Startup ngày càng trở nên phổ biến với nhiều người kinh doanh nhưng đây không phải lĩnh vực dễ "ăn" đối với mọi người, kể cả các chủ tập đoàn. Khởi nghiệp muốn thành công, bạn cần có những tư duy khéo léo, thông minh.

Hiện nay, các doanh nghiệp startup mọc lên như nấm. Các tập đoàn lớn cũng có nhiều dự án tham gia vào việcstartup để tìm kiếm thị trường kinh doanh mới, phát triển đa dạng ngành nghề. Dù đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kinh doanh nhưng các startupcủa tập đoàn lớn vẫn vấp phải những hướng đi sai lầm, gặp nhiều rủi ro trong công cuộc khởi nghiệp, vướng phải những tư duy nhận định sai lầm. Chính vì thế, muốn công việc startup trở nên thành công, các tập đoàn lớn cần lưu ý 8 điều phản tư duy trực giác khi đầu tư cho startup.

I. Tư duy trực giác là gì?

Để giảm thiểu những hạn chế trong quy trình ra quyết định dựa trên tư duy phân tích, các nhà quản trị thường dựa vào cảm tính và suy nghĩ trực quan của cá nhân để đi tới quyết định trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Chúng ta gọi là Tư duy Trực giác. 

Theo thống kê, có 75% các nhà lãnh đạo trong top 100 các doanh nghiệp thành công nhất thế giới thường xuyên sử dụng Tư duy Trực giác thay vì Tư duy Phân tích trong những quyết định quan trọng của mình. Điều này càng được khẳng định hơn thông qua hàng loạt nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chỉ số EQ (Emotional Quotient) mới là yếu tố quyết định tới sự thành công của các nhà quản trị. 

startup

8 điều phản tư duy trực giác của các chủ tập đoàn cần lưu ý khi đầu tư startup

II. 8 ý phản tư duy trực giác của các chủ tập đoàn cần lưu ý khi đầu tư startup

1. Founder không phải là kiểu cấp dưới tốt

Founder là người nắm chức vụ, quyền hành quan trọng trọng các doanh nghiệp startup. Nói thẳng ra, về chức vụ, founder cũng giống các chủ tập đoàn lớn, chỉ khác rằng doanh nghiệp của họ còn nhỏ. Khi các tập đoàn lớn giao phó công việc cho các founder, họ cần tôn trọng một số điều.

Founder có cách làm việc, tư duy khác biệt, độc lập, không đồng ý thuận theo các mệnh lệnh không theo thị trường, tác động xấu đến nhóm của mình, tự chọn đội ngũ nhân viên và xây dựng vương quốc riêng biệt, làm tốt khi được chia phần nhiều hơn. 

Nếu một cấp dưới có cách làm việc và biểu hiện như thế này trong công việc, họ chắc chắn sẽ nắm vé đuổi việc ngay lập tức. Bởi, cấp dưới là người nghe theo chỉ thị của cấp trên để tiến hành công việc còn các founder thực hiện dự án theo cách riêng của họ và ít khi bị chi phối từ những nguồn lực khác.

2. Làm startup không quá quan trọng kinh nghiệm

Các startup thường không có nhiều kinh nghiệm, bí quyết khởi nghiệp đúng đắn, tuy nhiên đôi khi không có kinh nghiệp nó lại trở thành lợi thế. Họ không phải một founder có tư duy dày dặn kinh nghiệm nên họ không quá nhiều chuẩn chỉ trong ngành, dễ tiếp thu những điều mới, nhanh chóng thay đổi với tình hình thị trường.

Một founder có tư duy nhiều kinh nghiệm, họ thường bị ám ảnh về sự thắng lợi của doanh nghiệp nắm quyền trước đó, thường thuận theo con đường kinh doanh đã từng đi và vướng phải những nỗi sợ cố hữu. Một founder ít kinh nghiệm, họ thường vấp phải thất bại. Mỗi lần thất bại giúp họ hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp startup. Từ đó, hơn ai hết, họ sẽ là người hiểu biết và nắm chắc các cách vận hành của doanh nghiệp và có hướng đi đúng với nó.

3. Chấp nhận văn hoá khác biệt

Chẳng mấy ai có lối sống hay văn hóa giống nhau, Đó là điều hiển nhiên khi các startup cũng như vậy. Văn hóa khác biệt không phải điều gi xấu. Các startup đó hay có cách nhìn nhận, tư duy, phán xét vấn đề theo những cách khác biệt. Điều ấy sẽ mang lại những sự sáng tạo mới mẻ trong chiến lược kinh doanh, vận hành doanh nghiệp.

Việc chấp nhận một điều mới lạ khác với tất cả những gì trước kia bạn làm theo một phong cách mới là điều khó có thể chấp thuận. Kinh doanh không phải lúc nào cũng chỉ mang một dáng vẻ, nó thay đổi theo từng ngày. Vì vậy, bạn cần có tư duy chấp nhận văn hóa khác biệt và biết cách dung hòa nó trong doanh nghiệp.

startup

Startup và những điều tư duy phản trực giác

4. Tiền không thể giải quyết tất cả

Không ít các startup gặp phải vấn đề thiếu hụt kinh phí. Đó là tình trạng chung cho các doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp. Ở giai đoạn này, các startup cần nỗ lực tư duy tạo ra các sản phẩm hay dịch vụ chất lượng và đột phá đúng với những gì quảng bá. 

Nếu bạn có tư duy tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ có chất lượng đi ngược lại với những gì quảng cáo. Trong thời gian đầu, có thể bạn sẽ có một khoản tiền lớn. Nhưng khi khách hàng trải nghiệm và nhận thấy sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp bạn tệ hơn so với họ tưởng tượng thì tiền bồi thường sẽ không lấy lại được sự tin tưởng của họ nữa.

Bạn phải tư duy rằng có một số thứ quan trọng hơn cả tiền bạc, nhất là ở giai đoạn startup, bạn càng cần phải lựa chọn kỹ càng. Nếu bạn làm tốt ở thời điểm này, bạn sẽ có được bế phóng giúp doanh nghiệp phát triển tốt. Nếu bạn thất bại hay gặp rủi ro ngay từ việc startup, bạn rất khó có thể vực dậy và vận hành doanh nghiệp một cách bình thường.

5. Doanh thu và lợi nhuận là vấn đề không lớn

Doanh thu và lợi nhuận luôn là điều các doanh nghiệp chú trọng trong tư duy phát triển doanh nghiệp. Đối với một startup, tiền cũng là điều quan trọng giúp họ phát triển doanh nghiệp. Nhưng trong thời gian này, họ chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, cố gắng khắc sâu hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí mọi người và mở rộng sức ảnh hưởng của công ty. 

Việc xây dựng thương hiệu, mang hình ảnh doanh nghiệp gần gũi hơn với mọi người là cách tư duy giúp các startup đem về lượng khách hàng trung thành, đi kèm với nó là những khoản thu nhập cố định. 

6. Nhiều "kỹ thuật" phát triển quan trọng với SMe không áp dụng được cho startup giai đoạn đầu

Các startup giai đoạn trước có thể thành công với cách tư duy chiến lược đó nhưng chưa chắc áp dụng cho các startup thời nay lại là hướng đi đúng đắn. Bởi có quá nhiều thứ đã thay đổi như thực tế thị trường, xu hướng khách hàng mua sắm, lượng cung - cầu, thị yếu người tiêu dùng,...

Các startup cần tạo ra tư duy chiến thuật kinh doanh khác biệt đúng với hoàn cảnh thị trường thực tế và tình hình doanh nghiệp. Học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khởi nghiệp trước không phải là điều sai trái nhưng phải biết cách áp dụng và thay đổi cho đúng. 

Các cách phát triển doanh nghiệp không có khả năng lặp đi lặp lại nhiều lần, nhân rộng hay chưa đúng thời điểm sẽ không có tác dụng đối với các startup, thậm chí là phản tác dụng. Ví dụ như dựa trên mối quan hệ xã hội, lobby, xây dựng thương hiệu,...

startup

Những điều tư duy phản trực giác các chủ tập đoàn cần lưu ý khi tham gia startup

7. Chọn lọc lời khuyên từ CFO và CIO

Mọi người dường như rất quen thuộc với thuật ngữ CEO mang nghĩa là giám đốc điều hành thì khái niệm CFO và CIO còn khá xa lạ. CFO được hiểu là tên gọi tắt cho chức vụ giám đốc tài chính và CIO dùng để chỉ vị trí giám đốc công nghệ thông tin.

Bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có 3 vị trí quan trọng: CEO, CFO, CIO. CEO muốn điều hành doanh nghiệp trơn tru cần có CIO cung cấp các dữ liệu, phương tiện vận hành và sự hỗ trợ của CFO trong việc kiểm soát và chuẩn bị tài chính.

Bạn cần không chi học hỏi kinh nghiệm điều hành mà còn phải lắng nghe những lời khuyên hữu ích, chọn lọc từ CFO và CIO thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững. Nếu CFO và CIO không hiểu cách vận hành một doanh nghiệp startup thì các chỉ số tài chính đầu tư PE không thể hiện được giá trị của startuptrong thời điểm đầu.

8. Chấp nhận dự án thất bại dù còn nhân sự và vốn

Chấp nhận dự án thất bại sẽ là một quyết định khó khăn cho các ngành điều hành startup. Bạn cần có cách nhìn thấu đáo, nếu dự án đó không thể tiếp tục khai thác hay phát sinh ra các giá trị có lợi cho doanh nghiệp thì bạn nên dừng dự án đó lại dù vẫn còn team và tiền bạc. 

Dù vậy, bạn cần giữ lại cho startupcác nguồn gen. Đó chính là nguồn lực quý hiếm giúp bạn thúc đẩy doanh nghiệp cho các dự án tiếp theo. Dám từ bỏ thất bại cũ, phát triển điều mới là một điều thông minh. Một tổ chức thành công sẽ không có chỗ cho những nhóm thất bại và không thể phung phí các nguồn lực cho sự thất bại không đáng có xảy ra.

III. Kết luận

Startup không còn là miếng mồi ngon cho các bạn trẻ ham thích kinh doanh thử sức mình nữa. Startupcòn là mảnh đất màu mỡ để các chủ tập đoàn lớn thử sức mình trong các lĩnh vực mới và thỏa sức nhân rộng ngành nghề đầu tư kinh doanh. Với công việc startup, các chủ tập đoàn lớn cần có hướng đi riêng biệt, tránh những điều phản tư duy trực giác, không áp dụng những hướng đi mang tính chất lối mòn cũ kỹ, không theo kịp tình hình thị trường thực tế và xu hướng khách hàng.