Công việc giám đốc phát triển kinh doanh là vị trí khá quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ những đặc điểm của vị trí này. Hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết sau nhé…

Giám đốc kinh doanh là tên gọi khác của Giám đốc phát triển kinh doanh. Thị trường ngày nay ngày càng cạnh tranh gắt gao, hàng hóa trở nên đại trà và kém độc đáo, dẫn tới công việc kinh doanh của mỗi doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn. Để đưa doanh nghiệp thoát khỏi rủi ro và vững vàng trước những biến động không ngừng của thị trường, vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh hay Giám đốc kinh doanh càng phải được chú trọng. Đối với những doanh nghiệp lớn mạnh, vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh/Giám đốc kinh doanh rất được đầu tư và tạo điều kiện với chế độ lương thưởng, hoa hồng cao. 

Ngoài ra vai trò của Giám đốc kinh doanh hay Giám đốc phát triển kinh doanh chính là cầu nối trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng. Công việc chính của họ là tìm hiểu nhu cầu khách hàng, từ những nhu cầu đó mà doanh nghiệp sẽ biết đâu là sản phẩm phù hợp nhất dành cho các “thượng đế”.

Giám đốc phát triển kinh doanh không phải là người duy nhất chi phối lượng khách hàng, mà chỉ là người đưa ra chiến lược, kế hoạch, chỉ tiêu đánh giá… Và công việc kinh doanh có thành công hay không lại phụ thuộc vào các lãnh đạo và các giám đốc bộ phận khác nữa. Nếu bạn đang có định hướng sự nghiệp phát triển theo nghề này, chắc hẳn sẽ không hiếm những lúc bối rối tìm kiếm những thông tin khá “vụn” trên Internet. Đừng lo lắng vì bài viết này chính là bản mô tả công việc Giám đốc kinh doanh đầy đủ nhất. Hãy cùng bắt đầu nhé...

I. Giám đốc phát triển kinh doanh là gì?

giám đốc phát triển kinh doanh là gìGiám đốc phát triển kinh doanh là gì?

Giám đốc Phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh thu, đồng thời vẫn đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng, bên cạnh đó là nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới. 

Người Giám đốc phát triển kinh doanh đóng một vai trò then chốt trong cơ cấu quản trị bán hàng. Bởi lẽ, sự thành công hay thất bại, chất lượng công việc của Giám đốc phát triển kinh doanh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra doanh số và lợi nhuận, thậm chí là hướng phát triển và tầm nhìn tương lai của cả doanh nghiệp. Đồng thời, Giám đốc phát triển kinh doanh có mối quan hệ hàng ngày, trực tiếp với khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh. Rõ ràng, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì sự yêu mến của khách hàng dành cho các nhân viên bán hàng hay hình tượng của Giám đốc phát triển kinh doanh sẽ ảnh hưởng lớn đến sự thành công của công ty không chỉ ở hiện tại mà cả trong tương lai.

Mặc dù khối lượng công việc khá lớn đi kèm với mô tả công việcGiám đốc kinh doanh phức tạp, nhưng mức lương dành cho vị trí này rất tương xứng. Mức thu nhập mà các doanh nghiệp trả cho vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh thường dao động từ 26,000,000 đồng/tháng tới 43,000,000 đồng/tháng. Thậm chí nếu có đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức, kỹ năng kinh doanh, lương của Giám đốc phát triển kinh doanh có thể lên tới 112,500,000 đồng/tháng - một mức lương mơ ước đối với bất cứ ai.

Nếu vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh là một trong số mục tiêu quan trọng trên con đường sự nghiệp của bạn, chắc hẳn bạn đang rất băn khoăn rằng cụ thể mô tả công việc Giám đốc kinh doanh là gì. Điều này sẽ được giải đáp ngay lập tức ở phần sau...

II. Mô tả công việc của Giám đốc phát triển kinh doanh 

mô tả công việc giám đốc phát triển kinh doanhMô tả công việc giám đốc phát triển kinh doanh

Giám đốc phát triển kinh doanh chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mô tả công việc giám đốc kinh doanh chứa khá nhiều các đầu mục khác nhau, thể hiện “trọng trách” không thể phủ nhận của công việc đặc biệt này…

  • Triển khai lập và tổ chức kế hoạch kinh doanh của Công ty
  • Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị
  • Thực thi, phát triển chính sách kinh doanh của Công ty
  • Phê duyệt và kiểm soát, xúc tiến các hợp đồng bán hàng cấp Công ty theo quy định của Công ty
  • Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng
  • Chịu trách nhiệm các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước Ban Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà Nước khác
  • Quản lý các hoạt động kinh doanh của Công ty sao cho đảm bảo tuân thủ chặt chẽ đúng theo quy định của Công ty và Luật pháp
  • Phê duyệt, điều chỉnh phương án kinh doanh của nhóm
  • Xây dựng, xúc tiến và quản lý chuỗi công ty bán lẻ
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực cho chuỗi bán lẻ trong phạm vi phụ trách
  • Xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng
  • Xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp cho doanh nghiệp; Lên kế hoạch kinh doanh định kỳ theo năm/quý/tháng chuỗi Công ty
  • Đảm bảo sự phù hợp các hoạt động của Công ty với hệ thống chất lượng
  • Khéo léo xử lý khiếu nại khách hàng cấp Công ty
  • Tiến hành tổ chức tuyển dụng và đào tạo các vị trí, các cán bộ nhân viên kinh doanh.
  • Đánh giá nhân viên dưới quyền
  • Thu thập, phê duyệt các chỉ tiêu chất lượng liên quan
  • Báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cho cấp trên

III. Các công việc chính của Giám đốc phát triển kinh doanh 

các công việc chính của giám đốc phát triển kinh doanhCác công việc chính của giám đốc phát triển kinh doanh

Mô tả công việc giám đốc kinh doanh khá phức tạp. Tuy nhiên thì hàng ngày, Giám đốc phát triển kinh doanh sẽ chỉ đảm nhận những nhiệm vụ chính cụ thể. Chẳng hạn như:

  • Xây dựng chiến lược tăng trưởng bền vững không những tập trung vào việc tăng doanh thu mà còn dựa vào mức độ hài lòng của khách hàng
  • Tiến hành nghiên cứu để tìm kiếm thị trường mới và phát hiện nhu cầu khách hàng
  • Xây dựng và duy trì những mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng, bằng cách đồng hành và thấu hiểu nhu cầu, mục tiêu của khách hàng
  • Thuyết phục các đối tác về tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp và giá trị sản phẩm sắp tới
  • Đào tạo các nhân viên mới thành các nhân viên kinh doanh có tay nghề và kinh nghiệm cao hơn
  • Báo cáo thực trạng kinh doanh cũng như những yếu tố có thể gây ảnh hưởng tới chi phí và chiến lược kinh doanh tổng thể cho ban lãnh đạo

IV. KPI công việc với vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh 

Chỉ số hiệu suất – Key Performance Indicator (KPI) là một giá trị số cho biết các vị trí, phòng ban có hoạt động hiệu quả hay không. Đặc biệt với Giám đốc phát triển kinh doanh thì KPI lại đóng góp một phần rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là một số KPI cụ thể mà bất cứ Giám đốc phát triển kinh doanh nào cũng đều phải nắm chắc như:

  • Chỉ số về doanh thu theo sản phẩm: Tổng doanh thu theo theo tháng của một dòng sản phẩm
  • Số liệu doanh thu theo đầu người: Doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh đạt được
  • Lợi nhuận biên trung bình
  • Tỷ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng
  • Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm khác/tiếp tục sử dụng sản phẩm
  • Quy mô đối với hợp đồng tính trung bình (theo thời gian/theo giá trị)
  • Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh

V. Yêu cầu công việc của vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh 

Sau khi hiểu về mô tả công việcgiám đốc kinh doanh hay cách hoạt động của Giám đốc phát triển kinh doanh là gì. Có thể bạn đã hiểu phần nào về yêu cầu công việc của vị trí này. Với vai trò xúc tiến và quản lý hoạt động kinh doanh, Giám đốc phát triển kinh doanh được giao khá nhiều nhiệm vụ với yêu cầu công việc kết hợp chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh quan trọng. Cụ thể như:

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Marketing, Tài chính, Kinh tế hoặc các ngành tương tự
  • Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Giám đốc Phát triển kinh doanh, Nhân viên Kinh doanh hoặc các vị trí tương tự, kinh doanh các dòng sản phẩm B2B là một lợi thế, chạy doanh số và dẫn dắt đội ngũ kinh doanh hoàn thành chỉ tiêu
  • Thành thạo kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng tạo dựng và duy trì mối quan hệ, kỹ năng quản lý thời gian và lên kế hoạch, kỹ năng kinh doanh

VI. Những năng lực cần có để trở thành Giám đốc phát triển kinh doanh giỏi

Tới đây, có lẽ bạn đang băn khoăn làm thế nào để trở thành một Giám đốc phát triển kinh doanh giỏi. Ngoài việc hiểu được bản mô tả công việc Giám đốc kinh doanh và định hướng theo nó. Để đạt được thành công trong công việc này, bạn cần rèn luyện cho mình những năng lực chính sau:

  • Knowledge - Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan, Hiểu về hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh, Sử dụng tốt kỹ năng kinh doanh
  • Skill - Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, Kỹ năng phân tích tình huống, xử lý tình huống và ra quyết định, Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian, Kỹ năng quản trị mối quan hệ (networking), Kỹ năng quản trị thay đổi, Kỹ năng tư duy chiến lược, Kỹ năng quản trị xung đột, Kỹ năng xây dựng và phát triển đội nhóm, Kỹ năng tập trung vào mục tiêu, Kỹ năng kinh doanh
  • Attitude - Năng lực sáng tạo và đổi mới, Tinh thần khởi nghiệp, dấn thân, Nhạy bén

VII. Bộ câu hỏi phỏng vấn cho Giám đốc phát triển kinh doanh 

  • Sản phẩm/Dịch vụ mà trước đây mà bạn từng kinh doanh là gì? Hãy tưởng tượng tôi là một khách hàng tiềm năng và bạn là Giám đốc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp ta. Bạn sẽ làm gì nếu tôi chỉ cho bạn 3 phút để thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm này?
  • Trong công việc kinh doanh, việc bị từ chối là không thể tránh khỏi, lúc này bạn sẽ làm gì nếu một khách hàng tiềm năng của chúng ta liên tục tìm lý do để tránh bạn?  
  • Bạn nhận ra rằng một trong những khách hàng thân thiết của mình đang dùng thử sản phẩm của công ty đối thủ. Khi ấy, bạn trên cương vị là một Giám đốc phát triển kinh doanh sẽ làm gì?  
  • Giả sử trong nhóm của bạn đang cảm thấy thiếu động lực vì mất đi cảm hứng, sự sáng tạo rồi liên tục để tuột các hợp đồng lớn. Bạn sẽ làm gì khi ấy?  
  • Doanh nghiệp chúng ta có rất nhiều đối tác từ nhiều ngành nghề khác nhau và khu vực khác nhau, từ những gì bạn biết về văn hóa, cách thức hoạt động của doanh nghiệp chúng tôi, bạn nghĩ những quan hệ đối tác chiến lược nào sẽ có lợi cho công ty?  
  • Nếu tôi yêu cầu bạn đánh giá về một thị trường mới, các tiêu chí nào bạn sẽ chọn để đưa ra đánh giá của mình?  
  • Bạn sẽ sử dụng kỹ năng đàm phán như thế nào với một khách hàng tiềm năng nhưng khó tính?  
  • Các sản phẩm của doanh nghiệp ta có phải là những sản phẩm quen thuộc với bạn không? Bạn sẽ bán chúng như thế nào?  
  • Hãy mô tả khái quát quy trình làm việc của bạn trong việc phát triển kinh doanh. Bạn đã từng có kinh nghiệm cải tiến quy trình kinh doanh hay có ý tưởng nào để cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa?
  • Kinh nghiệm sử dụng các phần mềm CRM của bạn như thế nào.  
  • Trong quá khứ, bạn đã từng bán một sản phẩm mà bản thân mình không tin vào sản phẩm đó chưa?  
  • Bạn đã từng tiếc nuối khi để tuột mất cơ hội làm ăn với một đối tác quan trọng hay chưa? Tại sao chuyện đó xảy ra? Bạn đã học được gì qua trải nghiệm đặc biệt đó?  
  • Bạn đã bao giờ nhận công việc đào tạo một nhân viên dưới cấp chưa? Bạn đã làm điều đó như thế nào?

VIII. Kết luận

Trên đây là bản mô tả công việc giám đốc phát triển kinh doanh đầy đủ và chi tiết. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cho mình cái nhìn toàn diện về vị trí đặc biệt này. Hãy đến với 123job ở những nội dung sau để khám phá những điều bổ ích khác nhé!

Download bản mô tả công việc Giám đốc phát triển kinh doanh tại đây