Thay đổi thói quen trong cuộc sống của con người đều là các phản xạ có điều kiện được chính bản thân chúng ta đã tạo ra. Vậy thói quen tốt là gì? Những thói quen tốt mà bạn nên nên luyện tập để hoàn thiện giúp cho cuộc sống của mình trở nên tốt hơn là gì?

Thói quen là gì? Đó chính là những phản xạ có điều kiện do chính con người tự tạo ra cho chính bản thân chúng ta. Những thay đổi thói quen là gì thì được gọi là thói quen tốt? Nó có tác dụng như thế nào và nó được hình thành dựa trên những cơ chế nào để bạn có thể trở nên thành công hơn trong cuộc sống. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết những điều đó ở trong chính bài viết này.

I. Thói quen là gì?    

Theo định nghĩa của một số chuyên gia tâm lý thì thói quen của con người là những hành vi đã được hình thành tự nhiên và lặp đi lặp lại nhiều lần. Nói theo ngạn ngữ Pháp, thói quen là bản năng thứ hai của con người. Đã là bản năng thì nó dần dần trở thành một phần của cuộc sống.

Không có nó thì sẽ không được. Có những thay đổi thói quen thì sẽ được xem là tốt. Và có những thói quen thì được nhiều người đồng ý cho là xấu, không phù hợp nhưng không phải ai cũng bỏ được nó. Những thói quen xấu đó của con người có thể kể đến là: Hút thuốc, ăn uống quá độ, đi trễ, nói xấu người khác, bào chữa cho lỗi lầm của mình, v.v… Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thói quen đối với cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của mỗi chúng ta, bạn có thể liệt kê một danh sách cụ thể gồm hai cột. Cột bên trái đều là những thói quen xấu và bên phải là những phản đề của nó tức là những thói quen tốt.

Khái niệm thói quen tốt là gì?

Khái niệm thói quen tốt là gì?

Ví dụ như sau: Bạn hãy thử đặt câu hỏi: Khi phát triển những thói quen tốt hay xấu nói trên bạn sẽ trở thành con người như thế nào? Tiếp theo đó, mời bạn tham khảo đồ thị dưới đây:

Nhìn vào đồ thị này, bạn sẽ thấy: Trục tung biểu hiện cho những hành động và nếu chúng được lặp đi lặp lại qua trình tự thời gian thì nó sẽ trở thành thói quen hàng ngày. Những hành động tích cực thì nằm ở phía trên của trục tung và là những thói quen tốt. Còn những hành động tiêu cực thì sẽ nằm ở phía dưới, tức là những thói quen xấu của con người. Và như vậy là sau khi đã liệt kê tất cả các thói quen tốt/xấu và đối chiếu chúng với đồ thị này, quyền quyết định theo thói quen nào là ở bạn. Nếu bạn muốn cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn và có xu hướng theo hướng đi lên của đồ thị. Nhân vô thập toàn, thật ra nói bao giờ cũng dễ hơn làm rất nhiều.

Người viết bài này cũng phải tự thú nhận rằng bản thân mình còn rất nhiều thay đổi thói quen xấu trong cuộc sống mình biết được mà chưa thể bỏ. Mà biết đâu chừng nhiều khi có thói quen xấu khác mà mình chưa nhận thức được đầy đủ. Dù sao đi nữa, nhiều khi phi tiểu nhân bất thành quân tử. Có lẽ chúng ta hãy bắt đầu thay đổi thói quen từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như vì yêu cầu công việc của mình mà bạn phải uống bia rượu hàng ngày? Hãy cố gắng hạn chế nhất có thể chỉ uống một ly trong một chầu nhậu để còn đảm bảo sức khỏe tối về với gia đình và vợ con, đặc biệt là ngày hôm sau làm việc.

Bạn vẫn chưa có thói quen đọc sách hàng ngày? Hãy cố gắng làm bạn với người thích sách và mỗi trau dồi cho mình một vài trang sách mà mình cảm thấy dễ tiếp thu. Bạn chưa nói tiếng Anh giỏi? Mỗi sáng sau khi thức dậy bạn hãy đọc lớn vài từ hay câu mà mình nhớ được hoặc có thể viết trên bàn việc vài từ mới mình đã học.

II. Phân loại thói quen  

Phân loại thói quen giúp ta có sự kiểm soát tốt hơn và sẽ có những cách thay đổi thói quen phù hợp, hiệu quả hơn.
Thói quen gồm:

– Thói quen mới tốt.

– Thói quen mới xấu.

– Thói quen cũ tốt

– Thói quen cũ xấu.

III. Cách thay đổi thói quen

  • Sau khi liệt kê được những thói quen hiện có của mình, bạn hãy liệt kê nó vào 4 nhóm trên. Sau đó quay lại bài viết này.– Thay đổi thói quen mới: Thói quen mới là những thói quen chỉ mới được hình thành gần đây, do các yếu tố bên ngoài tác động, dễ dàng có được và mất đi. Do vậy bạn chỉ cần tìm ra nó, và loại bỏ nó ngay là được.
  • Thay đổi thói quen cũ: Thói quen cũ là những thói quen đã có từ trước, ảnh hưởng khá lớn đến đời sống sinh hoạt của bạn, hình thành lâu dài và khó mất đi. Ví dụ: thói quen thức khuya, thói quen uống cà phê mỗi sáng…Để thay đổi thói quen cũ, bạn cần sự quyết tâm và thực hiện nó trong một khoảng thời gian liên tục.

Đầu tiên: Bạn cần lập xác lập những thói quen xấu nhất cần thay đổi thói quen nhất và thực hiện nó trước. Bạn nên thay đổi thói quen theo từng điều một hơn là đồng loạt. Bởi điều đó sẽ rất khó khăn và tạo ra cùng một lúc nhiều loại cảm giác tiêu cực cho bản thân, không tạo ra hiệu quả cao.

Có nhiều cách để bạn có thể dễ dàng thay đổi thói quen cũ như:

1. Tìm hiểu ” Nguyên lý hoạt động” của nó

Muốn loại bỏ nó, bạn phải biết nó đã được tồn tại trong bạn như thế nào.
– Khi nào thói quen xấu được diễn ra?
– Bạn làm nó mỗi ngày khoảng bao nhiêu lần?
– Lúc đó, bạn đang ở đâu?
– Điều gì đã gây nên hành vi đó và làm cho nó bắt đầu?
Khi trả lời những câu hỏi trên, bạn cũng đã nảy sinh ra rất nhiều ý tưởng để triệt tiêu để thay đổi thói quen cũ đó.

2. Không quá tập trung vào nó

Đừng lúc nào cũng châm châm vào việc “mình phải thay đổi thói quen đó, phải thay đổi thói quen đó bằng được”, việc ấy như càng siết chặt nắm cát trên tay vậy, càng nắm càng tuột mà thôi. Bạn cần phải thư thái hơn và hãy nghĩ rằng “mình có thể giảm thiểu nó ít đi”, chứ đừng có nghĩ là “mình phải bỏ nó ngay”.

3. Không phải loại bỏ, hãy thay thế

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng con người càng có ý chí quyết tâm loại bỏ hoàn toàn một thói quen nào đó thì lại càng dễ có khả năng cao “tái hợp” với chúng. Do đó bạn hãy lập cho mình những thói quen khác mới hơn tốt hơn để có thể thay thế được thói quen xấu hiện tại. Ví dụ như: tập nhai kẹo cao su thay vì hút thuốc lá, ăn trái cây nhiều hơn thay vì bạn ăn các loại thức ăn vặt nhiều dầu mỡ.

4. Thay đổi môi trường xung quanh

Nơi làm việc, trường học, ngôi nhà cũ làm bạn cảm thấy ngột ngạt và mất dần đi hứng thú, sự tập trung. Do đó hãy danh cho mình thời gian để đi đến những nới khác, ví dụ như công viên, một con phố nhỏ nào đó. Không gian mới sẽ luôn kích thích được các giác quan trong bạn và giúp bản thân bạn trở nên tích cực hơn.

5. Lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng về thời gian, địa điểm sẽ giúp bạn tránh xa khỏi mọi cám dỗ. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng việc xác định rõ ràng thời gian, địa điểm thực hiện một hành vi nào đó sẽ giúp khả năng đó trong bạn được hoàn thành đúng và mục tiêu tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba lần.

6. Tìm bạn đồng hành để cùng nhau loại bỏ thói quen cũ

Hai người sẽ luôn giúp bạn trách nhiệm hơn trong quá trình từ bỏ những thói quen xấu và biết được mong muốn rằng luôn muốn bạn tốt hơn từ người khác sẽ chính là một động lực mạnh mẽ.

7. Bạn là chính bạn

Sự thật là trong bạn luôn có một người không có thói quen xấu mà chưa thực sự được bộc lộ. Bạn không cần phải bỏ hút thuốc, bạn chỉ cần trở thành một người không hút thuốc lá. Bạn không cần phải trở thành một người thật khỏe mạnh, mà bạn chỉ cần kế hoạch tập luyện để trở nên khỏe mạnh. Đừng gây áp lực cho chính bản thân bạn hay có những suy nghĩ rằng bản thân mình là không thể nhé

IV. 5 Bước thay đổi thói quen không cần nhiều ý chí    

Các bước để thay đổi thói quen không cần nhiều ý chí

Các bước để thay đổi thói quen không cần nhiều ý chí

1. Bước 1: Nhận thức được thói quen của mình

Đôi khi ta không thể nhận ra mình có gì không tốt cần thay đổi thói quen. Hoặc dù có nhận ra, bạn thường cảm thấy nó chưa đáng để thay đổi thói quen. 
Hãy viết ra thói quen “có vấn đề” - điều bạn tự nhận thức được, hoặc có người bên cạnh nhắc nhở. Đừng chỉ liệt kê qua loa, mà nên mô tả chi tiết những hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hoặc công việc của bạn. Cách này giúp bạn biết rõ vì sao bạn cần thay đổi thói quen, biến nó thành động lực để tiến vào giai đoạn hành động. 

2. Bước 2: Giám sát thói quen

Khi đã quyết tâm thay đổi thói quen, bạn cần hiểu rõ và bao quát nhất có thể về thói quen này. Bước này giúp bạn không đánh giá thấp các vấn đề và gây mất tập trung cho bạn vào quá trình cải thiện. 
Khi giám sát thói quen, bạn nên xem xét:

  • Tần suất thói quen nó diễn ra
  • Thời gian nó diễn ra
  • Tinh thần và thể chất của chính bản thân bạn diễn biến ra sao vào lúc đó? Nó giúp bạn hiểu rõ vì sao bạn lại tạo thành thói quen này
  • Có ai mà luôn song hành cùng với thói quen đó không?

Bạn có thể ghi lại bằng giấy bút, hoặc nếu thói quen này diễn ra trên các thiết bị điện tử, bạn có thể kết hợp với các ứng dụng quản lý. Giai đoạn này nên kéo dài khoảng một tuần hoặc ngắn hơn.

3. Bước 3: Đặt mục tiêu

Mô hình mục tiêu 5 yếu tố SMART

  • Specific - Cụ thể
  • Measurable - Đo lường được 
  • Achievable - Tính khả thi 
  • Relevant - Tính phù hợp
  • Time Bound - Giới hạn thời gian

Kế hoạch Nếu – Thì (If – Then Plan)
Đây là phương pháp của giáo sư tâm lý học Peter M Gollwitzer, giúp chúng ta định sẵn một phản ứng khi một tình huống cụ thể xảy đến. Cách này sẽ giảm áp lực hơn một chút lên sức mạnh ý chí của bạn. Công thức là: Nếu/Khi [tình huống], thì tôi sẽ thực hiện [hành vi]
Ví dụ: Nếu đến 3 giờ chiều mà mình thèm ăn vặt, mình sẽ chỉ lấy vừa đủ một chén nhỏ. 

4. Bước 4: Bắt đầu từ những bước nhỏ

Không cần ép mình phải tạo ra một thay đổi thói quen lớn ngay từ ngày đầu tiên. Theo James Clear, tác giả cuốn sách “Atomic Habits” (tựa tiếng Việt: Thói quen nguyên tử), chỉ cần hai phút mỗi ngày là bạn có thể tạo được một thói quen mới. Mà chỉ cần cải thiện 1% mỗi ngày, sau một năm bạn sẽ cải thiện được đến 37%. 

Hãy thử chia nhỏ mục tiêu của mình thành những hoạt động chỉ mất khoảng hai phút để tạo bước đệm. Tham khảo danh sách các hoạt động giúp bạn có thể bắt đầu ngay trong bài viết “Chỉ mất vài phút mỗi ngày, thay đổi thói quen lại một lối sống lành mạnh”.

5. Bước 5: Liên kết thói quen mới với những hoạt động hàng ngày

Não bộ xây dựng một trang mạng lưới thần kinh mạnh mẽ để hỗ trợ cho hành vi của chúng ta. Bạn càng thực hiện điều đó thường xuyên, mối liên kết đó sẽ càng chặt chẽ và khó quên. Các hoạt động hiển nhiên mỗi ngày như đánh răng rửa mặt sau khi ngủ dậy, pha cà phê mỗi sáng, hay tắm rửa trước khi đi làm đều dựa trên các mối liên kết như vậy. 
Phương pháp “Chồng chéo thói quen” (habit stacking) của James Clear sẽ giúp bạn tận dụng những mối liên kết chặt chẽ sẵn có. Công thức là: Trước/Sau [thói quen cũ], tôi sẽ thực hiện [thói quen mới].
Ví dụ:

  • Sau khi pha cà phê, tôi sẽ đi tưới cây.
  • Trước khi đi ngủ, tôi sẽ liệt kê danh sách việc cần làm cho hôm sau. 
  • Sau khi vừa về nhà và đặt túi xách xuống, tôi sẽ thay đồ tập ngay. 

V. Kết luận

Tất cả những thông tin mà 123job.vn cung cấp cho bạn trên đây thì hy vọng rằng bạn đã hiểu thói quen là gì, và làm thế nào để trở thành phiên bản hoàn hảo để thay đổi thói quen là gì. Không bao giờ là quá muộn để bạn thay đổi thói quen, bạn có dám thử sức đánh bại thói quen xấu ngay từ ngày hôm nay hay không?