Hiện nay, thuyết trình trở thành một kỹ năng quan trọng nếu bạn muốn phát triển công việc. Tuy nhiên, có vẻ nhiều người còn khá e ngại và tỏ ra lúng túng mỗi khi xuất hiện trước đám đông. Vậy có bí quyết gì giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình không?
Từ các nhà lãnh đạo, nhân viên cho tới sinh viên hiện nay đều phải trải qua các tình huống nói chuyện hay chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trước đám đông. Bởi vậy, giờ đây thuyết trình không còn là điều gì lớn lao mà trở thành kỹ năng cần thiết mà bạn phải quen, phải nắm bắt và sở hữu được nó. Mặc dù nhận thấy được tầm quan trọng này những rất nhiều người còn cảm thấy khá khó khăn, tự ti với kỹ năng thuyết trình của mình. Bởi vậy, bài viết hôm nay 123job.vn mang tới cho bạn 10 hành động tích cực giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình trước đám đông vô cùng hiệu quả.
I. Top 10 hành động tích cực giúp bạn nâng cao kỹ năng thuyết trình
1. Thường xuyên thực hành
Thường xuyên thực hành là cách tốt nhất giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình
Luyện tập nhiều lần là phương pháp đơn giản nhưng đem lại đến hiệu quả cải thiện kỹ năng thuyết trình rất cao. Bởi lẽ, tập luyện sẽ giúp bạn thể hiện phần thuyết trình của mình trôi chảy thuận lợi nhờ vậy tự tin cũng tăng lên. Trong trường hợp bạn không có đủ thời gian cũng như điều kiện thực hành thì có thể ghi âm những gì mình nói rồi nghe lại. Điều này giúp bạn phát hiện những sai sót, vướng mắc trong quá trình thể hiện rồi từ đó có các biện pháp khắc phục, chỉnh sửa và lâu dần tạo hoàn thiện kỹ năng thuyết trình cho bạn.
2. Tham dự các buổi thuyết trình khác
Mỗi một diễn giả đều có những kỹ năng diễn thuyết riêng mang phong cách của họ. Việc tham dự, theo dõi các buổi thuyết trình khác sẽ giúp bạn học hỏi được các chiến thuật trình bày trước đám đông sao cho tự nhiên, thu hút. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng nguyên si những gì người khác đã làm mà cần biến đổi nó phù hợp với bản thân cũng như bài thuyết trình của mình. Đây là lối đi tắt trong quá trình rèn luyện kỹ năng thuyết trình nhưng nếu bạn biết sử dụng một cách tinh tế thì có thể đạt được kết quả cao trong thời gian ngắn.
3. Chủ động quản lý thời gian
Quản lý tốt thời gian là một trong các kỹ năng thuyết trình rất cần thiết. Trước tiên, bạn cần lên kế hoạch bài thuyết trình sẽ được thực hiện trong bao lâu, thời gian hoàn thành như thế nào. Việc sắp xếp công việc này hợp lý giúp bạn hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Một bài thuyết trình hay dựa trên cốt của những thông tin sát với vấn đề do đó, nếu bạn hời hợt từ khâu chuẩn bị nội dung thì kể cả khi có trình bày tốt đến đâu thì bài thuyết trình đó cũng không giá trị.
Một sai lầm rất lớn mà nhiều người hay mắc phải chính là nói càng nhiều, càng chi tiết càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế nó chỉ khiến bài thuyết trình của bạn trở nên dài dòng, không đúng trọng tâm và đặc biệt làm người nghe chán nản. Thông thường, trong mỗi một sự kiện chúng ta sẽ đặt thời gian tốt đa cho mỗi phần thuyết trình. Bạn có thể dựa vào thông tin này để xác định những thông tin cần nói và kết thúc bài thuyết trình theo đúng quy định.
4. Sử dụng tư duy tích cực
Có thể bạn không biết nhưng khi ta suy nghĩ tích cực về một vấn đề gì đó sẽ giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn. Bởi lẽ, nó tạo ra được sự hưng phấn, giúp bạn vượt qua rào cản về tâm lý hỗ trợ quá trình xử lý các tình huống chuẩn xác. Bên cạnh đó, việc thuyết trình không phải chỉ là nói là nó là một quá trình tư duy. Vậy nên, nếu bạn luôn duy trì được một tư duy tốt trong toàn bộ bài thuyết trình sẽ đem lại hiệu quả rất lớn trong việc biểu đạt thông tin và hấp dẫn người nghe. Điều này được xem là bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình rất tốt mà bạn có thể học hỏi.
5. Tự tin
Rèn luyện phong thái tự tin là một trong các phương pháp đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện kỹ năng thuyết trình. Bởi lẽ, nếu bạn có phong thái tự tin sẽ tạo được ấn tượng tốt với người nghe. Ngoài ra, khi bạn cho khán giả thấy được niềm tin của mình vào những gì bạn trình bày thì cũng giúp họ tin tưởng và chăm chú theo dõi hơn. Như vậy, tự tin là một kỹ năng thuyết trình trước đám đông rất cần thiết và ai cũng nên tập trung rèn luyện để nâng cao nó.
Hãy tự tin mỗi khi thuyết trình để kết quả đạt được tốt hơn
Để giúp bạn thực hiện được điều này, dưới đây 123job.vn xin giới thiệu một số cách giúp bạn rèn luyện phong thái tự tin và nâng cao kỹ năng thuyết trình trước đám đông tốt hơn:
- Tập luyện thật nhiều giúp bạn chắc chắn hơn, tin tưởng hơn vào bản thân mình nhờ vậy tự tin cũng tăng lên.
- Bạn có thể tập dượt trước với bạn bè, lưu ý cố gắng sử dụng các ngôn ngữ cơ thể nhằm vừa làm quen trước với thuyết trình và vừa được bạn bè nhận xét khắc phục những lỗi chưa tốt.
- Hãy chủ động, cởi mở làm quen với mọi người, tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng nhằm rèn luyện kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và tạo cơ hội để bạn thể hiện chính mình. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ bạn ứng phó được với các tình huống bất ngờ tinh tế hơn.
6. Hãy chuẩn bị nội dung bài thuyết trình một cách có chọn lọc
Như đã đề cập ở trên, thời gian thuyết trình là có hạn do đó bạn chỉ nên nói những điều quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề. Để làm được điều này, bạn hãy chuẩn bị nội dung bài thuyết trình một cách có chọn lọc, trình bày diễn giải những điều được đề cập đến trên Slide chứ đừng chỉ đọc nó. Đây là kinh nghiệm, kỹ năng thuyết trình được nhiều người chia sẻ mà bạn nên đặc biệt chú ý.
Ngoài ra, một bài thuyết trình phong phú hay nghèo nàn, hấp dẫn hay nhàm chán được quyết định bởi khâu chuẩn bị nội dung. Do đó, bạn không bao giờ đợi đến khi lên thuyết trình rồi mới nghĩ về những gì mình sẽ nói. Hành động ngẫu hứng này có thể đem đến kết quả nhưng trong trường hợp bạn là thiên tài hoặc đã quá quen với nó. Vì vậy, khi mà mình vẫn cần rèn luyện kỹ năng hùng biện của mình hoặc thậm chí đã có rồi thì cũng không nên chủ quan.
7. Luôn chủ động tương tác với người nghe
Tương tác với người nghe là kỹ năng thuyết trình rất cần thiết giúp bạn thoải mái, không bị bí từ và phụ thuộc vào giấy. Khi đó, thuyết trình không chỉ là là một mình bạn nói mà là sự tương tác và trao đổi của mọi người. Nó sẽ làm tăng được hiệu quả thuyết trình, khán giả hào hứng và bị lôi cuốn vào bài trình bày của bạn. Vì vậy, đặt nhiều câu hỏi nhưng đừng để chúng làm loãng nội dung, ảnh hưởng đến thời gian chính là một cách thuyết trình hay.
8. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Không ai thích nghe một bức tượng biết nói do vậy thay vì chỉ tập chung nói thì bạn nên kết hợp chúng với nhấn nhá giọng, biểu cảm cơ mặt và di chuyển đều trên sân khấu. Nó sẽ giúp làm tăng hiệu quả thuyết trình, tạo điều kiện để bạn thể hiện tính sáng tạo trong kỹ năng thuyết trình và ghi điểm với người nghe. Do đó, đừng ngần ngại trong việc sử dụng ngôn ngữ hình thể, đừng ngần ngại thể hiện các kỹ năng diễn xuất của bạn trên sân khấu.
Đừng quên sử dụng ngôn ngữ cơ thể để giúp bài thuyết trình đạt hiệu quả cao
Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng điều quan trọng của một bài thuyết trình là nội dung. Điều này đúng nhưng chưa đủ để giải nghĩa cụm từ thuyết trình là gì? Thuyết trình là truyền tải thông điệp đến người nghe do đó những cách thức giúp người nghe dễ dàng tập trung và hiểu ý mà người nói muốn thể hiện đều nên được áp dụng. Bởi vậy, sử dụng ngôn ngữ cơ thể chính là hành động tích cực giúp bạn cải thiện kỹ năng thuyết trình của mình.
9. Nạp đủ năng lượng đặc biệt là nước
Chúng ta chỉ hoàn thành mọi việc tốt nếu có đủ năng lượng. Đặc biệt việc thuyết trình phải nói trong thời gian dài, tốc độ nhanh kết hợp cùng nhiều biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể lại càng dễ mất sức.Theo nhiều người chia sẻ, việc uống nước trước khi lên thuyết trình còn có tác dụng giúp bạn bình tĩnh và nó được xem là bí quyết để nhiều người cải thiện kỹ năng thuyết trình và hoàn thành công việc này một cách tốt hơn.
10. Đừng đấu tranh với nỗi sợ
Có cảm giác sợ hãi trước khi thuyết trình là điều rất thường gặp nhưng nó sẽ qua nhanh chóng sau một vài phút. Do vậy, lời khuyên cho bạn là nên chấp nhận nỗi sợ đó thay vì cố đấu tranh, chống lại bởi đôi khi sẽ gây phản tác dụng. Hãy nhớ, những cảm xúc lo lắng, bồn chồn không phải xấu nếu bạn biết kiểm soát, không để nó chi phối đến các quyết định của mình. Đây cũng là một trong các kỹ năng thuyết trình quan trọng nhưng nhiều người lại không để ý khiến bản thân rơi vào trạng thái không tốt ảnh hưởng đến kết quả trình bày.
II. Kết luận
Trên đây là các hành động tích cực giúp bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình của mình tốt hơn. Trong xã hội hiện nay, việc giao tiếp và trình bày trước đám đông gần như là điều khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, đừng để lo lắng, rụt rè của mình ảnh hưởng, ngăn cản con đường sự nghiệp phát triển. Chúc bạn thành công!
Xem thêm
Kỹ năng đàm phán của doanh nhân chinh phục mọi đối tác
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp với khách hàng trong kinh doanh