Tuy không quá “ồn ào” như ở lĩnh vực Food nhưng Beverage vẫn giữ cho mình một vai trò vô cùng quan trọng đối với nhà hàng, khách sạn… Ngày nay khi mà mức sống của con người càng nâng cao thì việc kinh doanh Beverage cũng được nhiều người lựa chọn.
Chắc hẳn đối với những ai theo đuổi và đam mê ngành nhà hàng - khách sạn thì những khái niệm như F&B là gì, Beverage là gì không còn quá mới lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết về Beverage là gì cũng như đặc điểm của mô hình kinh doanh này. Thực tế thì hiện nay lĩnh vực Beverage đang có rất nhiều tiềm năng phát triển và được đánh giá là một điểm sáng trong ngành F&B. Vậy thực chất Beverage là gì? Tiềm năng của việc kinh doanh Beverage tại Việt Nam hiện nay là gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm một số thông tin về Beverage là gì nhé!
I. Beverage là gì?
Beverage trong tiếng Anh có nghĩa là đồ uống còn trong ngành F&B thì thuật ngữ này được dùng để chỉ lĩnh vực kinh doanh các loại đồ uống trong nhà hàng – khách sạn, quán bar, tiệm cà phê, siêu thị… mang đến cho khách hàng những sản phẩm tự chế biến như cocktail, cafe, trà... hay các thức uống mua sẵn như bia, nước ngọt…
Thông thường thì thuật ngữ Beverage được nhắc đến trong cụm F&B, tức là Food and Beverage, hiểu là thức ăn và đồ uống. Tuy nhiên nếu xét ở nghĩa độc lập thì Beverage có thể được tách riêng và hiểu là một mô hình kinh doanh đồ uống chuyên biệt với đa dạng những hình thức phục vụ đặc thù.
Beverage là gì?
II. Kinh doanh Beverage có đặc điểm gì?
Hiểu được đặc điểm của mô hình kinh doanh Beverage sẽ giúp bạn có cơ sở vững chắc để lập ra được một bản kế hoạch kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Vậy kinh doanh Beverage có đặc điểm gì? Dưới đây là một số đặc điểm của mô hình kinh doanh đồ uống mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc:
- Để có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì hiện nay một cơ sở kinh doanh đồ uống sẽ thường kết hợp nhiều loại hình phục vụ với nhau như vừa bán tại chỗ, vừa có dịch vụ ship đến tận nơi. Bên cạnh đó việc kinh doanh không đơn thuần là lựa chọn một loại sản phẩm nhất định mà có sự kết hợp giữa nhiều loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ như những quán cafe hiện nay sẽ thường bán thêm các sản phẩm như nước ngọt, nước ép, đồ ăn vặt...
- Để thành công với việc kinh doanh Beverage thì đòi hỏi bạn phải có sự sáng tạo cao và tạo được sự khác biệt, mới lạ với khách hàng bởi các loại đồ uống thường dễ bị bắt chước và có sự giống nhau giữa các cơ sở.
- Khách hàng trong Beverage có tính trung thành cao.
- Ngoài sản phẩm chính là đồ uống thì hiện nay hầu hết các nơi kinh doanh đồ uống còn cung cấp thêm các dịch vụ khác để thu hút khách hàng như nhạc sống, phim, sách….
- Giống như thức ăn thì bên cạnh yếu tố ngon, bổ, rẻ còn đòi hỏi phải có sự đẹp mắt.
- Doanh thu kinh doanh đồ uống tuy có mức lợi nhuận cao nhưng chúng tương đối không ổn định và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như thời tiết, thị trường…
- Đội ngũ nhân viên ở những cơ sở kinh doanh đồ uống hầu hết là lực lượng lao động thủ công nhưng họ có nghiệp vụ, chuyên môn cao ví dụ như Barista, Bartender…
III. Phân loại mô hình Beverage
1. Dựa vào sản phẩm kinh doanh
Nếu phân loại dựa vào sản phẩm kinh doanh thì sẽ phân loại mô hình Beverage thành cơ sở kinh doanh đồ uống tự chế biến như quán cafe, quầy bar… và cơ sở kinh doanh đồ uống đóng sẵn (như: Coca Cola, Pepsi..).
2. Dựa vào quy mô kinh doanh
Đây là phương pháp phân loại mang tính tương đối, rất khó để có thể xác định cụ thể. Tuy nhiên nếu dựa vào diện tích không gian và số lượng khách phục vụ thì có thể có các loại mô hình Beverage như: Quán nước vỉa hè, quán nước bình dân, quán cafe, tiệm trà chanh...
Phân loại mô hình Beverage
3. Dựa vào hình thức phục vụ
Nếu dựa vào hình thức phục vụ thì có thể phân mô hình Beverage thành các loại như quán nước take-away, quán nước tại chỗ, giao tận nơi…
4. Dựa vào chủ đề phục vụ đi kèm
Hiện nay để thu hút khách hàng thì ngoài việc mang đến các món đồ uống, các cơ sở kinh doanh còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như: Sách, phim, thú cưng, bánh, nhạc...
5. Dựa vào sự liên kết
Cũng giống với nhà hàng thì các nơi kinh doanh đồ uống còn được phân chia dựa vào nơi liên kết để kinh doanh ví dụ như: Quầy bar trong khách sạn, quán nước trong các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi quán cafe… và các quán nước hoạt động độc lập.
IV. Tiềm năng của kinh doanh Beverage tại Việt Nam?
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng phát triển mạnh mẽ nhất. Với sự ra đời của ngành dịch vụ này đã mang đến những dấu ấn tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế trong nước nói chung và từng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng. Theo thống kê thì hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra sôi động với số lượng lớn chạm mốc 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy bar và mức doanh thu năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2018.
Và cũng theo dự báo thì ngành F&B tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng từ 5-6% trong khoảng giai đoạn 2020 - 2025. Tình hình kinh tế vĩ mô ổn định sẽ là một điểm sáng soi rõ những cơ hội và cả những thách thức lớn đối với ngành F&B nói chung và với lĩnh vực Beverage nói riêng. Như vậy thì có thể khẳng định rằng dù không “ồn ào” hay phức tạp như Food nhưng rõ ràng việc kinh doanh Beverage cũng hoàn toàn có thể giúp cá nhân hay tổ chức sinh lời. Và đây cũng đang hứa hẹn là một ngành đầy tiềm năng trong giai đoạn tới. Ngành đồ uống tuy là một ngành có tính cạnh tranh cao nhưng nếu xác định được sản phẩm phù hợp và chiến lược kinh doanh vững chắc thì bạn hoàn toàn có thể chinh phục được nó một cách dễ dàng nhất.
V. Cơ hội nghề nghiệp của những tín đồ Beverage tại Việt Nam hiện nay?
Cơ hội nghề nghiệp của những tín đồ mê Beverage
Ngày nay khi mà kinh tế ngày càng phát triển, mức sống con người ngày càng nâng cao thì quan niệm ăn no mặc ấm đã dần được thay thế bằng ăn ngon mặc đẹp. Đó cũng chính là lúc mà hàng loạt các cửa hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, ẩm thực phát triển rộng khắp cả nước. Theo thống kê, hiện nay cả nước có đến khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7000 nhà hàng chuyên những dịch vụ thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và có tới trên 80.000 nhà hàng được đầu tư, phát triển một cách bài bản. Với những con số biết nói này có thể thấy cơ hội việc làm mở ra cho những tín đồ Beverage tại Việt Nam là vô cùng rộng mở.
Khi theo đuổi ngành này thì ngoài hàng ngàn những lựa chọn nghề nghiệp dành cho lao động phổ thông ở các vị trí như nhân viên phục vụ, lễ tân thì các vị trí sáng giá như Barista hay Bartender cũng đang chờ đón bạn ở phía trước. Bên cạnh đó thì theo khảo sát mức lương trung bình cho nhân viên pha chế chuyên nghiệp đang được tuyển dụng tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn Việt Nam dao động trong khoảng từ 10-20 triệu VNĐ/tháng. Đây cũng chính là cơ hội vô cùng hấp dẫn dành cho những ai đam mê Beverage.
VI. Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Beverage là gì, đặc điểm của mô hình Beverage cũng như tiềm năng của việc kinh doanh Beverage tại Việt Nam mà 123job muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những thông tin ở bài viết mang tới cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về Beverage là gì. 123job cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và chúc bạn gặt hái được nhiều thành công trên con đường mà mình đã chọn!