Bạn đã bao giờ nghe đến Internship? Hay bạn có biết sau khi bạn ra trường thì công việc đầu tiên của bạn là một thực tập sinh? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về thực tập sinh là gì và cách để trở thành Intership giỏi.

Nếu như bạn là một sinh viên năm nhất hay năm 2 thì có thể bạn chưa biết đến Intern là gì. Nhưng với một sinh viên năm 4 mà nói thì có lẽ hầu hết ai cũng biết Internship là gì? Những sinh viên cuối sắp tốt nghiệp ra trường đều phải trải qua việc làm Internship mà người ta hay còn gọi là Thực tập sinh. Vậy bạn có thực sự hiểu rõ về Intern là gì? Tại sao ai cũng phải trải qua công việc Intern này? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu chung về intern 

1. Intern là gì? Internship là gì?

Intern là gì? Trong mỗi quá trình học tập của mỗi sinh viên thì ai cũng muốn trở thành thực tập sinh của một doanh nghiệp nổi tiếng, thực tập sinh trong tiếng anh là gì? Câu trả lời là “Internship”. Internship hoặc Intern được hiểu theo tiếng Việt là thực tập. Nói một cách dễ hiểu, đó là cơ hội mà các nhà tuyển dụng cung cấp cho sinh viên quan tâm đến chuyên ngành, lĩnh vực mà họ đang muốn thử sức làm việc. Một nhân viên thực tập làm việc tại một công ty nào đó trong một khoảng thời gian cố định, thường là ba đến sáu tháng. Một vài sinh viên có thể thực tập bán thời gian với thời gian họ làm việc tại văn phòng chỉ vài ngày hoặc vài giờ mỗi tuần. Hoặc thực tập toàn thời gian, nhân viên có thể làm việc cùng giờ với các nhân viên chính thức của công ty.

Thực tập sinh là gì?

Intern là gì? Cách để trở thành Intern được chú ý?

Thực tập cung cấp cho sinh viên cơ hội thực hành để làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề họ mong muốn. Cơ hội thực tập giúp sinh viên áp dụng được những kiến thức sách vở vào thế giới thực tế, từ đó bồi dưỡng những kinh nghiệm quý giá khiến họ trở thành ứng viên sau khi cơ hội thực tập kết thúc.

Thực tập có thể là một phương pháp tuyệt vời để “thử” một nghề nghiệp nào đó. Ví dụ như bạn có thể nghĩ rằng bạn muốn có một công việc nhanh chóng trong ngành quảng cáo sau khi học xong đại học, nhưng sau khi thực tập, bạn có thể thấy rằng nó không phù hợp với bạn; cái nhìn sâu sắc sẽ giúp bạn chọn con đường sự nghiệp của mình một cách đúng đắn hơn.

Ở một số trường cao đẳng, đại học thực tập cũng được tính vào tín chỉ khóa học. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi trường, nhưng thông thường, khoảng thời gian thực tập kéo dài ba tháng được tính là tín chỉ của toàn khóa học.

2. Làm Internship bạn sẽ được gì? Có cơ hội phát triển nghề nghiệp không? 

Tùy theo các ngành học mà bạn được học tại các trường đại học mà có những vị trí tương ứng, như thực tập về mảng Kế toán, mảng Kinh doanh, ngành Marketing, ngành Logistics, mảng Nhân sự… Bạn sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản để phù hợp với các vị trí công việc như một nhân viên chính thức làm việc thực sự cho công ty.

Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường ưu tiên việc lựa chọn nhân viên chính thức từ những đội ngũ Internship trong công ty nhằm giảm thiểu chi phí đào tạo, tuyển dụng và ổn định nhân lực nhanh. Bên cạnh đó, thông qua đánh giá quá trình thực tập, nhà tuyển dụng có thể nhận ra năng lực của từng ứng viên rõ ràng hơn. Chính vì vậy, vị trí Internship được xem như là một cơ hội ngàn vàng giúp các bạn trẻ nhanh chóng tìm được công việc mà bản thân mong muốn phù hợp chuyên ngành của mình. Đây cũng là cơ hội để các sinh viên có một môi trường cọ xát với thực tế, trang bị cho bản thân những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết cho sau này.

Tùy theo chính sách, quy định của mỗi công ty khác nhau mà vị trí Internship có thể được hưởng lương hoặc không có lương. Nếu được hưởng lương thì mức lương dành cho thực tập sinh hiện nay thường dao động trong khoảng từ 1 – 4 triệu đồng/ tháng, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ứng viên và công ty.

III. Những kiểu thực tập sinh được công ty chú ý 

Doanh nghiệp đón nhận intern thì thấy nhân viên thực tập không hiểu gì về công ty, có nhiệm vụ gì quan trọng cũng không dám giao cho họ. Đối diện với thực trạng này, nhân viên thực tập cần tìm cách để chứng tỏ vị trí của mình trong công ty. Hãy xem các công ty mong muốn điều gì ở những nhân viên thực tập. Nắm được điều này, chắc chắn bạn sẽ tìm được cách để có một công việc xứng đáng với năng lực của mình.

Intern là gì?

Intern là gì? Cách để trở thành Intern được chú ý?

1.Thái độ trung thực, làm việc chăm chỉ

1.1. Từ những việc nhỏ nhất

Nhân viên thực tập (Intern) thường không có kinh nghiệm làm việc, mối quan hệ cũng hạn hẹp, để có được sự tín nhiệm của công ty mà ngoài việc chăm chỉ, chủ động để chứng minh bản thân mình thì không có cách nào khác cả. Nếu công ty không giao nhiệm vụ cho bạn, vậy hãy cố gắng tìm việc mà làm. Từ những việc nhỏ như là thu dọn phòng khách, đưa gửi và nhận bưu kiện... nếu có thể làm tốt những công việc này cũng sẽ gây ấn tượng đẹp. Trong thực tế, ít có công ty nào kỳ vọng vào việc các nhân viên thực tập chứng tỏ khả năng ngay từ đầu, điều họ quan tâm nhất là thái độ, tiềm năng và hướng phát triển của thực tập sinh.

1.2. Chấp nhận làm thêm giờ

Intern cũng cần có tinh thần trách nhiệm làm việc cao, đừng bao giờ coi mình là ngoại lệ trong những hoạt động chung của công ty. Thông thường, các công ty không hay yêu cầu intern làm thêm giờ, chỉ yêu cầu khi thực sự thấy cần thiết. Tuy vậy, hãy sẵn sàng khi công ty có lời đề nghị trực tiếp tới bạn. Hãy làm với tất cả lòng nhiệt tình và đừng than vãn. Điều duy nhất mà bạn có thể không hài lòng là khi một mình bạn phải làm thêm giờ mà không nhận được đãi ngộ hợp lý và ghi nhận chính đáng. Tuyệt đối không vui vẻ nhận nhiệm vụ rồi kêu ca vì điều đó sẽ gây một ấn tượng rất xấu về bạn cho công ty.

1.3. Đừng viện cớ bừa bãi

Nhiều bạn có năng lực thực sự, tuy nhiên lại quá tự tin và muốn chứng tỏ bản thân bằng mọi giá nên mỗi khi mắc lỗi đều viện cớ để trốn tránh trách nhiệm. Ví dụ như một nhân viên thực tập làm tốt các nhiệm vụ được giao nhưng một lần sơ ý ghi nhầm tên địa chỉ chuyển phát của khách hàng. Đáng ra chuyện chẳng có gì nếu ngay khi dịch vụ giao nhận báo lại, anh ta nên tra lại tên rồi sửa nhưng vì sĩ diện "sợ bị phát hiện là sai", nên anh ta hết viện cớ do quá nhiều việc rồi đến chê dịch vụ chuyển phát tắc trách. Ấn tượng cuối cùng của công ty với anh ta là một người thiếu sự trung thực và vô trách nhiệm. Ai cũng có thể sẽ mắc sai lầm, hãy thẳng thắn nhận lỗi thì mọi chuyện lại tiếp tục vận hành dễ dàng hơn.

1.4. Hãy cống hiến trước khi đòi đãi ngũ 

Đừng vồ vập đặt ra câu hỏi với công ty: "lương thực tập là bao nhiêu? Có đãi ngộ gì không?". Thông thường ngay sau khi phổ biến nội quy, một công ty nghiêm túc sẽ thông báo về những đãi ngộ cho bạn. Nhưng hãy nghĩ rộng một chút, đãi ngộ thực tập của bạn có thấp thì cũng do ở một số công việc không có kinh nghiệm không thể làm được, và bạn tham gia thực tập đôi khi chỉ là quá trình thu nhập kiến thức. Đừng đặt ra quá nhiều điều kiện vì như thế cho dù nhà tuyển dụng có ưu ái bạn thế nào cũng sẽ mất ấn tượng tốt về bạn. Ở một xã hội thực tế, cần cân đối giữa hiệu quả thực chất công việc của bạn với mức lương được trả.

2. Làm việc chủ động tích cực

2.1. Đầu tiên phải ý thức được công việc

Là một intern thì nhất định phải xác định rõ mục tiêu khi bạn đến thực tập ở một công ty nào đó. Đến để làm việc, học tập và tìm hiểu thực tế nên bạn cần phải biết rằng điều gì nên làm hoặc không nên làm. Nhiều thực tập sinh khi đến công ty khi không được giao việc thì vô tư lôi sách vở môn khác đến học hoặc làm việc riêng. Một số người khác thì đòi xin trước giấy chứng nhận thực tập. Nếu bạn thực sự không có coi trọng việc này thì tốt hơn cả là đừng tốn thời gian thực tập.

2.2. Chủ động tìm việc mà làm

Công ty không phải là trường học của bạn, thường không có ai chỉ ra cho bạn những công việc cụ thể, những thứ cần phải biết. Nhưng trong thực tế, những điều có thể học ở công ty sẽ phong phú hơn ở trường cực kỳ nhiều, nó chính là thực tế sống động mà bạn cần phải đối diện, và quan trọng hơn là bạn có thực sự muốn làm nó hay không. Nếu thực sự không có nhiệm vụ nào thì nên quan sát người khác làm việc với một thái độ tích cực, thể hiện tinh thần ham học hỏi. Các công ty thực chất không có nghĩa vụ huấn luyện bạn, cơ hội nằm trong tay bạn nếu bạn không thực sự nắm giữ mọi thứ sẽ trôi đi thôi.

2.3. Chủ động tư duy

Khi vào công ty thực tập, bạn cần chuẩn bị tâm lý, đừng quá "sốc" khi những điều bạn học không thể áp dụng được. Trong trường học, những điều bạn học chỉ là lý thuyết còn thực tế công việc đang biến đổi từng ngày. Hãy chuẩn bị những câu hỏi ngay khi còn học tập, và sau đó bạn hãy dùng những điều bạn đã mắt thấy tai nghe để giải quyết tất cả những thắc mắc. Hơn nữa, hãy thừa nhận việc thiếu kinh nghiệm sẽ dẫn đến những trở ngại và thất bại, nhưng hãy luôn sẵn sàng trước mọi cơ hội và thách thức.

2.4. Dám đặt câu hỏi

Rất nhiều intern ngại khi đặt câu hỏi, coi việc hỏi người khác sẽ thấy mất mặt. Như thế thì dù có mất nhiều thời gian ở công ty, bạn cũng sẽ không thể biết chính xác trình tự công việc của doanh nghiệp, càng không biết cách làm việc. Đặt câu hỏi cũng là cách bạn chủ động nắm lấy cơ hội cho chính mình.

Dám đặt ra câu hỏi

Intern dám đưa ra câu hỏi

III. Kinh nghiệm học được từ thực tập

1. Thứ nhất bài học về sự chủ động

Chủ động là bài học đầu tiên và lớn nhất mà hầu hết các bạn thực tập sinh học cần học hỏi. Chủ động làm quen với mọi người xung quanh, chủ động tìm hiểu các công việc nơi thực tập, chủ động đề xuất và làm việc cùng với mọi người. Tất cả đều giúp cho bạn nhanh chóng hòa nhập được với môi trường mới.

Khi đến cơ quan thực tập, mỗi người có một công việc khác nhau, không phải ai cũng có thời gian để theo dõi sát sao, tận tình chỉ việc cho bạn. Vậy nên sự chủ động trong mọi việc sẽ giúp bạn nắm bắt được cơ hội và học hỏi được nhiều điều thực tế.

2. Thứ 2 Rút được kinh nghiệm thực tập qua những bài học vô giá từ thực tế 

Intern chính là khoảng thời gian bạn học nghề mà bạn hiểu được rõ hơn công việc sau này ra phải làm là gì. Được làm việc thực tế, tạo cơ hội để áp dụng những kiến thức ở trên trường mà ta hay gọi là lý thuyết.

Từ đó sẽ giúp ta nhanh chóng tìm ra lỗ hổng của bản thân và kịp thời khắc phục ngay. Đồng thời, với sự chỉ bảo của những người đi trước có kinh nghiệm đó là một cơ hội quý giá để từng bước lập kế hoạch cho tương lai của chính mình.

3. Thứ 3 Có thêm những người bạn và những mối quan hệ mới

Sau khoảng thời gian làm thực tập sinh, bỗng nhiên chúng ta trở nên “Giàu có ” vì có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp, và nhiều người bạn lớn trong nghề. Chính nhờ những mối quan hệ đó đôi khi lại giúp đỡ cho ta trong việc phát triển sự nghiệp và tương lai mà không cần giá trị về tiền bạc.

4. Thứ 4 trang bị những kĩ năng mới và cơ hội mới

Kỹ năng mềm, đó là thứ mà sinh viên nào cũng muốn trang bị khi ra trường, để có thể tự tin và bắt đầu cho những công việc mới đầu tiên của mình khi rời khỏi ghế nhà trường.

Sau khoảng thời gian thực tập nếu bạn có cố gắng nỗ lực hết mình, luôn chủ động trong mọi công việc thì những giá trị sau này bạn nhận được nó sẽ gấp rất nhiều lần so với công sức mà bạn bỏ ra.

Thực tập không chỉ là khoảng thời gian để bạn học hỏi nữa mà nó còn là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của bản thân. Nếu làm tốt thì bạn đã cho mọi người thấy được bạn thực sự phù hợp với công việc này, có thể sẽ là một lời mời làm nhân viên chính thức khi ta ra trường.

Những lợi ích mà khi thực tập mang lại chắc hẳn sẽ giúp cho những bạn sinh viên có nhiều góc nhìn khác. Đừng lãng phí thời gian trong khi thực tập bởi mỗi ngày sẽ dạy cho bạn một bài học, mang cho bạn những trải nghiệm mới để giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn trong sự nghiệp.

IV. Những lưu ý cơ bản khi bắt đầu kỳ thực tập 

1. Phong cách ăn mặc

Các bạn intern không được phép lơ là hình ảnh của mình ngay trong những ngày đầu bước vào môi trường chuyên nghiệp này, vì dù sao ăn mặc đẹp cũng giúp bạn tự tin hơn và bước đầu làm quen với thế giới “công sở”.

Bạn nên dắt vào túi một vài mẹo nhỏ trong ăn mặc và phối đồ để giúp mình trông thật tự tin từ những ngày đầu vào công ty, ví dụ như màu giày và màu thắt lưng nên cùng tone, mặc thế nào cho tone sur tone, người thấp nên mặc áo sọc dọc, người béo không nên mặc áo sọc ngang.

Thời trang dành cho Intern

Thời trang dành cho Intern

Tất cả những bí kíp mặc đẹp bạn đều có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng hoặc vào các trang web nổi tiếng về thời trang như elle.vn để đọc thêm những bài viết chuyên sâu về thời trang cho chính mình nhé.

2. Thái độ thẳng thắn, có trách nhiệm với công việc

Dù cho bạn là ai, đang làm công việc gì thì cũng cần phải có đức tính chăm chỉ và trung thực trong công việc. Khi mới bắt đầu làm intern, bạn có thể sẽ đối mặt với trường hợp công ty sẽ không quan tâm, không giao việc cũng như hướng dẫn công việc cho bạn. Nhưng không phải vì thế mà bạn được ngồi chơi, hãy có những động thái chứng tỏ rằng mình đang cần được sự giúp đỡ, hãy cố gắng tìm việc để làm bằng cách bắt đầu từ các công việc nhỏ như như sao chép văn bản, thu dọn phòng khách, đưa gửi bưu kiện…Tôi tin chắc rằng, khi thấy được sự chăm chỉ của bạn, những quản lý trong công ty sẽ hướng dẫn bạn làm những công việc liên quan đến chuyên môn của mình.

3. Thời gian làm việc

Theo như số liệu thống kế của các trường đại học, cao đẳng thì tỷ lệ các sinh viên đi học muộn là rất cao. Có những bạn việc đi học muộn đã trở thành một thói quen. Vậy nên, khi đi thực tập các bạn vẫn giữ nguyên thói quen đó. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho công ty mà bạn thực tập sẽ không hài lòng.

Hãy đến đúng giờ để thể hiện mình là con người có trách nhiệm với công việc, báo cáo công việc thực tập đầu đủ. Ngoài việc đến đúng giờ, khi đang là nhân viên thực tập cần được sự giúp đỡ của các mọi người trong công ty, nên bạn hãy thể hiện mình là người cầu toàn trong công việc bằng cách làm thêm giờ và hãy làm với tất cả lòng nhiệt tình. Bởi dù là intern nhưng bạn không thuộc trường hợp ngoại lệ trong việc nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

4. Năng động trong làm việc nhóm, tạo quan hệ với đồng nghiệp

Cho dù bạn là một Intern hay là nhân viên chính thức thì việc có một mối quan hệ với các đồng nghiệp khác luôn quan trọng. Trong công việc, đồng nghiệp chính là người  đồng hành, gắn bó cùng với mình trong suốt chặng đường làm ở công ty, họ không chỉ là những người tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái mà còn là người giúp đỡ bạn rất nhiều trong chuyên môn công việc.

Hơn nữa, đồng nghiệp còn đóng góp vai trò rất quan trọng trong công tác làm việc nhóm, việc có được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt hơn rât nhiều. Trong quá trình thực tập, bạn không nên có suy nghĩ mình chỉ là một nhân viên thực tập, điều đó sẽ khiến cho bạn không có động lực trong công việc. Thực tập không chỉ đơn thuần là yếu tố để mang đổi lấy điểm số, mà vai trò chính của việc thực tập là giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế để có được bước đệm cho công việc sau này.

V. Kết luận 

Qua bài viết là toàn bộ những chia sẻ về Intern là gì? Đối với nhiều sinh viên đại học và sinh viên đã tốt nghiệp, việc làm thực tập sinh giống như vị trí toàn thời gian cho tương lai. Nếu không có quá trình thực tập, nhiều vị trí cấp cao có thể quá khó với đối với người chưa có kinh nghiệm. Đây là cách tối đa hóa trải nghiệm thực tập của bạn và tập trung vào toàn bộ sự nghiệp trong tương lai của bạn. Vì thế, nếu còn là sinh viên vẫn đang còn trên giảng đường, hãy lựa chọn cơ hội thực tập của bản thân.