Trước đây, CIO thường điều hành bộ phận xử lý dữ liệu và hệ thống thông tin. Khi CNTT càng phát triển, để thích nghi với môi trường, vai trò và kỹ năng cần thiết của CIO cũng thay đổi theo. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết CIO là gì nhé!
CIO là gì? Cơn lốc trí tuệ nhân tạo AI đã thổi một làn gió mới vào nền kinh tế, buộc những ông chủ doanh nghiệp phải “dấn thân” vào “cuộc chơi công nghệ”, trong đó hệ thống thông tin là “linh hồn” của hệ sinh thái doanh nghiệp cần được đặc biệt chăm sóc. Đó là lý do mà các CIO ra đời với trách nhiệm là người giúp doanh nghiệp tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp bằng “ngọn đuốc” công nghệ. CIO là những vị trí giám đốc công nghệ đã quá quen thuộc trong khối Banking, Tập đoàn công nghệ và những tập đoàn FDI. Vậy CIO là gì? Để tìm hiểu chi tiết từ A đến Z các thông tin liên quan đến CIO là gì và cách phân biệt giữa CIO và CTO, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của 123job nhé.
I. CIO là gì?
1. Khái niệm CIO là gì?
CIO là gì? CIO là viết tắt của cụm từ trong tiếng anh Chief Information Officer, chỉ chức vụ Giám đốc Thông tin hoặc Giám đốc Công nghệ thông tin trong doanh nghiệp.
Bắt đầu với vai trò phụ trách Bộ phận xử lý dữ liệu với hệ thống thông tin (Information System), vị trí CIO hiện nay chịu trách nhiệm xây dựng và quản trị hệ thống thông tin trong nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo những hoạt động kinh doanh đạt hiệu suất cao nhất.
Theo bạn CIO là gì? Bên cạnh đó, CIO còn góp phần kiến tạo nên một môi trường tương tác thân thiện với khách hàng, những nhà cung cấp và nhà đầu tư.
2. Vai trò của CIO trong một doanh nghiệp là gì?
Sau khi đi tìm hiểu về định nghĩa CIO là gì, thì trong phần này của bài viết chúng tôi sẽ chỉ ra vai trò và nhiệm vụ của CIO là gì. Vai trò trong doanh nghiệp của CIO là gì? Bạn đọc hãy cùng 123job tìm hiểu các vai trò chính của CIO Việt Nam trong doanh nghiệp nhé:
- Dùng công nghệ để kiến tạo những giá trị kinh doanh
Trước tiên bạn phải hiểu khái niệm CIO là gì? CIO hay còn gọi là Giám đốc Công nghệ thông tin có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ cung cấp những giải pháp công nghệ thông tin cho các Phòng ban trong tổ chức, ví dụ như phòng Truyền thông – Marketing, phòng Kinh doanh, phòng Nhân sự, phòng Sản xuất,... nhằm tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh với củng cố uy tín của sản phẩm/dịch vụ và vị thế của thương hiệu trong lòng khách hàng.
- Cố vấn các kế hoạch cho chiến lược phát triển công nghệ và đảm bảo các khoản đầu tư cho công nghệ thông tin hợp lý cho doanh nghiệp
Bên cạnh vai trò của một người phụ trách phần Công nghệ thông tin cho nội bộ doanh nghiệp, CIO là người tổng đài quản lý các hoạt động kinh doanh của tổ chức thông qua cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin.
Xem thêm: AI là gì? Tổng hợp thông tin cần biết về trí tuệ nhân tạo AI
CIO là gì?
II. Bằng cấp và kỹ năng cần thiết của một CIO
Bằng cấp và kỹ năng cần thiết của một CIO là gì? Về cơ bản, CIO Việt Nam phải là người có nền tảng công nghệ thông tin – có bằng cấp về khoa học máy tính, công nghệ phần mềm hoặc là hệ thống thông tin. Có kinh nghiệm trong ngành lâu năm sẽ là một lợi thế lớn – nếu không muốn nói là lợi thế tuyệt đối, bởi vì các nhà tuyển dụng thường chỉ tuyển những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Đặc biệt, CIO phải là người có tư duy nhạy bén trong kinh doanh. Đây cũng là lý do khiến nhiều người hay đùa rằng, CIO Việt Nam là người của phòng kinh doanh chứ không phải công nghệ thông tin.
Để làm tốt nhiệm vụ ở vị trí này, CIO phải có những khả năng sau:
- Lập kế hoạch chiến lược
- Quản lý phát triển phần mềm
- Lãnh đạo
- Quản lý dự án
- Xây dựng mạng lưới rộng và những mối quan hệ
- Quản trị sự thay đổi
- Nhạy bén trong kinh doanh
Xem thêm: Tiềm năng không ngờ của thị trường trí tuệ nhân tạo trong thời đại mới
III. Làm thế nào để trở thành CIO
Theo đuổi con đường trở thành CIO Việt Nam có khó không? Cách để có thể trở thành CIO là gì ? Thông tin dưới đây mà chúng tôi cung cấp sẽ giải đáp cho bạn:
- Nhân viên kinh doanh
Bạn là một nhân viên kinh doanh nhưng lại có mong ước trở thành một CIO? Liệu giấc mơ này của bạn có thể trở thành hiện thực? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể và thậm chí “dân kinh doanh” còn được “cộng điểm” tuyệt đối bởi CIO là những người cố vấn chuyên trách về công nghệ cho doanh nghiệp, là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược siêu việt.
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Nếu bạn là một người chuyên viên phân tích nghiệp vụ thì bạn đang sở hữu trong tay những thế mạnh như thạo nghiệp vụ tư vấn quản lý, chuyên nghiệp trong phân tích hệ thống và phân tích dữ liệu. Nếu bạn chăm chỉ đầu tư thêm chút thời gian vào việc “đi thị trường” để tìm hiểu thêm về nhu cầu của khách hàng, đồng thời phát triển cả tư duy thiết kế sản phẩm thì giấc mơ trở thành một CIO Việt Nam của bạn sẽ nhanh chóng thành hiện thực.
- Nhân viên quản lý IT
Nếu bạn có kinh nghiệm từ 05 năm trở lên tại vị trí quản lý IT, có nghĩa là bạn đã “nằm lòng” chức năng và cách vận hành của những hệ thống thông tin khác nhau và cách nhận diện phương pháp thiết kế hệ thống nào phù hợp với doanh nghiệp thì ngoài việc cần phải “bồi bổ” kiến thức về kinh doanh, bạn cũng cần phải bắt tay vào việc tập dượt xây dựng hệ thống thông tin bởi vì hệ thống thông tin là “đất diễn” cho bất cứ CIO nào. Bên cạnh đó, kinh nghiệm vận hành, quản trị và “fix” lỗi hệ thống chuyên nghiệp sẽ khiến cho bạn được Ban giám đốc đánh giá cao và con đường thăng tiến trở thành một CIO sẽ chỉ còn là câu chuyện sớm hay muộn phải không nào?
Xem thêm: Chiến lược giá là gì? Những chiến lược giá hiệu quả mà Marketer nên biết
IV. CIO và CTO có gì khác nhau?
Vậy CIO là gì? Những sự khác nhau cơ bản giữa CIO và CTO là gì? Bạn có nghĩ rằng khi một nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng gặp sự cố IT thì họ phải cần đến sự hỗ trợ của cùng một người?
Câu trả lời của 123job hẳn sẽ làm bạn đọc bất ngờ bởi mỗi sự cố mà nhân viên “khách hàng nội bộ” và người sử dụng dịch vụ thuộc phạm vi phụ trách của 2 đối tượng khác nhau. Nếu như CIO được coi là “bác sĩ khoa nội” chuyên “điều trị” những “bệnh lý” IT và phát triển chuyên sâu hệ thống CNTT của nội bộ doanh nghiệp thì CTO (Giám đốc công nghệ) được coi là người “bác sĩ khoa ngoại”, đảm nhiệm chữa trị những vấn đề IT cho khách hàng và đối tác bên ngoài sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp.
Suy rộng ra, ngược lại với CIO và CTO kiến tạo ra những sản phẩm công nghệ để phát triển dịch vụ khách hàng nhờ một số “liệu pháp” chuyên sâu về kỹ thuật, trong khi CIO lại tập trung vào việc quản lý hạ tầng – cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp.
Vai trò của CIO và CTO cũng có sự khác nhau. CIO làm chủ công nghệ kinh doanh, là cố vấn cấp cao của doanh nghiệp về kế hoạch sử dụng công nghệ trong việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó, CTO thì tập trung vào việc triển khai cụ thể những vấn đề kỹ thuật và đảm bảo đầu ra là mọi sản phẩm/dịch vụ phục vụ khách hàng.
Xem thêm: Chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trong kỷ nguyên 4.0 là gì?
VI. Lương thưởng và phúc lợi của CIO
Mức lương thưởng và phúc lợi của CIO là gì? CIO xem sự hài lòng trong công việc là một trong số những lợi ích họ được hưởng. Trong cuộc khảo sát những người CIO do Harvey Nash/KPMG tiến hành năm ngoái, 8/10 CIO trả lời rằng họ cảm thấy rằng thoả mãn/rất thỏa mãn trong công việc. Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy là sự gắn bó trong công việc của CIO tương đối thấp. 30% những người được khảo sát đã chuyển việc cách đó 02 năm.
Kinh nghiệm và chức vụ sẽ tỷ lệ thuận với mức lương. Theo Payscale, lương cứng trung bình của một CIO rơi vào khoảng 150,000$. Với người có kinh nghiệm/vị trí thấp hơn sẽ vào khoảng từ 80,000$ – vẫn là một con số ấn tượng.
Sự khác nhau giữa CIO và CTO
VII. Triển vọng việc làm
Những triển vọng và cơ hội phát triển nghề CIO là gì? Vai trò của CIO Việt Nam thay đổi liên tục cùng với những tiến bộ trong công nghệ. CIO phải là người đi tiên phong, nắm bắt cả về xu hướng công nghệ lẫn kiến thức kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
Chính những điều trên đã gây ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng CIO Việt Nam giỏi. Mark Hurd, CEO của tập đoàn Oracle, cho biết công việc khó khăn nhất ở Mỹ hiện nay là công việc của CIO. Theo ông, công nghệ ngày càng đóng góp mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe cá nhân, bảo hiểm và cả nông nghiệp. Nhiều CIO lo ngại rằng không đáp ứng được những gì doanh nghiệp kỳ vọng ở mình. Bởi lẽ, không phải ai cũng dự đoán chính xác được xu hướng công nghệ và có thể nhìn thấy con đường phát triển sự nghiệp của mình một cách rõ ràng.
Tuy nhiên, vẫn có những người CIO sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức, bất chấp các dự đoán cho rằng vị trí CIO trong tương lai có thể bị xóa sổ. Nhưng rõ ràng ở hiện tại, họ vẫn là những con người tiên phong trong việc điều hành, thực hiện những giải pháp sáng tạo để tạo ra giá trị cho cổ đông và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Xem thêm: Công nghệ thông tin là gì? Các mảng trong ngành công nghệ thông tin
VIII. Kết luận
Trên đây là thông tin về vị trí CIO là gì cùng các nhiệm vụ hàng ngày cần đảm nhiệm của CIO là gì. Quan trọng hơn, bài viết của 123job còn cung cấp cho bạn đọc nhận thức rõ các tố chất của một CIO và bí kíp để có thể trở thành một người CIO chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ mang đến những hiểu biết cho bạn đọc về khái niệm CIO là gì và sự khác nhau giữa CIO và CTO trong doanh nghiệp.