Những mẹo tâm lý luôn được các nhà tuyển dụng sử dụng để có thể tìm được những ứng viên tiềm năng. Vậy những mẹo tâm lý đó là gì? Và liệu những nhà tuyển dụng cũng nên quan sát điều gì khác ở ứng viên?

Giờ tìm được những ứng viên tiềm năng luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các công ty lớn nhỏ. Công ty lớn thì cần ứng viên tốt để duy trì và đột phá trong sản xuất, công ty nhỏ cũng cần ứng viên hay để phát triển công ty. Vì vậy, việc đánh giá tâm lý và biểu hiện của ứng viên thông qua quá trình phỏng vấn cũng được chú ý hơn nhiều. 

I. 7 mẹo tâm lý nhà tuyển dụng rất hay dùng để thử lòng ứng viên đi phỏng vấn

1. Mời ứng viên đi uống coffee

Có một chiêu trò được sử dụng khá nhiều bởi các nhà tuyển dụng là họ sẽ mời ứng viên phỏng vấn xin việc một tách coffee. Sau đó họ sẽ  bắt đầu tham khảo và giám sát những gì họ sẽ làm gì với tách cà phê sau khi buổi phỏng vấn xin việc đã kết thúc, liệu ứng viên sẽ để yên ở đấy, hỏi thăm người quản lý hay sẽ tự rửa tách trong phòng bếp được đưa vào ban đầu.

Nhà tuyển dụng luôn quan sát ứng viên thông qua quá trình phỏng vấn xin việc

Nhà tuyển dụng luôn quan sát ứng viên thông qua quá trình phỏng vấn xin việc

Những nhà tuyển dụng làm điều này với mục đích quan sát được tâm lý, tính cách, nhân phẩm của ứng viên đồng thời với các câu hỏi và cách biểu hiện của họ trong buổi phỏng vấn. Việc này sẽ cho thấy ứng viên có thể thích nghi nhanh hay chậm trong một tổ chức đã được điều động từ trước.

Theo kinh nghiệm của nhiều nhà tuyển dụng, thì ứng viên nên là người tự đem tách đi rửa sau khi buổi phỏng vấn đã xong.

2. Cố tình để ứng viên để chờ đợi.

Một trò khác của những nhà tuyển dụng để xem xét tâm lý ứng viên là để ứng viên chờ đợi. Họ sẽ để ứng viên chờ với lý do có việc và gia hạn chờ trong 10 phút, rồi lại 10 phút nữa. Những nhà tuyển dụng sẽ xem xét cách họ phản ứng tâm lý với điều này khi đã chịu một áp lực lớn từ việc phỏng vấn mà còn phải chờ đợi. Đều này có thể cho thấy rõ được liệu tâm lý ổn định của họ kéo dài được bao lâu và cách họ phản ứng lại với những stress, áp lực hay liệu họ có thực sự muốn công việc này hay không.

3. Bất ngờ nói lớn tiếng

Một phép thử tâm lý khác được nhiều nhà tuyển dụng sử dụng là họ sẽ bất ngờ lớn tiếng la mắng, dùng những từ ngữ xúc phạm hay những cách khác nhau trong những câu hỏi phỏng vấn để gây áp lực lên cho ứng viên của họ. Cách này sẽ cho được nhà tuyển dụng thấy cách họ phản ứng với những trường hợp bất ngờ hay những tâm lý và cách ứng phó với vấn đề nảy sinh.

Những nhà tuyển dụng đều cho rằng những người giữ được bình tĩnh và trả lời một cách điềm đạm là một điều ghi điểm khá lớn cho ứng viên.

4. Đưa ra những yêu cầu lạ lùng

Những yêu cầu lạ lùng thường được những nhà tuyển dụng đưa ra nhằm thử thách tâm lý và sức sáng tạo của ứng viên. Bạn không nên làm theo những yêu cầu của nhà tuyển dụng mà hãy bình tĩnh và hỏi lại một câu hỏi sẽ có lợi cho cả bạn và nhà tuyển dụng.

5. Tự dưng cư xử kỳ quặc

Xuyên suốt phỏng vấn, những nhà tuyển dụng có thể có thái độ mặc kệ nhân viên và làm việc của mình hay đôi khi là nhấc máy và thực hiện một cuộc gọi khác mà không hỏi ứng viên những câu hỏi phỏng vấn nữa. Việc này sẽ thử thách tâm lý của ứng viên đồng thời cho người tuyển dụng xem thử cách ứng viên sẽ làm để lấy lại được sự chú ý của mình.

Những nhà tuyển dụng có thể có hành động kỳ quặc trong buổi phỏng vấn

Những nhà tuyển dụng có thể có hành động kỳ quặc trong buổi phỏng vấn

Những cách cư xử thông minh lúc này là ứng viên nên hỏi liệu nhà tuyển dụng có thể dời lịch phỏng vấn sang một ngày khác hay không.

6. Giới thiệu ứng viên với cả team.

Ứng viên có thể được nhà tuyển dụng đưa cho cơ hội giao lưu với những người trong nhóm hay những người có thể là đồng nghiệp tương lai của ứng viên ngay sau khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngay trong giờ làm việc hoặc là sau giờ làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ tận dụng những buổi gặp mặt này để xét tâm lý và cách ứng xử của ứng viên, đồng thời xem xét được ý kiến của các đồng nghiệp của mình.

7. Đánh rơi bút xuống sàn.

Một bài kiểm tra cuối cùng cũng hay được các nhà tuyển dụng sử dụng là đánh rơi bút. Thông qua hành động nhỏ này thì họ có thể xem được tâm lý của ứng viên, liệu họ có tốt bụng và có óc quan sát hay không nên họ đã cố ý làm rớt bút. Nhiều khả năng ứng viên sẽ đạt nếu lượm cây bút cho nhà tuyển dụng. Và nếu không, thì họ sẽ bị mất điểm khá nhiều.

II.  Nhìn thấu 90% ứng viên thông qua ngôn ngữ cử chỉ khi phỏng vấn.

1. Đôi mắt

Đôi mắt từ lâu đã được đánh giá là nơi thể hiện rõ nhất những tính cách của con người, thể hiện những dấu hiệu kể cả sự trung thực hay chân thành cũng như những cảm xúc của con người tại thời điểm đó. Vì vậy những nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tâm lý của người ứng viên. Những nhà tuyển dụng sẽ chắc chắn đôi mắt của ứng viên không tránh né đôi mắt của nhà tuyển dụng hay không giao tiếp bằng mắt với nhà tuyển dụng. Và liệu bạn có nói dối hay sợ hãi hoặc bị hoảng loạn trong lúc này hay không? Việc quan sát luôn diễn ra trong suốt buổi phỏng vấn nên đừng lơ là một chút nào cả.

2. Vị trí nghiêng đầu

Nếu ứng viên hơi cúi đầu xuống thì nó sẽ biểu hiện cho sự nhút nhát và xấu hổ, hoặc phổ biến và dễ gặp hơn là họ chưa sẵn sàng để giao tiếp hoặc họ đang giấu diếm điều gì đó. Điều này nói chung đều cho thấy sự e ngại trong việc giao tiếp hoặc người biểu hiện còn đang hoang mang và có những suy nghĩ khác biệt trong lòng. Vì vậy, những nhà tuyển dụng sẽ thường đặt những câu hỏi để có thể thăm dò được tâm lý này của họ và đánh giá sự tự tin cũng như những cư xử.

Xuyên suốt buổi phỏng vấn xin việc đều là một bài kiểm tra

Xuyên suốt buổi phỏng vấn xin việc đều là một bài kiểm tra

3. Nụ cười

Một nụ cười có rất nhiều ý nghĩa. Việc một ứng viên khai thác tốt nụ cười để có thể thể hiện được sự tự tin của mình, đồng thời làm gây ấn tượng tốt được cho nhà tuyển dụng. Một ứng viên trả lời được những câu hỏi  phỏng vấn với một thái độ niềm nở, vui vẻ, cùng một nụ cười tự tin sẽ luôn được đánh giá cao hơn một ứng viên có biểu hiện nghiêm túc và tiết kiệm nụ cười. Vì vậy, nụ cười cũng được đánh giá và gây ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của buổi phỏng vấn xin việc.

4. Giọng nói

Tùy theo yêu cầu công việc của bạn mà yêu cầu giọng nói của công việc cũng có thể khác nhau. Nếu bạn là một người lồng tiếng hay một người làm Telesale hoặc là một người chuyên đọc bản tin thì điều ta có thể thấy rõ là giọng nói truyền cảm, rõ ràng sẽ được đánh giá cao hơn.

Còn nếu bạn ở một công việc không yêu cầu lắm về giọng nói thì người ta cũng sẽ vô hình chung đánh giá bạn thông qua giọng nói vì tâm lý của bạn cũng thể hiện rất nhiều thông qua giọng nói của bạn. Ví dụ nếu bạn nói nhanh thì tâm lý của bạn có thể là đang lo lắng hay bạn là một người năng động, hoặc nếu bạn nói chậm rãi thì ứng viên sẽ là một người có tâm lý điềm đạm, bình tĩnh.

5. Cử chỉ tay.

Tay là bộ phận linh hoạt nhất và được sử dụng nhiều nhất trên cơ thể con người đê có thể thực hiện những thao tác thường ngày, đồng thời cùng là một trong những điều dễ quan sát nhất. Những nhà tuyển dụng đã rút ra được nhiều điều sau khi tham khảo nhiều cuộc phỏng vấn và thăm dò ứng viên bằng các câu hỏi phỏng vấn:

  • Gõ tay xuống bàn: Điều này được coi là một dấu hiệu giải tỏa tâm lý lo lắng hay do dự. Những ứng viên làm điều này thường đang tập trung về một vấn đề hoặc nôn nóng muốn kết thúc được buổi phỏng vấn này càng sớm càng tốt.

  • Nếu nhà tuyển dụng để ý được rằng bàn tay của ứng viên luôn chuyển động và không thể để yên một chỗ trong một thời gian lâu dài thì điều đó cho thấy tâm lý ứng viên đang lo lắng, mất tự nhiên và không biết làm gì.

  • Động tác tay không cần thiết: Một người lạm dụng quá nhiều những cử chỉ tay khi nói là những con người có tâm lý thích thể hiện, khoe khoang và khó khống chế cảm xúc.

  • Khoanh tay: Đây là hành động cho thấy sự từ chối, cự tuyệt hay những cảm xúc tiêu cực khác. Cso những người dùng nó như một thói quen nhưng đôi khi nó sẽ thể hiện được tâm lý không thoải mái, tự vệ và không muốn bị xâm phạm vớingười khác.

  • Xoa tay: Điều đó cho thấy tâm lý mong chờ của người biểu hiện. Tâm trạng dễ nói là họ đang hồi hộp và háo hức. Nếu có người sử dụng cánh tay ra sau cổ hoặc đầu thì họ đang tranh luận. Nếu đang để tay ở hông, điều này thể hiện tâm lý mất kiên nhẫn, chờ đợi và có dấu hiệu của sự đuối sức. Tay nắm thành quyền thì cho thấy họ không thoải mái, tức giận, lo lắng.

  • Đặt lên bụng: Điều này cho thấy tâm lý đa nghi, thiếu an toàn. Người này thường khó có thể chịu được những áp lực cao trong công việc. tuy những điều này hơi hiếm hoi nhưng cũng nên được chú ý nhiều.

  • Che miệng: Điều này cho thấy tâm lý rằng người đó vừa nói sai một điều gì đó, hoặc cảm thấy không đúng lắm về điều mình nói. Nhưng đôi khi cũng thể hiện rằng đây là một con người hay xấu  hổ.

III. Bí quyết giúp nhà tuyển dụng nhận biết ứng viên đang nói dối

1. Ứng viên không trung thực thể hiện qua điểm nào?

Tính cách trung thực luôn là một điều được đánh giá cao trong quá trình làm việc và phỏng vấn ứng viên vì nó sẽ giúp ích cho công ty và xây dựng niềm tin rất nhiều. Tuy nhiên có nhiều người sẽ cố gắng nói dối hay bịa đặt một chút để gây sự chú ý với nhà tuyển dụng. vậy những biểu hiện tâm lý của một người đang có tâm lý nói dối là như thế nào?

Thứ nhất, họ sẽ có những cử chỉ rất là mâu thuẫn với nhau. Một ứng viên có thể đang nói dối nếu họ cso những lời nói không ăn khớp với hành động của mình. Không ai đang nói thật mà mồm lại nói không mà đầu thì lại gật cả mà.

Thứ hai, họ không dám giao tiếp mắt với nhà tuyển dụng. Vì có một sự thật rằng nếu người ta đang có tâm lý muốn nói dối thì con mắt cũng chẳng bao giờ nói dối được cả. Nếu họ đảo mắt quá nhiều, nhìn đi chỗ khác và không thể tập trung vào nhà tuyển dụng thì có thể họ đang nói dối.

Quá trình phỏng vấn xin việc luôn là một bài kiểm tra tâm lý

Quá trình phỏng vấn xin việc luôn là một bài kiểm tra tâm lý

Thứ ba, họ diễn giải và nói quá nhiều. Đôi khi họ sẽ phức tạp hóa câu hỏi, trả lời không đúng trọng tâm và cung cấp nhiều thông tin thừa ngay cả khi câu hỏi của nhà tuyển dụng chỉ là một câu hỏi đơn giản. Vậy nên, có thể chính tâm lý đang nói dối của họ đã làm họ nói loạn cả lên.

Thứ tư, một sự hoàn hảo khó thể chấp nhận được. Nếu ứng viên kể về sự hoàn hảo và những thành tích của mình hoàn hảo một cách bất ngờ thì bạn nên xem xét lại. Nếu đó là người ứng viên nhìn có vẻ non trẻ và trong hồ sơ của anh ta lại chẳng nhắc chút xíu nào về mấy cái thành tích thì có vẻ anh ta lại có tâm lý đang nói dối rồi.

2. Câu hỏi nhà tuyển dụng dễ bị ứng viên “dắt mũi”

Câu hỏi 1: Hãy trình bày những kỹ năng bạn đang sở hữu và tự đánh giá về những kỹ năng đó?

Thường những ứng viên sẽ có tâm lý thổi phổng những kỹ năng đó lên bởi họ nhận thức được tầm quan trọng của những kỹ năng mềm. Ví dụ như những kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình...Đây đều là những kỹ năng thiết yếu trong một công ty. Vì vậy cũng đừng tin tưởng quá nhiều vào những gì bạn đã đọc trong CV hay phỏng vấn.

Câu hỏi 2: Bạn có điểm yếu không? Điểm yếu đó là gì?

Những ứng viên ranh mãnh sẽ áp dụng tâm lý tối ưu ngay lúc này, biến những điểm có lợi thành những điểm xấu. Ví dụ như “Em bị nghiền công việc”, “Em không chịu được cảm giác rảnh rỗi”,.. Bạn có thể bỏ qua. Bởi những ứng viên như thế này sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được điều họ muốn.

Câu hỏi 3: Lý do gì khiến bạn muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Một số ứng viên sẽ chỉ trả lời cho thỏa mãn tâm lý chứ đôi khi họ chưa thực sự nghĩ đến chuyện đó. Nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt như họ thật sự quan tâm và hâm mộ doanh nghiệp, hoặc thật sự muốn đầu quân cho bạn. Nhưng phần lớn thì những ứng viên đều sẽ có tâm lý làm sao để có một công việc nuôi dưỡng gia đình hay lương bổng công ty đưa ra hấp dẫn.

IV. 5 lỗi của nhà tuyển dụng khiến ứng viên “chạy mất dép” sau khi phỏng vấn

1. Hứa thật nhiều, thất hứa cũng thật nhiều.

Nhiều nhà tuyển dụng đều luôn hứa thật nhiều lợi ích, những điều lợi , thậm chí thổi phồng để có thể lôi kéo được những ứng viên tốt về cho công ty. Khiến cho ứng viên có tâm lý rất vui vẻ và háo hức khi nhận việc, nhưng rồi họ sẽ từ chối việc làm, quay về với tâm lý buồn bã, thất vọng.

Những nhà tuyển dụng nên nói thật cho ứng viên biết về tình trạng của công ty,  ngay cả khi công ty còn có những lỗi nhỏ của công ty để ứng viên có thể biết nếu họ thật sự có đi làm.

2. Buổi phỏng vấn là nơi nhà tuyển dụng độc thoại.

Có một số nhà tuyển dụng sẽ có tâm lý độc thoại và nói rất nhiều trong buổi phỏng vấn, đôi khi điều đó sẽ khiến ứng viên lủi đi với tâm lý sợ phải im lặng suốt đời. 

Một buổi phỏng vấn hay là sau khi nhà tuyển dụng đã giới thiệu sơ lược và đưa những thông tin cơ bản và hỏi những câu hỏi phỏng vấn cho ứng viên thì sau đó họ sẽ để cho ứng viên tự hỏi và tự phát triển bản thân.

3. Không trả lời câu hỏi của ứng viên.

Ứng viên đặt câu hỏi bên cạnh những câu hỏi phỏng vấn có nghĩa là họ đang có tâm lý quan tâm đến công việc. Nhưng nhiều nhà tuyển dụng không để tâm bởi họ đang trốn cách trả lời hay họ chỉ chú ý những câu hỏi đã thủ sẵn từ trước. Điều này đôi khi sẽ khiến ứng viên mất tin tưởng và có tâm lý không muốn làm nữa.

Quá trình phỏng vân xin việc đôi khi sẽ có lỗi của nhà tuyển dụng

Quá trình phỏng vấn xin việc đôi khi sẽ có lỗi của nhà tuyển dụng

4. Tổ chức phỏng vấn nhóm bất ngờ.

Đôi khi điều này cũng khiến nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được phản xạ của ứng viên nhưng cũng có thể làm mất đi những ứng viên giỏi. bởi vì khi phải đối mặt với nhiều người và chưa thể chuẩn bị sẵn sàng tâm lý thì họ chưa thể thể hiện được tất cả những tiềm năng của họ. Hơn nữa với tâm lý đám đông thì những ứng viên cũng khó có thể bày tỏ được quan điểm cá nhân của mình.

5. Cho rằng ứng viên nhút nhát là người không có năng lực

Nhiều ứng viên đầy kinh nghiệm và kỹ năng đều là người năng động, đôi khi họ có thể có tâm lý ngại ngùng và nhút nhát, ít tiếp xúc. và nhiều người tuyển dụng sẽ có tâm lý đánh giá thấp ứng viên đấy. Lời khuyên là nhà tâm lý nên cố gắng tạo nên một bầu không khí thân thiện cởi mở.

VI. Kết

Nhà tuyển dụng nên có nhiều mánh khóe tâm lý để có thể thăm dò được tính cách ứng viên hay tìm được ứng viên giỏi và có tiềm năng. Hi vọng những điều trên đã phần nào cung cấp được nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn