Bằng E là hạng bằng cấp cao và khó sở hữu tại Việt Nam. Bạn có biết bằng E là gì? Lái xe có thể học bằng E trực tiếp không? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để 123job.vn giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.

Bạn có biết bằng e lái xe là gì không? Để biết được bằng E lái xe gì và cần có những điều kiện nào để học thì mời bạn đọc đón xem nội dung của bài viết dưới đây của 123job.vn, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy hài lòng vì những thông tin mà tôi sẽ chia sẻ.

I. Giới thiệu khái quát về bằng E 

Hẳn là mọi người đã đều được nghe đến từ bằng E rất nhiều nhưng lại hiểu gì về nó cả, hôm nay tôi sẽ chia sẻ về ý nghĩa của bằng e lái xe là gì và để bạn nắm được thông tin bổ ích này.

1. Bằng E là gì và lái xe gì?

Bằng E là loại giấy phép lái xe cấp cho những người lái xe ô tô trên 30 chỗ ngồi trở lên, có rất nhiều loại xe như là xe khách, xe du lịch, xe buýt hoặc là bán tải,...

2. Bằng E chạy được xe gì? Lái được những loại xe nào?

Bằng lái xe hạng E sẽ có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp. Sau 5 năm người sở hữu giấy phép lái xe bằng e phải thực hiện các thủ tục đổi bằng lái xe sắp hết hạn hoặc đã hết hạn của mình. 

Trường hợp khi hết thời hạn mà không chuyển đổi thì sau 3 tháng bằng lái xe đó sẽ không còn giá trị sử dụng nữa và bán sẽ phải đi thi để được cấp bằng mới.

Đây là việc làm gây tốn kém nhiều thời gian, vì vậy để không phải mất công, mất thời gian đi học và thi bằng lái xe lần nữa thì bạn hãy đổi bằng theo thời gian quy định.

3. Thời hạn của bằng lái xe hạng E

Theo quy định của nhà nước thì 24 là độ tuổi phù hợp và được phép thi sát hạch lấy bằng E.

Ngoài ra điều kiện để đảm bảo được yêu cầu đưa ra đó thì bạn phải có sức khoẻ tốt, không bị dị tật nào trên cơ thể và cần có đầy đủ hành vidân sự. Đây là các yêu cầu vô cùng cần thiết, nó cũng là điều kiện cần và đủ để bạn có thể thi bằng lái xe bằng E.

4. Độ tuổi được cấp bằng lái xe E là bao nhiêu? 

Câu hỏi này cũng được quan tâm rất nhiều, câu trả lời ở đây là “không”, vì sao lại như vậy?

Bằng E là bằng dùng cho các tài xế lái xe có trọng lượng lớn và có mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy yêu cầu đối với người lái cũng khắt khe hơn rất nhiều so với những loại bằng khác. Đây cũng chính là một lý do mà bạn không thể học trực tiếp đối với bằng E mà phải trải qua lần lượt các quá trình và giai đoạn để có đủ kinh nghiệm trong nghề thì mới được thi chuyển đổi từ bằng cấp thấp lên bằng cao hơn.

5. Bằng lái xe ô tô hạng E có được học và thi trực tiếp không?

Bằng E là loại bằng lái xe cấp cao, điều khiển các loại xe lớn, trọng tải thiết kế nặng, vì vậy những tiêu chí và điều kiện để được sở hữu bằng E cũng cao hơn các loại giấy phép lái xe thấp hơn là B2 hay C. Vì thế, bạn không thể học và thi trực tiếp để được cấp bằng mà phải đáp ứng đủ năm kinh nghiệm lái xe và số km lái xe an toàn tương ứng theo quy định, tức là đảm bảo được kinh nghiệm và kỹ thuật lái xe an toàn, tay lái tốt… thì mới đủ điều kiện để đăng ký nâng hạng bằng lái xe 1 dấu (từ D lên E) hay nâng hạng 2 dấu (từ C lên E).

Bằng e lái xe là gì?

Bằng e lái xe là gì?

Xem thêm: Phân tích hành vi khách hàng là gì? Cách để phân tích khách hàng thành công

II. Các loại bằng lái xe ô tô phổ biến hiện nay 

Mỗi một loại xe sẽ có những loại bằng lái xe khác nhau và cách sử dụng khác nhau, trên thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều loại xe khác nhau và được sử dụng rất phổ biến, đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều hạng bằng lái xe khác nhau để đáp ứng được việc quản lý mục đích sử dụng của chúng. Hãy tìm hiểu qua về các loại giấy phép lái xe và thi bằng lái xe ở nội dung sau đây:

1. Bằng lái xe hạng B1, B2 

1.1. Bằng lái xe hạng B1

Bằng lái xe này cho phép người lái xe có thể lái cả xe số sàn và xe số tự động, bao gồm các loại xe như ô tô 9 chỗ ngồi tính cả người lái, ô tô tải có trọng tải không quá 3.500 kg hay máy kéo ruột mô tơ có trọng tải dưới 3.500 kg.

Đây là loại bằng lái xe thường được ít người lựa chọn học bởi lẽ nó không cho phép người lái xe được hành nghề cho dịch vụ lái xe kinh doanh và dịch vụ vận tải

1.2. Bằng lái xe B2 

Đây là loại giấy phép lái xe mang tính chất phổ thông và được sử dụng phổ biến hơn hạng B1, nó cho phép người tài xế có thể hành nghề lái xe với những loại phương tiện được quy định với bằng B1, ngoài ra còn cho phép người lái điều khiển xe ô tô từ 4-9 chỗ ngồi, loại xe chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Bằng lái xe hạng B2 thì tiện dụng hơn bằng B1 nhưng nó sẽ có nhược điểm đó là về thời hạn, qua thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp chủ sở hữu phải đi xin cấp lại bằng mới.

2. Bằng lái xe hạng C 

Thường thì hạng bằng lái này sẽ dành cho các tài xế lái xe có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và được điều khiển những loại xe như là ô tô chuyên dùng có trọng tải trên 3.500 kg, máy kéo một rơ trọng tải trên 3.500 kg, ngoài ra còn được phép điều khiển tất cả các phương tiện cho phép của hạng B1 và B2.

Có một tin mừng với những người thi bằng lái xe này đó là bạn có thể thi bằng lái xe trực tiếp nhưng nó cũng là loại bằng có kỳ hạn, kỳ hạn của nó là 3 năm và sau khi kết thúc 3 năm bạn cần phải đi đổi lại bằng mới theo như quy định.

3. Bằng lái xe hạng D 

Thi bằng lái xe hạng D là dành cho các tài xế chuyên lái xe nhiều chỗ ngồi và chủ yếu dùng để trở người và những dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh lĩnh vực vận tải đa phương thức. Những loại xe được phép điều khiển bao gồm toàn bộ những phương tiện được cho phép ở hạng bằng B1, B2 và bằng C, ngoài ra còn thêm cả các phương tiện từ 10-30 chỗ ngồi trong đó tính cả người lái.

Đối với hạng bằng này, thì tài xế không thể học và thi bằng lái xe trực tiếp mà bắt buộc phải thi nâng hạng từ bằng B2 và bằng C. Ngoài ra còn có một yêu cầu nữa cần lưu ý đó là người học phải tốt nghiệp THPT trở lên mới đủ điều kiện để đăng ký thi nâng cấp lên bằng D.

4. Bằng lái xe hạng F 

Trên bằng hạng D sẽ là bằng E, tuy nhiên chúng ta vừa tìm hiểu qua về bằng E ở mục trên vì vậy trong phần này tôi sẽ giới thiệu vài nét về bằng F để các bạn nắm được thông tin.

Bằng F là hạng cao nhất trong những hạng bằng lái xe dành cho ô tô, muốn học được bằng này thì người học cần phải có nhiều năm kinh nghiệm và đã từng sở hữu các hạng bằng như B2, C và D. Trong hạng bằng này sẽ chia ra thành nhiều hạng nhỏ khác nhau, cụ thể như sau:

+ Hạng FB2: Được cấp cho người lái xe ô tô lái những loại xe quy định tại giấy phép hạng B2 có móc kéo hoặc ô tô có đầu kéo.

+ Hạng FC: Được cấp cho người lái xe ô tô để lái những loại xe được phép điều khiển được thể hiện ở giấy phép lái xe hạng C có móc kéo, ô tô đầu kéo.

+ Hạng FD: Được cấp cho người lái xe ô tô để lái cho những phương tiện được phép của bằng D có móc kéo.

+ Hạng FE: Được cấp cho người lái xe ô tô điều khiển cho những phương tiện quy định ở bằng E có móc kéo.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc lái xe nộp đâu trúng đó

III. Điều kiện để học bằng lái xe bằng E ở nước ta là gì?

1. Điều kiện dành cho người học bằng lái hạng E

Những điều kiện để thi bằng e lái xe là gì? Để đủ điều kiện học và thi bằng lái xe hạng E, người học cần phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Người học là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú và làm việc tại Việt Nam.

- Điều kiện tiếp theo là phải đủ tuổi, đủ trình độ văn hoá theo đúng quy định.

2. Điều kiện và thủ tục nâng hạng bằng E gồm những gì?

Điều kiện chung để người lái xe học nâng bằng hạng E như sau:

- Đối với những người lái xe nâng bằng lái hạng D lên bằng E thì thời gian hành nghề của lái xe ít nhất phải từ 3 năm trở lên và có số km lái xe an toàn từ 50.000 km trở lên.

- Đối với trường hợp nâng bằng lái hạng C lên bằng E thì thời gian hành nghề ít nhất từ 5 năm trở lên và số km lái xe an toàn đó là từ 100.000 km trở lên.

3. Bằng E có thể nâng lên những hạng nào

Bằng E tuy cho phép tài xế điều khiển loại xe có tải trọng khá lớn và lái được các loại xe của hạng B1, B2, C nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế so với bằng FE, FC. Vì vậy, vì tương lai cũng như những đặc thù của công việc, tài xế buộc phải có thêm bằng hạng cao hơn để có thể lái xe trọng tải lớn hơn.

Do đó, Bộ GTVT tải cấp phép cho người tham gia giao thông được nâng dấu bằng E, thông qua quy định: Tại khoản 14 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

  • Hạng E lên hạng F: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144).
  • Hạng E lên FC tương ứng: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 224).

Theo đó, bằng E có thể nâng dấu lên được bằng hạng F, FC nếu người tham gia sát hạch thỏa mãn được những điều kiện trên.

Xem thêm: Bằng kỹ sư tiếng anh là gì? Có thực sự cần bằng kỹ sư tiếng anh thời điểm này

IV. Người 55 tuổi liệu có đủ điều kiện để tiếp tục lái xe bằng E? 

Theo quy định của Pháp luật, thì người đủ 55 tuổi đối với nam và từ 50 tuổi đối với nữ nếu như vẫn có nhu cầu với đủ sức khỏe để lái xe thì sẽ được xét đổi giấy phép từ bằng hạng D trở xuống.

Và để được xét duyệt  đổi hạng bằng lái xe thành công, thì người có bằng lái sẽ phải làm đầy đủ các thủ tục sau đây:

- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định sẵn của Nhà nước, giấy khám sức khỏe của người lái xe theo đúng quy định của Nhà nước, bản sao giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu còn hạn sử dụng.

- Khi đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp đổi bằng lái, người lái xe cần phải chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình đầy đủ bản hồ sơ chính vừa nêu trên.

Thời gian tiến hành đổi giấy phép lái xe hợp lệ là trong vòng 5 ngày kể từ ngày, hồ sơ sẽ được nộp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Điều kiện để học bằng lái xe bằng E ở nước ta là gì?

Điều kiện để học bằng lái xe bằng E ở nước ta là gì?

Xem thêm: Hướng dẫn các thủ tục làm hộ chiếu online mới nhất 2021

V. Một số lưu ý khi học bằng lái xe ô tô hạng E 

1. Trước tiên cần xác định nhu cầu về bằng lái

Đầu tiên, bạn cần xác định được nhu cầu sử dụng xem có cần thiết phải thi nâng hạng bằng E hay không để đưa ra quyết định chính xác.

Đối với bằng E người học sẽ không thể học trực tiếp và thi lấy bằng mà chỉ được phép nâng hạng khi đã có bằng B2, C hoặc là D. Vì thế, nếu như đã sở hữu một trong số những giấy phép lái xe này và thường xuyên dùng chúng trong công việc của mình thì nên suy nghĩ lại về việc chuyển đổi nâng hạng.

2. Chọn trung tâm có uy tín và nhiều người theo học 

Xu hướng của xã hội trong những năm trở lại đây là người dân “đổ xô” nhau đi học và thi bằng lái xe, vì thế có một điều tất yếu xảy ra chính là xuất hiện nhiều đối tượng lừa đảo mang danh nghĩa là làm việc tại những trường sát hạch uy tín với mục đích lừa tiền của người dân.

Trường hợp này cũng đã xảy ra rất nhiều trên thực tế và nếu như bạn đang muốn đi học hoặc làm hồ sơ nâng hạng bằng thì hãy chú ý một số hành vi lừa đảo này để tránh mất tiền oan.

3. Một số loại phí bất thường cần tránh xa 

Một trung tâm đào tạo uy tín sẽ không có các khoản phí bất thường như phí quản lý Nhà nước, quản lý hồ sơ và tương ứng với nó là từ một số tiền bất kỳ do đối tượng thu hồ sơ quy định. 

Cần tìm hiểu rõ về mức phí khoá học bao gồm những khoản nào để có thể biết được những đối tượng lừa đảo khi xuất hiện quanh chúng ta.

4. Quá trình và thời gian học cần phải được đảm bảo

Khi đăng ký hoặc làm thủ tục nhập học ở một trung tâm sát hạch lái xe bất kỳ, bạn cần yêu cầu họ làm hợp đồng rõ ràng giữa hai bên, trong hợp đồng có quy định rõ ràng về số giờ học cụ thể để đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.

Xem thêm: Review sách kỹ năng sống hay: Cân bằng cảm xúc, cả lúc bão giông

VI. Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về bằng e lái xe là gì mà các bạn quan tâm, qua bài viết này hy vọng các bạn đã nắm được bằng e lái xe là gì và cách để nâng hạng lên bằng E như thế nào. Mong rằng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ khiến các bác tài xế giải tỏa được những thắc mắc về bằng e lái xe là gì khi có ý định thi bằng lái xe hạng E. Còn rất nhiều thông tin hữu ích liên quan khác các bạn có thể tìm kiếm tại 123job.vn.