Những năm gần đây, lĩnh vực kinh doanh homestay trở nên rất hot và làm sôi động thị trường. Tuy nhiên cũng giống như các lĩnh vực khác để kinh doanh homestay hiệu quả bạn cần những bí quyết kinh doanh hoàn hảo.
Với thị trường kinh doanh homestay rất hot như hiện nay vì chỉ với số vốn không lớn, chỉ từ vài chục đến vài trăm triệu tùy thuộc vào từng mô hình kinh doanh mà thu về lợi nhuận lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng và bạn muốn bước chân vào thế giới kinh doanh đó nhưng trong bạn đặt ra những câu hỏi: Lý do khiến mô hình kinh doanh homestay “hot” như hiện nay? Cần chuẩn bị những gì cho việc kinh doanh homestay? Bí quyết kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu? Vậy 123job sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.
I. Lý do khiến mô hình kinh doanh homestay “hot” như hiện nay?
1. Tiềm năng phát triển kinh doanh homestay
Trong những năm gần đây việc kinh doanh homestay đang trở thành lĩnh vực rất “hot”. Vậy homestay là gì? Hiểu một cách đơn giản thì homestay là một loại hình du lịch mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân địa phương, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.
Chính vì homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, tại chính địa phương nơi khách hàng đến. Vì vậy sẽ giúp cho nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật nhất. Bên cạnh đó, loại hình du lịch homestay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam. Nhất là tại các tỉnh, thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Mộc Châu, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Sapa...
Vì vậy, việc kinh doanh homestay là top những mô hình kinh doanh sáng tạo, đang trở thành lĩnh vực tiềm năng cho những người ít vốn, dân địa phương và dân công sở muốn tạo một không gian hoàn hảo cho kiếm lời.
kinh doanh homestay hiện năng đang có tiềm năng phát triển mạnh mẽ
2. Thu về lợi nhuận hấp dẫn
Thay vì chọn các nhà nghỉ hoành tráng, hay khách sạn cao cấp, thì giới trẻ hiện nay lại chọn homestay. Dù chỉ là những căn hộ thu nhỏ, nhưng mô hình homestay vẫn luôn thích nghi hơn khách sạn. Không gian được bài trí khá tinh tế, thân thiện và ấm cúng, rất hòa hợp cùng thiên nhiên, kết hợp phong cách decor hài hòa tối giản tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho khách hàng, đặc biệt là giá cả lại rẻ. Giá trung bình rơi vào khoảng 300.000 đồng/đêm cho một homestay. Bên cạnh đó thì vào những ngày cao điểm giá cũng chỉ dao động từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/đêm với những homestay hạng sang .Vì vậy nó sẽ giúp giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí khi đi du lịch. Mô hình này đặc biệt bị thu hút bởi các bạn trẻ đam mê khám phá.
Tính trung bình thu nhập kinh doanh homestay cho thu được khoảng 9 triệu/giường và mùa cao điểm 18 triệu/giường. Đây là lợi nhuận đủ sức hấp dẫn với những ai học khởi nghiệp kinh doanh homestay kể cả cho sinh viên.
Lợi nhuận luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sức hấp dẫn của một lĩnh vực kinh doanh. Với kinh doanh homestay, nhiều người đã kiếm được mức thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng một tháng. Bởi nhu cầu của người dân trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng ngày một tăng, xu hướng ở homestay ngày càng nhiều. Trừ đi mọi chi phí vận hành và tu sửa thì homestay cũng mang về cho bạn trung bình từ vài triệu đến vài chục triệu mỗi ngày. Vào những tháng du lịch cao điểm, lợi nhuận có thể đạt 90 – 100 triệu đồng. Bạn càng bỏ nhiều công sức và tâm huyết vào homestay, hiệu quả lợi nhuận kinh doanh thu về ngày càng lớn.
3. Vốn đầu tư dễ dàng huy động
Kinh doanh homestay bạn sẽ bỏ số vốn ít hơn nhiều so với mở khách sạn hay resort. Tuy nhiên tùy vào mô hình kinh doanh mà bạn phải bỏ số vốn là khác nhau.
So với các hình thức kinh doanh dịch vụ lưu trú khác, rõ ràng số vốn cần để kinh doanh homestay là ít hơn rất nhiều, chỉ dao động từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, do đó rất dễ dàng để bạn huy động vốn. Bạn có thể sử dụng tiền tiết kiệm hoặc vay mượn từ người thân, bạn bè, hoặc rủ họ cùng góp vốn kinh doanh.
4. Tự do tài chính và thu hồi vốn nhanh
Khi homestay của bạn thu hút được số lượng khách hàng ổn định thì công việc kinh doanh này sẽ mang lại cho bạn một nguồn thu nhập thụ động hấp dẫn. Trên thực tế, nhiều người đã làm giàu thành công từ mô hình kinh doanh hiện đại này và thậm chí sau đó đã bỏ công việc “làm công ăn lương” hiện tại để tục chung vào phát triển kinh doanh homestay.
Quá trình cải tạo homestay diễn ra rất nhanh chóng. Theo khảo sát, mức giá thuê homestay dao động từ 300.000 đồng đến 1 triệu đồng một đêm cho mỗi căn. Với tỷ lệ đặt phòng khoảng 60% thì một tháng, bạn có thể kiếm được 5,4 – 54 triệu đồng. Trừ đi chi phí quản lý và nhân viên thì đây vẫn là một con số doanh thu ấn tượng. Với mức doanh thu này, bạn sẽ nhanh chóng thu hồi được lượng vốn ban đầu.
Có thể thấy kinh daonh homestay rất nhanh thu hồi vốn và sinh lợi nhuận
II. Cần chuẩn bị những gì cho việc kinh doanh homestay
1. Vốn là điều đầu tiên cần có
Bạn sẽ cần có 1 khoản tiền nhất định để bắt đầu và duy trì hoạt động kinh doanh. Nhìn chung thì khi bắt đầu 1 cơ sở kinh doanh, bạn sẽ cần tiền để chi tiền cho các khoản sau:
- Tiền khảo sát + lên phương án thiết kế.
- Tiền cải tạo + Mua sắm trang thiết bị.
- Tiền cọc nhà + Thanh toán trước tiền nhà 3-6 tháng hoặc 1 năm.
- Tiền đăng ký các loại giấy phép cần thiết.
- Tiền dự trù chi phí đầu tư phát sinh (10%).
- Tiền dự trù chi phí vận hành, marketing
Số tiền cần chuẩn bị đối với mỗi mô hình và phân khúc sẽ khác nhau, vì thế nên tính toán thật cân nhắc để tránh xảy ra nhiều rủi ro. Nếu chưa có đủ vốn, bạn có thể rủ thêm người khác làm cùng để chia sẻ công việc cũng như áp lực tài chính cũng như bổ sung về kinh nghiệm quản lý rủi ro trong kinh doanh.
2. Nghiên cứu kỹ thị trường
Nghiên cứu thị trường để phân tích số liệu thống kê và nắm bắt những tính chất đặc thù của ngành du lịch, nhu cầu của khách du lịch. Làm bất cứ việc gì cũng phải đặt câu hỏi, có sớm quá không, có muộn quá không, có đúng lúc không? Thấy người ta kinh doanh homestay có lời, mình nhảy vào đầu tư theo thì lỗ. Sự khác nhau chỉ là một bên thì tham gia đúng lúc và một bên thì bắt đầu khi đã muộn. Đó là câu chuyện về mô hình kinh doanh phong trào, điển hình của kinh doanh homestay đang diễn ra hiện nay. Hiện tại có khoảng 10.000 cơ sở kinh doanh lưu trú đang hoạt động tại Hà Nội, trong đó 70% là khách sạn tiêu chuẩn dưới 3 sao, đó chính là các mô hình homestay. Rất tiếc đa số không hiểu rằng khi cơ hội kiếm tiền rõ ràng tới mức ai cũng nhìn thấy thì đó là lúc đã quá muộn để tham gia.
Cần có thông tin và tri thức về "xu thế phát triển tất yếu" của ngành du lịch. Tăng trưởng du lịch của Việt Nam rất tốt, số liệu cho thấy năm 2019 đón 18 triệu lượt khách quốc tế tăng 16,2%. Khách nội địa đạt 85 triệu lượt, tăng trên 6%.
3. Chọn địa điểm thích hợp
View quanh homestay càng rộng, càng nên thơ và mơ mộng thì khả năng “hái ra tiền” càng cao. Bởi vì ngoài nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn và ngắm cảnh thì homestay cũng là nơi để chụp những tấm hình sống ảo của giới trẻ. Chỉ cần homestay có nhiều view đẹp bạn đã có lợi thế hơn hẳn các homestay khác.
View quanh homestay càng rộng, càng nên thơ và mơ mộng thì khả năng “hái ra tiền” càng cao
4. Hoàn thành thủ tục cấp giấy phép kinh doanh homestay
Kinh doanh homestay thường là mô hình nhà nghỉ tại gia nên việc bạn đăng ký kinh doanh nên đăng ký hình thức kinh doanh hộ cá thể và nhớ kê khai tài sản cố định là nhà, căn hộ sử dụng kinh doanh và chứng minh chủ sở hữu. Cách đăng ký làm homestay như sau:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Hồ sơ bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký cấp pháp kinh doanh Homestay với nội dung cần ghi rõ theo mẫu:
- Tên hộ kinh doanh (có kèm SĐT – Email).
- Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay.
- Kê khai số vốn bỏ ra.
- Kê khai số lao động sử dụng khi Homestay đi vào hoạt động.
CMND của người thành lập hộ kinh doanh (sao công chứng CMND).
Bên cạnh đó cần phải làm các thủ tục sau :
- Thủ tục xin cấp chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
- Thủ tục xin cấp chứng nhận an ninh trật tự.
- Thủ tục đăng ký xếp thứ hạng homestay.
- Văn bản thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay.
Hoàn thiện đăng ký kinh doanh và các thủ tục sớm để homestay sớm được đi vào hoạt động.
5. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Homestay cần có đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp phải qua lớp tập huấn nghiệp vụ trừ trường hợp có bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan đào tạo có thẩm quyền cấp, khuyến khích biết ngoại ngữ để có thể phục vụ được cả khách trong và ngoài nước. Nếu là hộ kinh doanh cá thể cần có những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực quản lý nhà hàng khách sạn, quản lý dịch vụ, có thái độ chuẩn mực trong kinh doanh để có thể làm hài lòng khách hàng tốt nhất có thể.
III. Bí quyết kinh doanh homestay cho người mới bắt đầu
1. Khoanh vùng đối tượng khách hàng tiềm năng
Đây là yếu tố then chốt nhất quyết định việc kinh doanh du lịch homestay của bạn thành công hay thất bại. Bởi đặc điểm nhóm tính cách, tuổi tác của khách hàng tiềm năng sẽ quyết định bạn lựa chọn vị trí địa lý mở homestay ở đâu, các bạn trang trí homestay như thế nào để khách hàng của bạn “ở một lần là không muốn về”.
Đa phần, những khách hàng tiềm năng ở homestay là các bạn trẻ tuổi từ khoảng 18 đến dưới 30 tuổi. Những người muốn trải nghiệm một mô hình mới, trải nghiệm một không gian mới và luôn thích sự mới mẻ và độc đáo. Nhiều khi nó cũng giúp họ cảm thấy hào hứng hơn, nhiều năng lượng hơ sau mỗi chuyến nghỉ ngơi tham quan trải nghiệm tại homestay của bạn.
Bên cạnh đó cần chú trọng đến cả các khách hàng trong nước và quốc tế. Không nên đầu tư vào một kênh hay một hệ thống khách hàng mà hãy áp dụng những “mẹo” để tìm kiếm khách hàng giúp đạt hiệu quả cao nhất. Điều quan trọng nhất để thu hút khách hàng đó là những giá trị mà bạn đã cung cấp.
Bí quyết để kinh doanh homestay thành công là biết khoanh vùng đối tượng khách hàng
2. Muốn thành công thì phải có vị trí kinh doanh homestay đắc địa
Nếu không có vị trí đắc địa gần các điểm du lịch thì homestay của bạn cũng phải dễ tìm, gần các tiện ích như sân bay, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị, công viên, bệnh viện, trường học, văn phòng… Khách tới homestay đôi khi không chỉ là khách du lịch mà là những người muốn tìm nhà trung dài hạn khi đi công tác hoặc thăm người thân, nên chỉ cần nhà gần nơi họ hay lui tới.
3. Thiết kế homestay độc đáo với nhiều phong cách
Ví dụ homestay của bạn có “view không thể chê vào đâu được” sẽ thu hút khách hàng hơn hẳn. Một số gợi ý về phong cách homestay như sau:
- Xây dựng homestay kết hợp với phim trường chụp ảnh.
- Có vườn trái cây nông sản đặc trưng của vùng miền hay đa dạng các loại cây trái
- Có vườn hoa đẹp với diện tích “đủ để sống ảo”.
- Có dịch vụ câu cá.
- Homestay với kiến trúc tại hiện cuộc sống ngày xưa.
- Hình dáng homestay độc đáo như nhà kính, trong container, nhà tổ chim...
Điểm đặc biệt để thu hút khách hàng đó là điểm nhấn, chính điểm nhấn mà bạn tạo ra sẽ làm nên thương hiệu của homestay. Homestay của bạn sẽ càng có sự đa dạng về đối tượng khách hàng, nhất là với giới trẻ hiện nay, họ mong muốn trải nghiệm sự mới mẻ độc đáo và thoải mái để có một nơi không chỉ nghỉ dưỡng tuyệt vời mà còn là nơi vui chơi thỏa mái.
Mô hình homestay càng độc đáo thì càng thu hút được nhiều du khách muốn khám phá
4. Trang bị thêm bếp để giống ngôi nhà ấm cúng
Ngoài việc để có phòng xinh xắn thì homestay nên trang bị thêm bếp để khách hàng cảm nhận được sự ấm cúng như đang ở trong chính ngôi nhà của mình. Từ đó tạo được cảm giác gần gũi, thân thiện sẽ dễ dàng làm khách hàng gắn bó lâu dài hơn với homestay của bạn.
5. Đưa ra phương pháp nhân sự khi kinh doanh homestay
Với những homestay nhỏ, bạn có thể thuê 1-2 nhân viên để dọn dẹp phòng và vệ sinh homestay thật sạch sẽ thường xuyên. Dĩ nhiên là nếu có người nhà phụ giúp thì không những bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí mà còn yên tâm về sự trung thực và đảm bảo yên tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu phải thuê nhân viên ngoài thì hãy lựa chọn những người cẩn thận, chu đáo, nhiệt tình để họ có thể cùng bạn quán xuyến việc lưu trú của du khách.
Với homestay lớn hơn thì bạn cần phải cần người quản lý hay nhân viên QC phải có kinh nghiệm thực tế, đã qua lớp tập huấn về quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Đầu tư vào bài bản vào kế hoạch marketing homestay
Dù homestay của bạn có đẹp, có độc, có lạ đến đâu mà khâu quảng cáo homestay không tốt thì coi như bạn tự “triệt đường sống” của mình. Hiện nay các kênh như Facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực… là những kênh rất tốt để bạn giới thiệu “ngôi nhà” của mình đến với những bạn trẻ đang có nhu cầu. Mặt khác, việc xây dựng và thiết kế website homestay riêng, đầu tư về hình ảnh phòng ốc homestay cũng là một hướng đi lâu dài và bền vững để tạo uy tín cũng như từng bước xây dựng thương hiệu homestay của mình lớn mạnh hơn.
7. Áp dụng những chính sách khuyến mãi
Chính sách giảm giá hay những món quà tặng kèm luôn mang lại những niềm vui nho nhỏ cho những du khách. Bạn có thể giảm giá cho những du khách khi họ đồng ý chụp hình với homestay của bạn và đăng lên trang cá nhân để feedback hay đề xuất dịch vụ với bạn bè của họ. Đây là một trong những hình thức quảng bá hình ảnh hiệu quả mà tiết kiệm chi phí nhất hiện nay.
Những dịch vụ tặng kèm như phục vụ bữa sáng đơn giản miễn phí: một ly cafe nóng hổi, một bữa sáng đạm bạc mang tính chất vùng miền cũng rất được lòng du khách. Một mẹo nhỏ nữa là bạn có thể đầu tư những món quà nhỏ xinh làm vật lưu niệm khi du khách rời đi. Đây là một cách tiếp thị rất thông minh bởi những hiện vật mang dấu ấn của bạn sẽ khiến họ nhớ lâu hơn về ngôi nhà này. Nhờ vậy, khả năng sẽ có nhiều người biết đến homestay của bạn sẽ cao hơn.
IV. Kết luận
Cuộc sống không giống trò chơi sấp ngửa, tôi thắng thì anh phải thua. Những người thông minh, có thiện chí sẽ biết cách tìm ra các tình huống win-win thông qua hợp tác kinh doanh. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để bạn tự tin bước chân vào thị trường kinh doanh homestay.