành tích tốt do chưa tiếp cận được với các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng hoặc chưa có được sự đón nhận từ phía người dùng. Lúc này, đừng vội từ bỏ mà hãy quyết tâm theo đuổi mục tiêu tới cùng nếu bạn tin tưởng vào chiến lược của mình và các kết quả phân tích dữ liệu khách hàng là đúng đắn.
5. Kết hợp nhiều kênh để marketing
Để mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu và thu hút được nhiều khách hàng thì bạn cần tận dụng nhiều kênh truyền thông để gia tăng tương tác. Trong đó, bạn có thể nhờ tới chính khách hàng của mình để giới thiệu và thu hút thêm các khách hàng mới. Bạn cũng hoàn toàn có thể lợi dụng sự kết hợp giữa chức năng tiếp nhận và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội để từ một nhóm cộng đồng phát triển lên nhiều cộng đồng khác, thậm chí là xuất hiện trên công cụ tìm kiếm của Google.
6. Xây dựng mối quan hệ tốt với những người đang làm giống bạn
Bạn cần dành thời gian tìm kiếm điểm chung với các facebooker, blogger và các youtuber nổi tiếng có số lượt theo dõi tương đối nhiều và ổn định, từ đó xây dựng mối quan hệ tốt với họ để dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn khách hàng mà không phải bỏ ra quá nhiều công sức và chi phí. Hơn thế nữa, thông qua việc tìm hiểu về những nội dung mà họ đang triển khai, bạn có thể rút ngắn thời gian khảo sát thị trường và tìm hiểu vấn đề mà một lượng lớn người dùng đang quan tâm để đưa ra những chiến lược phù hợp.
7. Tạo ra giá trị thực sự cho người dùng
Như đã đề cập ở trên thì việc giữ chân khách hàng có vai trò quan trọng và đem lại lợi nhuận lớn hơn rất nhiều so với việc tìm kiếm khách hàng mới. Để làm được điều này thì bạn cần xây dựng nội dung và phát triển các chiến lược nhằm tạo ra giá trị thực sự cho người dùng, đáp ứng nhu cầu cần thiết nhất của nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng.
8. Quan tâm tới những gì nhỏ nhặt nhất
Một social media marketing strategy muốn thành công và đạt được kết quả tối ưu nhất thì bạn phải hiểu hoàn toàn điều mà các khách hàng của mình đang mong muốn. Đừng bỏ qua bất cứ điều gì ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất vì biết đâu chúng lại là gợi ý quan trọng giúp bạn hoàn thiện chiến lược của mình và đưa ra những phương án dự phòng nếu có vấn đề xảy ra.
9. Tính chất liên tục
Trong quá trình truyền tải thông tin tới người dùng thì bạn cũng nên thường xuyên tương tác và trao đổi thông tin với khách hàng để những nội dung đó không bị lãng quên và vùi lấp bởi vô số các nội dung khác mà đối thủ của bạn tung ra hàng ngày. Đây cũng được coi là một cách làm social media marketing rất hiệu quả để duy trì và giữ vững hình ảnh thương hiệu của bạn trong mắt khách hàng, từ đó tạo mối quan hệ thân thiết để đem về lợi nhuận.
10. Luôn trao đổi, chia sẻ và học hỏi từ nhiều người
Hãy luôn luôn trao đổi, chia sẻ thông tin và học hỏi từ nhiều người bởi không ai cứ mãi quan tâm về một chủ đề hay một lĩnh vực nào đó. Những thông tin nóng hổi cũng chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn, những khách hàng có thể hôm nay là tiềm năng đối với hoạt động kinh doanh của họ nhưng điều đó không có nghĩa là ngày mai cũng như vậy. Do đó hãy luôn chủ động và tích cực học hỏi để ngày càng hoàn thiện hơn, thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý hơn từ cộng đồng người dùng trực tuyến.
IV. Hướng dẫn cách làm Social Media Marketing - Social Media Marketing strategy
Khi tìm hiểu về Social media marketing là gì thì bạn cũng nên tham khảo cách làm social media marketing strategy hiệu quả để thu hút được nhiều người dùng đến với công ty của mình.
Hướng dẫn cách làm Social Media Marketing - Social Media Marketing Strategy
1. Đặt mục tiêu tiếp thị truyền thông xã hội
Bất cứ một chiến dịch, dự án hay một hoạt động nào cũng đều cần phải có mục tiêu để tìm ra định hướng đúng đắn nhất. Social media marketing cũng không phải ngoại lệ. Dựa vào lĩnh vực kinh doanh, chiến lược phát triển chung và nền tảng xã hội đang sử dụng mà bạn có thể đặt mục tiêu tiếp thị truyền thông cho phù hợp với các nguồn lực sẵn có của mình. Các mục tiêu hàng đầu luôn luôn được chú trọng trong các social media marketing strategy có thể kể đến như gia tăng nhận thức của khách hàng về hình ảnh thương hiệu, tăng sự tham gia của cộng đồng, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và tăng lượt tương tác trên trang web chính thức của công ty.
2. Hiểu đối tượng của bạn
Việc hiểu đối tượng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc xác định thị trường mục tiêu trong lĩnh vực kinh doanh của bạn. Mức độ hiểu biết về khách hàng của bạn càng tăng thì cơ hội tiếp cận và khả năng kết nối với họ càng được nâng cao, từ đó những nội dung mà bạn truyền tải với cộng đồng sẽ dễ dàng được đón nhận và thu hút được sự quan tâm của phần lớn người dùng. Những thông tin về thói quen khi tham gia mạng xã hội của người dùng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu về khách hàng. Hiện nay mạng xã hội Facebook cũng hỗ trợ các tính năng tìm hiểu về thói quen và sở thích của từng tài khoản để đăng tải những quảng cáo phù hợp.
3. Chọn nền tảng social media phù hợp
Bước tiếp theo trong hướng dẫn cách làm social media marketing hiệu quả đó chính là lựa chọn nền tảng social media phù hợp. Một nền tảng phù hợp phải là một ứng dụng phổ biến được nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn thường xuyên sử dụng, hơn thế nữa nó phải cung cấp các tiện ích và hỗ trợ trong việc tìm hiểu và phân tích thông tin của người dùng để từ đó đưa ra những chiến lược và nội dung tương ứng.
4. Tạo và chia sẻ nội dung có giá trị
Để gia tăng lượt tương tác trên các nội dung mà bạn đăng tải cũng như thu hút thêm nhiều người dùng mới đến với website chính thức thì bạn cần tạo ra giá trị thực sự cho người dùng. Việc làm này cũng cần phải được diễn ra thật thường xuyên để có thể giữ chân khách hàng. Bất cứ ai cũng đều có thể thay đổi mối quan tâm và sự thích thú của mình trong một thời gian nhất định, do đó bạn cần nhanh chóng nắm bắt được những xu hướng này để không bị các đối thủ khác loại bỏ.
5. Đo lường
Bất cứ một chiến dịch nào, bao gồm cả social media marketing strategy cũng đều cần phải có hệ thống đo lường để phân tích được điểm mạnh, điểm yếu và hiệu quả hoạt động nhằm kịp thời bổ sung và khắc phục. Bên cạnh đó thì các công cụ đo lường cũng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc phân tích dữ liệu khách hàng để từ đó chọn lọc được đâu là nhóm đối tượng tiềm năng nhất cho lĩnh vực kinh doanh của bạn.
V. Làm thế nào để xây dựng chiến lược Social Media Marketing hiệu quả?
Làm thế nào để xây dựng chiến lược Social Media Marketing hiệu quả?
1. Đặt mục tiêu và KPI cụ thể, rõ ràng
Cũng giống như trong hướng dẫn cách làm social media marketing hiệu quả, để xây dựng một chiến lược marketing phù hợp thì trước hết bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng và cụ thể hóa mục tiêu đó thông qua hệ thống KPIs cho từng giai đoạn nhất định. Việc làm này sẽ giúp bạn có định hướng đúng đắn và biết cách quản lý thời gian hiệu quả trong suốt quá trình làm việc.
2. Tập trung vào các vấn đề nhất định
Với một nguồn lực có giới hạn và luôn luôn khan hiếm thì bạn sẽ không thể thỏa mãn tất cả điều kiện và nhu cầu của từng khách hàng trên các nền tảng khác nhau. Chính vì thế hãy tập trung các nguồn lực của mình vào các vấn đề nhất định và nghiên cứu phát triển sao cho ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được nhiều hơn kỳ vọng của khách hàng. Một gợi ý rất hay đó chính là tập trung vào những lĩnh vực được coi là điểm mạnh của bạn hoặc những điểm yếu của đối thủ, bạn sẽ mang về cho mình lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường.
3. Đầu tư vào content sáng tạo, thu hút
Để thu hút được sự quan tâm từ phía cộng đồng giữa hàng ngàn các đối thủ khác thì bạn cần tìm cho mình một lối đi riêng thực sự khác biệt. Hãy đầu tư vào content với những ý tưởng thật sáng tạo và thu hút nhưng phải luôn đảm bảo yếu tố chất lượng và giá trị cốt lõi. Nắm vững được nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn có thể tồn tại và phát triển ổn định trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
4. Có kế hoạch dài hạn
Những kế hoạch ngắn hạn có thể được bổ sung hoặc thậm chí là thay thế cho phù hợp với hoàn cảnh và tình hình thực tế. Tuy nhiên trong quá trình làm social marketing strategy thì bạn cần xác định kế hoạch dài hạn và định hướng phát triển lâu dài cho riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn không bị cuốn theo các trào lưu nhất thời trên thị trường để rồi loay hoay trong việc tìm ra lối đi riêng. Hơn thế nữa, một kế hoạch dài hạn sẽ giúp cho chiến lược marketing của bạn được theo sát hơn và phục vụ cho mục tiêu chung ban đầu.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về một lĩnh vực quan trọng của marketing và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Social media marketing là gì. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của 123job để không bỏ lỡ những tin tức thú vị cùng các thông tin bổ ích được cập nhật liên tục trong thời gian tới.