Biên bản thỏa thuận làm căn cứ xác định vai trò và trách nhiệm của các bên. Biên bản thỏa thuận được xem là văn bản giúp cá nhân, tổ chức tự bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy chính xác biên bản thỏa thuận là gì? Có lưu ý gì khi viết biên bản này không?
Biên bản thỏa thuận là một văn bản có giá trị vô cùng quan trọng và thường thấy trong cuộc sống thường nhất của chúng ta. Theo đó, biên bản này có nhiệm vụ đảm bảo các bên liên quan thực hiện đúng các điều khoản được ghi trong đó và ngăn chặn các tình huống, mâu thuẫn làm ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Việc hiểu rõ về biên bản này được xem là cách để bạn hay tổ chức tự bảo vệ các giá trị chính đáng của mình. Nếu bạn muốn hoàn thiện thông tin của mình về biên bản thỏa thuận cũng như biết cách xây dựng nó hoàn hảo thì hãy theo dõi bài viết dưới đây.
I. Biên bản thỏa thuận là gì?
Biên bản thỏa thuận là gì?
Hiện nay chúng ta vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng nào quy định cụ thể về biên bản thỏa thuận. Mặc dù vậy, bạn cũng có thể hiểu đơn giản nó là văn bản thỏa thuận về một vấn đề nào đó giữa các bên liên quan. Trong đó, thường biên bản được thực hiện nhằm bày tỏ nguyện vọng, ý chí của một bên và các bên còn lại đều đồng ý thực hiện theo các yêu cầu, nội dung có trong văn bản đó.
Biên bản thỏa thuận được các bên tiến hành trao đổi, thống nhất về các vấn đề như tài chính, quyền lợi, trách nhiệm cần phải thực hiện. Tùy theo từng loại biên bản mà nội dung được ghi trong đó có sự khác nhau ví dụ trong mẫu biên bản thỏa thuận việc làm cần ghi cụ thể về lương, chế độ xã hội, trợ cấp…. Biên bản được viết ra nhằm tạo lập căn cứ khi có mẫu thuận, tranh chấp khởi kiện ra tòa. Do vậy, để đảm bảo tính pháp lý của pháp luật thì văn bản này cần được công chứng, chứng thực.
II. Cách xây dựng biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh
Cách xây dựng biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh
Như đã đề cập ở trên, biên bản thỏa thuận được sử dụng như một văn bản pháp lý xác thực quyền và nghĩa vụ của các bên. Do vậy, nó cần được xây dựng theo đúng quy chuẩn, đảm bảo tính rõ ràng về nội dung, hình thức. Cụ thể, cách xây dựng biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh như sau:
- Biên bản thỏa thuận cần chứa các điều khoản về tiến trình hợp tác cùng các cam kết cụ thể hướng đến mục đích chung của hai bên. Trong đó, biên bản phải đề cập tới các mục như: phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động….
- Biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh cần có nội dung chi tiết, càng thể hiện rõ quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm tránh rơi vào tình trạng thỏa thuận suông. Trong đó, khi lập biên bản thỏa thuận cần được chú ý là mục tiêu và tính khả thi mà hai bên muốn thể hiện.
- Cấu trúc của một mẫu biên bản thỏa thuận chuẩn cần đảm bảo đầy đủ các phần bao gồm: xác định các thành phần tham gia vào thỏa thuận, mục đích và nội dung thỏa thuận, các điều khoản tham gia và giao ước, cam kết và chữ ký của các bên.
III. Những điều cần lưu ý khi viết biên bản thỏa thuận
Những điều cần lưu ý khi viết biên bản thỏa thuận
Lập biên bản thỏa thuận gần như là công việc mà bất cứ ai từ sinh viên, người lao động đến cán bộ cấp cao đều phải thực hiện. Tuy nhiên, công việc khá quen thuộc và tưởng chừng đơn giản này lại không phải ai cũng thực hiện đúng, chuẩn. Hơn nữa, một sai sót nhỏ trong văn bản này cũng khiến giá trị của nó giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí mất hẳn giá trị. Để tránh tình trạng này, dưới đây 123job.vn xin đưa ra một số lưu ý quan trọng khi viết biên bản thỏa thuận:
- Biên bản thỏa thuận hoàn hảo cần có quan điểm nhất quán, cầu từ rõ ràng một nghĩa, tránh trường hợp nói khác, tự ý thêm thắt ghi vào biên bản gây mất niềm tin cũng như tốn thời gian xây dựng lại.
- Để làm tốt việc này, nhân viên chịu trách nhiệm soạn thảo cần am hiểu nội dung để nắm bắt thông tin nhanh. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn các luật sư để thực hiện hoặc tìm hiểu kỹ về vấn đề của biên bản trước khi tiến hành nó.
- Người tiến hành lập biên bản thỏa thuận không được lược bỏ thông tin, thỏa thuận điều kiện theo ý mình. Biên bản được lập đảm bảo tính chính xác, đầy đủ.
- Để đảm bảo tính chính xác, kết thúc buổi trao đổi người chịu trách nhiệm thực hiện biên bản thảo luận cần chốt lại vấn đề với các bên liên quan để chắc chắn và xin chữ ký xác nhận.
- Hình thức trình bày biên bản thỏa thuận khoa học, tránh màu mè, thiết kế họa tiết sặc sỡ hay sử dụng các từ hoa mỹ.
IV. Những mẫu biên bản thỏa thuận chuẩn và mới nhất năm 2021
1. Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp
Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc như trả nợ, thanh toán hay thực hiện một vấn đề nào đó. Văn bản này cũng có giá trị pháp lý, nêu đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu có tranh chấp tại tòa, nó được đem ra là chứng cứ xác minh sự việc. Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ trả nợ doanh nghiệp cho bạn tham khảo:
Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp
Mẫu biên bản thỏa thuận chuyển giao nghĩa vụ của doanh nghiệp
2. Mẫu biên bản thỏa thuận công việc dân sự
Mẫu biên bản thỏa thuận công viên dân sự được áp dụng giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức nhằm xác định thỏa thuận đã được hai bên thống nhất. Hiện tại, mẫu biên bản này thực hiện dựa trên các quy định của Bộ Luật Dân sự nhằm giải quyết tranh chấp xảy ra. Trong đó, biên bản đảm bảo có đầy đủ về mặt nội dung và hình thức, với thỏa thuận có liên quan đến tài sản cần có đăng ký quyền sở hữu và được chứng thực.
Mẫu biên bản thỏa thuận công việc dân sự cho bạn tham khảo:
Mẫu biên bản thỏa thuận công việc dân sự
Biên bản thỏa thuận công việc
3. Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh được xem như một dạng của hợp đồng Dân sự. Trong đó, nó thể hiện các thỏa thuận, cam kết liên quan đến vấn đề hợp tác kinh doanh và được viết thành dạng văn bản với sự đồng ý của các bên. Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh có giá trị pháp lý, làm căn cứ giành lại quyền lợi cho các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh cho bạn tham khảo:
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh
4. Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc
Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc được lập ra khi có sự thống nhất, đồng ý về vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của người lao động và người, tổ chức sử dụng lao động. Trong đó, văn bản này cần đề cập cụ thể tới các nội dung cụ thể sau: thông tin hai bên, thời gian thử việc, quyền lợi được hưởng của người lao động trong quá trình thử việc, trách nhiệm của các bên…
Mẫu biên bản thỏa thuận công việc cho bạn tham khảo:
Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc
Mẫu biên bản thỏa thuận thử việc
5. Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác 3 bên
Mẫu biên bản thỏa thuận hợp tác 3 bên
6. Mẫu biên bản thỏa thuận không thành về việc trả nợ cho công ty
Mẫu biên bản thỏa thuận không thành về việc trả nợ cho công ty
V. Kết luận
Trên đây là các thông tin chi tiết giúp bạn xây dựng được các mẫu biên bản thỏa thuận hoàn chỉnh nhất. Nếu bạn vẫn còn gặp vướng mắc khi thực hiện điều này thì có thể tham khảo thêm các mẫu biên bản thỏa thuận chuẩn nhất, biên bản thỏa thuận bằng tiếng Anh hay nhất tại 123job.vn. Một biên bản thỏa thuận tốt giúp thể hiện khả năng làm việc cùng tính tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm của bạn nên hãy chú ý kỹ khi tiến hành nó.