Vị trí Giám đốc tài chính (CFO) là một vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Để biết thêm những đặc điểm nổi bật của vị trí này, hãy cùng 123job đến với bài viết sau đây bạn nhé!

Giám đốc tài chính là viết tắt của Chief Financial Officer (CFO). Vai trò đầu tiên của Giám đốc tài chính (CFO) là làm một nhà chiến lược cho Giám đốc điều hành. Vậy cụ thể CFO là gì?

Theo “định nghĩa truyền thống” về thành công của một Giám đốc tài chính chính là khả năng báo cáo số liệu, quản lý chức năng tài chính doanh nghiệp và cách phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề. Thế nhưng, môi trường kinh doanh đầy tính linh hoạt và biến động ngày nay thì việc tạo ra các báo cáo tài chính và thông tin thôi thì không đủ.

Ngoài việc Giám đốc tài chính (CFO) trong thế kỷ 21 phải có khả năng bao quát tốt. Họ phải có khả năng áp dụng các kỹ năng và tư duy nhạy bén trong việc phân tích, cùng với sự nhạy cảm về các yếu tố tài chính, với các mục tiêu dài hạn của tổ chức.

Đây cũng chính là lời lý giải dễ hiểu nhất cho ý nghĩa khái niệm Giám đốc tài chính tiếng anh là gì. Sự kết hợp của ba từ “Chief”, “Financial” và “Officer” chính là “linh hồn” tài chính trong mỗi doanh nghiệp.

I. Giám đốc tài chính (CFO) là gì?

giám đốc tài chính là ai

Giám đốc tài chính là ai?

Công việc củaGiám đốc tài chính là quản lý tài chính và các vấn đề liên quan như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ của các yếu tố tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch, quản lý tài chính; khai thác và sử dụng có hiệu quả, có ích các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ có thể xảy ra đối với doanh nghiệp thông qua hoạt động phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương lai. Vai trò của Giám đốc tài chính​​​​​​​ là công việc hoàn toàn khác với kế toán.

Một số định nghĩa đã xem Giám đốc tài chính​​​​​​​ là một nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu nói như vậy thì đã chọn nghĩa quá rộng so với từ này, vì Giám đốc tài chính là một công việc liên quan đến tài chính. Bằng cách hiểu được Giám đốc tài chính tiếng anh là gì, chúng ta có thể giải nghĩa được công việc này. Và chữ "Chief" trong cụm từ viết tắt của CFO đã nói lên rằng Giám đốc tài chính không phải là một nghề nghiệp. "Chief" có nghĩa là vị trí của Người đứng đầu, mà đã là nghề nghiệp thì không có người đứng đầu.

II. Mẫu 1 mô tả công việc của Giám đốc tài chính (CFO)

mô tả công việc giám đốc tài chính

Mô tả công việc Giám đốc tài chính​​​​​​​

1. Mô tả công việc

Thông qua giải nghĩa cụm từ Giám đốc tài chính​​​​​​​ tiếng Anh là gì, có lẽ bạn đã tưởng tượng ra phần nào khối lượng công việc “khổng lồ” của vị trí này và những gì bạn phải làm nếu trúng tuyển Giám đốc tài chính. Ví dụ như:

  • Giám đốc tài chính là người phụ trách các khâu chính trong mảng tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. 
  • CFO cũng sẽ phân tích tình hình tài chính tổng thể bao quát của cả doanh nghiệp, tính toán các khoản tài chính phát sinh (đầu tư, chi phí…) cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, hoạch định các kế sách, xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn, sau đó đánh giá và làm báo cáo trình ban giám đốc doanh nghiệp. 
  • Hiểu được trọng trách của một Giám đốc tài chính - CFO là gì. CFO đảm bảo bộ máy tài chính vận hành trơn tru và nhịp nhàng để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường.

2. Trách nhiệm

  • Tiến hành phân tích tình các chỉ số và hình tài chính của Doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại nhằm nhận diện những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
  • Hoạch định các yếu tố để làm nên chiến lược tài chính của Doanh nghiệp.
  • Đánh giá các chương trình đã và đang hoạt động của Doanh nghiệp trên phương diện tài chính.
  • Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ tài chính doanh nghiệp theo những hình thức phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu ngân quỹ đột xuất.
  • Thiết lập cơ cấu tư bản, vốn của Doanh nghiệp.
  • Duy trì khả năng thanh khoản, dòng vốn an toàn của Doanh nghiệp và đảm bảo có đủ nguồn tài chính cho Doanh nghiệp.
  • Xây dựng một chính sách đảm bảo cho sự phân chia lợi nhuận hợp lý.
  • Đảm bảo rằng các loại tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp được kiểm soát và quản lý việc sử dụng một cách hợp lý và sinh lợi.
  • Thiết lập và thực hiện chính sách quản trị tiền mặt của Doanh nghiệp nhằm đảm bảo có đủ lượng tiền đáp ứng các nhu cầu thanh toán ngắn hạn.
  • Giám đốc tài chính (CFO) phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của Kế toán trưởng, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Tài vụ doanh nghiệp, Phòng Xuất Nhập khẩu và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ… trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn Công ty
  • Phụ trách quản lý và chỉ đạo hoạt động của các Đơn vị Sản xuất, Phòng Sản xuất và Phòng Kinh Doanh
  • Tiếp thị trên cơ sở bảo toàn, đảm bảo và phát triển vốn hoạt động đồng thời cam kết nguyên tắc đảm bảo chất lượng đầu ra cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất ở khâu cuối cùng.
  • Báo cáo với Tổng Giám đốc trong giai đoạn định kỳ mỗi tháng một lần về tình hình thực hiện nhiệm vụ và thường xuyên lập các báo cáo kịp thời gửi lên cấp trên khi cần thiết bảo đảm không để hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ và thiệt hại.
  • Phối hợp công tác chặt chẽ cùng với các ban ngành liên quan, Giám đốc và thành viên Ban Giám đốc Công ty, với hoạt động của các Đơn vị sản xuất kinh doanh, tiếp nhận các phản hồi và sâu sát trong Công ty.
  • Thực hiện các công việc được ủy quyền khi Tổng Giám đốc vắng mặt

3. Quyền hạn

  • Giám đốc tài chính ký duyệt và quản lý các văn bản Kế hoạch tài chính
  • Quản lý các vấn đề Ngân sách và những quy định chung về quản lý tài chính – ngân sách.
  • Xem xét và trình Giám đốc phê duyệt các Hợp đồng sản xuất kinh doanh và nghiên cứu về năng lực tài chính của Công ty.
  • Giám đốc tài chính là người trực tiếp em xét và phê duyệt chi tiêu tài chính – ngân sách đối với mọi hoạt động lớn nhỏ của Công ty trên cơ sở quản lý kế hoạch, xúc tiến và định mức tài chính chung đến riêngđược quy định cho từng đối tượng theo các nguyên tắc đảm bảo và hiệu quả cuối cùng.
  • Yêu cầu các Giám đốc doanh nghiệp phụ trách nhiệm vụ kế hoạch Tài chính
  • Giám đốc tài chính đề đạt ngân sách yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp hay Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các Trưởng Phòng, Ban liên quan thực hiện mục tiêu chiến lược và các Chính sách của Công ty, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý nhiệm vụ Tài chính
  • Giám đốc tài chính thực hiện kế hoạch ngân sách đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. Đồng thời, yêu cầu báo cáo công việc thường nhật của mỗi Đơn vị khi cần thiết.
  • Ký duyệt các báo cáo tình hình thể hiện việc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm, kết hợp với xem xét kiểm tra và trình Giám đốc phê duyệt các Báo cáo Tài chính
  • Ngân sách thực hiện theo Pháp lệnh Kế toán, thống kê quy định.

4. Báo cáo uỷ quyền

Từ cách hiểu về nhiệm vụ CFO là gì, chúng ta có thể suy đoán về trường hợp này. Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) cần báo cáo mọi tình hình công việc quản lý tài chính, dòng tiền cho bộ máy lãnh đạo, các cấp lãnh đạo cao hơn có liên quan, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với các cấp trên trực tiếp điều hành, Ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc các bộ phận khác khi có lệnh của Ban Quản trị doanh nghiệp.

Trừ khi có yêu cầu của Tổng Giám đốc doanh nghiệp, Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) không được uỷ quyền cho người nào khác thực hiện công việc của mình.

5. Tiêu chuẩn ứng tuyển

Để chuẩn bị tốt cho vòng tuyển Giám đốc tài chính (CFO), bạn cần có những yếu tố sau:

  • Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên là tiên quyết, với các ngành nghề liên quan tới Tài chính, Kế toán - Kiểm toán, Ngân hàng và các ngành liên quan khác.
  • Để trở thành Giám đốc tài chính (CFO), bạn cần có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm tại vị trí Giám đốc tài chính hoặc vị trí quản lý có cấp độ tương tự.
  • Nắm vững chuyên môn tài chính, kinh doanh và quản lý tài chính.
  • Là người có khả năng lãnh đạo, thuyết phục, bao quát và quản lý tốt.
  • Giám đốc tài chính (CFO) là người có khả năng tổng hợp, phân tích và đưa ra những kế hoạch/quyết định chiến lược tài chính nhạy bén giúp bảo vệ sự an toàn và phát triển khối tài sản lớn của doanh nghiệp.
  • Khả năng dự trù, tầm nhìn tốt và quản lý rủi ro tốt.
  • Là người quyết đoán, trung thực, có khả năng quản lý tốt

6. Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển Giám đốc tài chính

  • Bạn hãy mô tả một ngày làm việc điển hình của một Giám đốc tài chính (CFO). Kế hoạch tài chính là gì? Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính là gì?
  • Bạn sẽ xử lý thế nào nếu dự báo tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp trong năm sau có chiều hướng sụt giảm?
  • Nếu trong trường hợp đang phải quyết định đầu tư vào một vài dự án trong thời điểm đó, Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) nên có quyết định đầu tư như thế nào? 

7. Download bản mô tả công việc Giám đốc tài chính

Bản mô tả công việc Giám đốc tài chính

III. Mẫu 2 mô tả công việc của Giám đốc tài chính

giám đốc tài chính làm gì

Giám đốc tài chính​​ làm gì?

1. Mô tả công việc

 Để chuẩn bị tốt cho vòng phỏng vấn tuyển Giám đốc tài chính​​​​​​​, bạn cần hiểu rõ bản mô tả công việc của vị trí này. Thông qua giải nghĩa cụm từGiám đốc tài chính​​​​​​​ tiếng Anh là gì, có lẽ bạn đã tưởng tượng ra phần nào khối lượng công việc “khổng lồ” của nó. Ví dụ như:

  • Giám đốc tài chính là người phụ trách các khâu chính trong mảng tài chính và dòng tiền của doanh nghiệp. 
  • CFO cũng sẽ phân tích tình hình tài chính tổng thể bao quát của cả doanh nghiệp, tính toán các khoản tài chính phát sinh (đầu tư, chi phí…) cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, hoạch định các kế sách, xây dựng kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp trong ngắn, trung và dài hạn, sau đó đánh giá và làm báo cáo trình ban giám đốc doanh nghiệp. 
  • Hiểu được trọng trách của một Giám đốc tài chính - CFO là gì. CFO đảm bảo bộ máy tài chính vận hành trơn tru và nhịp nhàng để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường.

2. Các công việc chính

Từ việc hiểu được công việc của CFO là gì, hay những trọng trách của Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO), chúng ta có thể nhận thấy những công việc chính sau:

  • Tiến hành phân tích toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các chiến lược xúc tiến tài chính phù hợp.
  • Hoạch định chiến lược tài chính trung và dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Đánh giá các dự án của doanh nghiệp trên tổng thể các phương diện tài chính.
  • Lập kế hoạch dự phòng ngân quỹ phòng, trích lập các quỹ đó cho các tình huống có rủi ro xảy ra.
  • Duy trì khả năng thanh khoản, chất lượng dòng tiền và nguồn tài chính cho Doanh nghiệp.
  • Xây dựng một chính sách công bằng để phân chia lợi nhuận.
  • Thiết lập chính sách quản lý tiền mặt lành mạnh, công khai của doanh nghiệp.
  • Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các phòng ban liên quan như Phòng Kế toán, Phòng Tài vụ, Phòng sản xuất - Kinh doanh sản phẩm, Phòng Xuất Nhập khẩu sản phẩm và các Chuyên viên kiểm toán, ngân quỹ…
  • Chỉ đạo thực hiện báo cáo tài chính định kỳ hàng quý/tháng, duyệt báo cáo tài chính và trình lên ban lãnh đạo, giám đốc.
  • Thực hiện các công việc được khác nếu được ủy quyền khác.

3. KPI công việc

  • Lợi nhuận ròng (Net Profit)
  • Chỉ số về lợi nhuận biên ròng (Net Profit Margin)
  • Chỉ số đánh giá lợi nhuận biên gộp (Gross Profit Margin)
  • Con số về lợi nhuận biên hoạt động (Operating Profit Margin)
  • Các tỷ lệ đánh giá tăng trưởng doanh thu (Revenue Growth Rate)
  • Chỉ số về Tổng lợi nhuận đem lại cho cổ đông (Total Shareholder Return - TSR)

4. Quyền hạn

  • Giám đốc tài chính​​​​​​​(CFO) ký duyệt và quản lý các văn bản Kế hoạch tài chính
  • Quản lý các vấn đề Ngân sách và những quy định chung về quản lý tài chính – ngân sách.
  • Xem xét và trình Giám đốc phê duyệt các Hợp đồng sản xuất kinh doanh và nghiên cứu về năng lực tài chính của Công ty.
  • Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) là người trực tiếp em xét và phê duyệt chi tiêu tài chính – ngân sách đối với mọi hoạt động lớn nhỏ của Công ty trên cơ sở quản lý kế hoạch, xúc tiến và định mức tài chính chung đến riêng được quy định cho từng đối tượng theo các nguyên tắc đảm bảo và hiệu quả cuối cùng.
  • Yêu cầu các Giám đốc doanh nghiệp phụ trách nhiệm vụ kế hoạch Tài chính
  • Giám đốc tài chính (CFO) đề đạt ngân sách yêu cầu các Giám đốc Xí nghiệp hay Phụ trách các Đơn vị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các Trưởng Phòng, Ban liên quan thực hiện mục tiêu chiến lược và các Chính sách của Công ty, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và quản lý nhiệm vụ Tài chính
  • Giám đốc tài chính (CFO) thực hiện kế hoạch ngân sách đã được Tổng Giám đốc phê duyệt. Đồng thời, yêu cầu báo cáo công việc thường nhật của mỗi Đơn vị khi cần thiết.
  • Ký duyệt các báo cáo về tình hình các phòng ban thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm, kết hợp với xem xét kiểm tra và trình Giám đốc phê duyệt các Báo cáo Tài chính
  • Ngân sách thực hiện theo Pháp lệnh Kế toán, thống kê quy định.

5. Yêu cầu công việc

Để chuẩn bị tốt cho vòng tuyển Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO), bạn cần có những yếu tố sau:

  • Tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên là tiên quyết, với các ngành nghề liên quan tới Tài chính, Kế toán - Kiểm toán, Ngân hàng và các ngành liên quan khác.
  • Để trở thành Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO), bạn cần có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm tại vị trí Giám đốc Tài chính hoặc vị trí tương đương quản lý có cấp độ tương tự.
  • Nắm vững chuyên môn tài chính, kinh doanh và quản lý tài chính.
  • Là người có khả năng lãnh đạo, thuyết phục, bao quát và quản lý tốt.
  • Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) là người có khả năng tổng hợp, phân tích và đưa ra những kế hoạch/quyết định chiến lược tài chính nhạy bén giúp bảo vệ sự an toàn và phát triển khối tài sản lớn của doanh nghiệp.
  • Khả năng dự trù, tầm nhìn tốt và quản lý rủi ro tốt.
  • Là người quyết đoán, trung thực, có khả năng quản lý tốt

6. Những năng lực liên quan

  • Knowledge - Hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, Trình độ ngôn ngữ, Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh)
  • Skill - Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống và ra quyết định, Kỹ năng quản trị thay đổi, Kỹ năng quản trị xung đột, Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, Tư duy tập trung vào kết quả, Năng lực giải trình, Kỹ năng quản trị rủi ro
  • Attitude - Nhạy bén, Trung thực, Bảo mật kinh doanh

7. Bộ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc tài chính

  • Hãy giải nghĩa khái niệm Giám đốc tài chính​​​​​​​ tiếng anh là gì
  • Khi công ty gặp vấn đề lớn với các cổ đông về quyền lợi và cách trả cổ tức, bạn sẽ giải quyết chúng như thế nào với phòng kế hoạch tài chính?
  • Bạn sẽ làm gì để quản lý nhân sự phòng kế hoạch tài chính của mình? Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các nhân viên, bạn sẽ can thiệp như thế nào để hiệu quả nhất?
  • Đâu là các chỉ số quan trọng mà một Giám đốc tài chính​​​​​​​ (CFO) cần để tâm trong một báo cáo tài chính? Chỉ số đánh giá hoạt động của Giám đốc tài chính tiếng anh là gì?
  • Nhiệm vụ của phòng kế hoạch tài chính là gì?

8. Download bản mô tả công việc Giám đốc tài chính 

Tải bản mô tả công việc Giám đốc tài chính

Bản mô tả công việc Giám đốc tài chính

IV. Kết luận

Với tốc độ phát triển như hiện nay, vai trò và trách nhiệm của Giám đốc tài chính​​​​​​​ đã thật sự đặc biệt hơn. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình những thông tin thật bổ ích, hãy đến với những bài viết sau để tìm hiểu những công việc thú vị khác nhé!