Cuộc sống bận rộn làm cho chúng ta đau đầu với những công việc xoay quanh mỗi ngày. Áp lực công việc cũng vì thế mà "nối gót" theo sau. Vậy làm thế nào để giải tỏa áp lực công việc? Hãy để 123job bật mí cho bạn những cách làm hiệu quả nhất nhé!
Thời đại công nghệ và tri thức, mọi thay đổi không còn được tính theo ngày, tháng, mà thậm chí được tính theo từng giây. Chính vì guồng quay bất tận này mà để tồn tại, phát triển, con người dễ bị xoáy vào áp lực công việc, đôi khi mệt mỏi đến ngộp thở. Do đó, không ít người nhận ra họ cần tìm cho mình những “lối thoát”, những cách làm đủ hiệu quả để họ vượt qua áp lực công việc hiện tại nếu không muốn bị vùi sâu trong “mớ” cảm xúc tiêu cực và hỗn độn. Trước khi tìm hiểu thêm, chúng ta cần nhận định rõ áp lực công việc là gì - đây chính là một dạng cảm xúc, lúc này sức khỏe và tinh thần con người bị đè nén ở trạng thái thấp nhất khi đối diện với công việc, nếu không được nhanh chóng giải quyết, rất dễ dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực khác. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những cách vượt qua áp lực hiệu quả nhất, cùng xem nhé...
I. Hãy làm mới lại công việc của bạn
Làm mới công việc để giải tỏa áp lực công việc
Đôi khi, việc lặp đi lặp lại một công việc chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra áp lực công việc. Thử ngẫm lại và tưởng tượng, bạn đi làm 8 tiếng/ngày, trong suốt khoảng thời gian đó bạn đối diện với chỉ một không gian, một cách làm mỗi ngày. Cứ như vậy, tâm lý bạn không được “làm mới” và trở nên nhàm chán - tất yếu gây ra cảm giác mất sức sống, thiếu động lực trong công việc. Từ đó mà giảm năng suất việc làm, áp lực công việc lại càng tăng cao với yêu cầu của cấp trên là phải luôn đảm bảo đúng tiến độ.
Thật là một viễn cảnh không dễ chịu với bất cứ ai! Vậy nên trong trường hợp này, cách giảm áp lực công việc hiệu quả nhất chính là làm mới lại công việc của bạn. Có thể không phải theo cách “cực đoan” là bỏ việc, nhảy việc hoặc sang doanh nghiệp khác làm. Chỉ là bạn thay đổi những cách thức cũ để thực hiện công việc theo hướng mới, hoặc lập kế hoạch, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên cho các công việc mà mình thực hiện mỗi ngày. Đơn giản hơn, bạn có thể chỉ cần thay đổi hướng nhìn của mình ở từng công đoạn trong công việc. Nếu việc này vẫn chưa khả quan, hãy chia sẻ cảm xúc bạn đang có với cấp trên của mình để tìm kiếm một cách làm mới hiệu quả hơn, hoặc thậm chí là tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình, người thân và bạn bè. Bạn sẽ không hối hận khi nhờ cậy vào họ đâu.
II. Tạo động lực và niềm vui bằng việc đi tình nguyện
Cho đi chính là nhận về - những hoạt động tình nguyện nói lên hoàn toàn ý nghĩa câu nói này. Đôi khi, những công việc nhàm chán hằng ngày gây cho bạn áp lực công việc lại chính là cơ hội tốt để bạn nhìn lại bản thân, tự hiểu rằng phải cho mình những khoảng lặng tương đối để bứt ra khỏi những hối hả ngày thường. Hãy cho bản thân thời gian để đi làm tình nguyện, chia sẻ những khó khăn với người khác mà không nghĩ tới những gì được nhận lại. Khi đó, việc “cho đi” sẽ tạo cho bạn rất nhiều động lực và niềm vui.
Bạn sẽ không kịp nhận ra rằng chính chúng sẽ xua tan đi áp lực công việc đang đè nén bạn hằng ngày. Đây cũng là những hướng đi đúng đắn của những doanh nghiệp khi tổ chức những buổi tình nguyện định kỳ hằng năm cho nhân viên. Vừa để làm đẹp hình ảnh thương hiệu, lại giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng trước nỗi lo áp lực công việc hàng ngày.
III. Học hỏi không ngừng để tăng cường chuyên môn
Cảm giác “đuối” khi thực hiện các công việc hàng ngày khi không thực sự có chuyên môn với nó cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên áp lực công việc. Tất nhiên, giải pháp tối ưu để vượt qua lúc này là học hỏi không ngừng, từ đó chuyên môn của bạn sẽ được trau dồi và tăng lên đáng kể. Bạn sẽ không phải bối rối hay băn khoăn khi đối diện với những vấn đề khó khăn mà cấp trên giao phó. Thậm chí, cảm giác hoàn thành mọi thứ trong deadline cho phép sẽ khiến tinh thần bạn phấn chấn lên rất nhiều. Học hỏi thường xuyên giống như đòn bẩy cảm xúc, khi cảm xúc tích cực của bạn đã lấn át được áp lực công việc, bạn sẽ có xu hướng muốn học hỏi nhiều hơn nữa mỗi ngày.
IV. Chọn nghe một bản nhạc yêu thích
Nghe nhạc giúp giải tỏa áp lực công việc
Áp lực công việc thực tế không đáng sợ như nhiều người lầm tưởng. Bởi đôi khi, nó chỉ cần được giải quyết bởi một bản nhạc đúng sở thích của bạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc sẽ định hướng cảm xúc. Khi bạn được nghe những gì bạn thích, não bộ sẽ phản xạ theo hướng vô cùng tích cực. Lúc này, năng suất công việc của bạn sẽ tự động tăng lên đáng kể. Một “đòn bẩy” khác được tạo ra đánh bật mọi áp lực công việc mà bạn đang phải đối mặt.
Tất nhiên, không nên nghe nhạc quá to hoặc để chúng làm ảnh hưởng tới mức độ tập trung của bạn vào công việc. Hãy thực hiện một cách tinh tế và khoa học nhất, để âm nhạc là thứ định hướng cảm xúc tích cực của bạn, chứ không phải nguyên nhân để làm mọi chuyện tệ hơn. Sử dụng âm nhạc để giải tỏa áp lực công việc chính là cách làm mà nhiều quản lý khuyến khích nhân viên nhất!
V. Chọn làm thêm một nghề tay trái
Đôi khi, áp lực về tài chính cũng khiến cho chúng ta quay cuồng trong “mớ bòng bong” cảm xúc. Công việc hiện tại lại chính là vấn đề lớn nhất làm cho bạn khó khăn như vậy. Hãy nghiêm túc nhìn lại xem nó có đáng để bạn bỏ ra quá nhiều thời gian như vậy hay không. Đồng thời cố gắng sắp xếp lại những khoảng thời gian sao cho hợp lý nhất và chọn làm thêm một nghề tay trái. Đây có thể không phải là công việc mà bạn nghĩ đến ngay từ đầu, nhưng nó sẽ giúp bạn kiếm thêm thu nhập và thậm chí là giải tỏa áp lực công việc hiện tại khi bạn không nhất thiết phải liên tục “bám víu” vào nó nữa.
VI. Thử sức ở một công việc mới nếu công việc cũ quá nhàm chán
Nếu mọi chuyện vẫn chưa dừng lại khi bạn thay đổi và làm theo những cách như trên, thì bạn cần nghiêm túc suy nghĩ lại về việc thử sức ở một công việc mới. Bởi rất có thể là do công việc cũ đã quá nhàm chán, bạn thậm chí còn chẳng thể thay đổi nó theo hướng tốt hơn ở bất cứ phương diện nào. Đây có thể là cách làm khá khó với những bạn đã gắn bó với công việc trong thời gian dài, nhưng áp lực công việc sẽ càng gia tăng và thậm chí có thể làm bạn bế tắc nếu không nhanh chóng thay đổi công việc mới. Bạn cần dũng cảm đối mặt với thực tế để có thể tiến xa hơn, và biết đâu công việc mới này sẽ là thứ giúp cuộc đời bạn thay đổi hoàn toàn theo hướng tích cực mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
VII. Học cách thay đổi suy nghĩ và hài lòng với những gì bạn đang có
Học cách hài lòng với công việc để giải tỏa áp lực công việc
Thay đổi những thứ bên ngoài, chưa hẳn đã quan trọng bằng thay đổi chính chúng ta. Cảm xúc là thứ mà chúng ta có thể kiểm soát được, vậy thì tại sao bạn không thử giải tỏa áp lực công việc bằng cách hài lòng với những gì bạn đang có? Đôi khi, những cảm xúc mà bạn đang trải qua chỉ là bằng chứng cho việc bạn đã và đang ép buộc bản thân quá nhiều, hẳn là bạn thật khó thỏa mãn với những gì mình đang có. Hãy học cách suy nghĩ tích cực trong mọi hoàn cảnh, từ đó bạn sẽ thấy cái nhìn của bản thân được rộng mở hơn nhiều, áp lực công việc cũng từ đó mà được xua tan hoàn toàn. Bắt đầu tập cách hài lòng với bản thân trong mọi hoàn cảnh ngay từ bây giờ bạn nhé!
VIII. Kết luận
Áp lực công việc là thứ mà chúng ta - những người trưởng thành đều ít nhất một lần đối mặt. Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã có cho mình cách làm phù hợp nhất để vượt qua áp lực công việc hiện tại. Hãy đón đọc những bài viết sau của 123job để tìm kiếm các thông tin bổ ích khác nhé!