Khởi nghiệp vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời cung cấp công ăn việc làm, lợi ích nhất định cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, bạn sẽ phải gặp rất nhiều sự kiện pháp lý khó khăn.

Khởi nghiệp là việc biến ý tưởng và niềm đam mê kinh doanh của mình thành sự thật. Bạn có thể thành lập công ty, doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm, dịch vụ của mình và tự kiếm thu nhập cho bản thân. Khi thực hiện khởi nghiệp là khi bạn làm chủ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình trong một lĩnh vực nào đó, thuê nhân viên, tìm kiếm nhà đầu tư cho sản phẩm của bạn. 

Khởi nghiệp vừa mang lại lợi ích cho bản thân, đồng thời cung cấp công ăn việc làm, lợi ích nhất định cho cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, bạn sẽ phải gặp rất nhiều sự kiệnpháp lý khó khăn. Trong bài viết này, 123job.vn sẽ cung cấp cho bạn 5 vấn đề pháp lý cần biết để tránh phiền phức khi bắt đầu khởi nghiệp.

I. 5 vấn đề pháp lý doanh nghiệp cần trang bị để tránh phiền phức 

1. Đừng thỏa thuận miệng trước khi thành lập công ty

vấn đề pháp lý

Vấn đề pháp lý là gì?

Để triển khai dự án startup không thể chỉ dựa vào sức lực của một cá nhân. Vì thế các startup cần tìm kiếm những người bạn đồng hành với mình, những cổ đông của công ty. Tuy nhiên, đa số những giao dịch giữa họ chỉ là những thỏa thuận miệng qua lại với nhau về mức lương, về công việc… trước khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, đến khi dự án khởi nghiệp đã dần ổn định, doanh thu tăng cao thì sẽ khiến cho các bên trở nên xung đột với nhau về quyền lợi cá nhân. 

Vì vậy, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc này, thì ngay từ khi thành lập công ty, các nhà khởi nghiệp cần phải rõ ràng về các điều khoản trong công việc, mức lương thưởng cũng như việc làm giữa các bên.

2. Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ

Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp rắc rối về tranh chấp quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Đặc biệt với những startup trong ngành ứng dụng công nghệ. Vì vậy việc ký kết và thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ là rất cần thiết trong mỗi doanh nghiệp. Bởi khi đó thì những sáng kiến, những ý tưởng, logo, thương hiệu, slogan, sản phẩm của các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ được bảo vệ với các doanh nghiệp bên ngoài. Đồng thời nó cũng làm rõ những điều khoản được làm và không được làm giữa những người sở hữu, những người có quyền sử dụng và các nhà đầu tư …

Vậy đây là một vấn đề pháp lý mà những startup tương lai phải đặc biệt lưu tâm để không gặp phải những rắc rối không đáng có.

3. Lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp

Việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với mỗi dự án khởi nghiệp là yếu tố cơ bản để xác lập nên các quy chế pháp lý đặc thù. Nó sẽ giúp cho quá trình hình thành và phát triển công ty luôn được suôn sẻ. Theo Luật Doanh nghiệp 2014, hiện có 4 loại hình doanh nghiệp mà các startup có thể lựa chọn đó là: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH); Công ty Cổ phần (CP); Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.

Trên thực tế các startup thường chọn sử dụng 2 loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH và Công ty CP để đăng ký kinh doanh. Bởi chúng chỉ yêu cầu bạn chịu trách nhiệm pháp lý trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Còn đối với hai loại hình doanh nghiệp kia sẽ buộc bạn phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng toàn bộ tài sản của mình, kể cả tài sản cá nhân nếu phát sinh nghĩa vụ. 

Vậy trách nhiệmpháp lý là gì? Cụ thể, về mặt pháp luật thì trách nhiệmpháp lý  được hiểu là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu qua việc họ phải chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phải tùy theo định hướng tương lai của startup. Đặc biệt bạn cần cân nhắc ưu và nhược điểm nếu doanh nghiệp có kế hoạch tiếp nhận đầu tư hoặc thoái vốn trong tương lai để đưa ra quyết định hợp lý.

4. Chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các giấy tờ pháp lý theo yêu cầu

Nếu bạn có ý định khởi nghiệp đừng quên bỏ qua việc chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết để đảm bảo an toàn, tránh gặp phải những trường hợp bất lợi trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt đối với các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, mô hình kinh doanh của công ty, điều kiện kinh doanh, hợp tác thì bạn càng phải chuẩn bị thật cẩn thận và sẵn sàng.

Bởi vì nếu không chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ pháp lý về hợp tác làm ăn giữa các bên, startup có thể sẽ bị mất cơ hội khi có doanh nghiệp muốn hợp tác. 

5. Tuân thủ các điều khoản sử dụng website

Vấnđề pháp lý trong kinh doanh

Vấn đề pháp lý trong mô hình kinh doanh

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Internet như hiện nay, các nhà khởi nghiệp cần tận dụng nó để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến với đối tượng mục tiêu. 

Bạn cần sử dụng các kênh truyền thông hỗ trợ như: trang web, fanpage, các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, để làm tốt quá trình truyền thông trên các kênh này, bạn cần nắm rõ các điều khoản sử dụng trang web để tránh phạm phải những quy định trên nền tảng đó.

Ví dụ như vấn đề về “bảo mật cá nhân” ở nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter đang có sự khác biệt ở các quốc gia, do vậy bạn cần lưu ý trên mọi nền tảng.

Vậy nên việc tuân thủ những điều khoản sử dụng website hoặc các nền tảng sẽ giúp cho các startup quản lý được hành vi truy cập của khách hàng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp startup có cơ sở để đưa ra những kế hoạch phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng.

II. TOP 5 vấn đề pháp lý cơ bản dành cho chủ doanh nghiệp startup 

1. Nắm bắt được những tài liệu pháp lý quan trọng

Nắm được tài liệu pháp lý

Nắm được tài liệu pháp lý là gì

Tài liệu pháp lý là thứ không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp xác định tư cách pháp nhân, địa vị pháp lý, tình trạng doanh nghiệp. Vì sự quan trọng đó, nên theo Luật doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể những tài liệu pháp lý của doanh nghiệp cần phải có và bắt buộc phải lưu giữ tại trụ sở công ty, cụ thể là những tài liệu pháp lý sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Các điều lệ của doanh nghiệp
  • Sổ đăng ký thành viên, giấy chứng nhận phần vốn góp hoặc sổ đăng ký cổ đông, cổ phiếu , biên bản góp vốn và định giá tài sản 
  • Các tài liệu pháp lý nội bộ như biên bản họp, nghị quyết của hội đồng; các quyết định của doanh nghiệp
  • Các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp
  • Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm của công ty
  • Các văn bản, thông báo, kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền gửi đến hoặc làm việc với doanh nghiệp
  • Hợp đồng ký với đối tác và các chứng từ liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Việc nắm bắt và lưu giữ những tài liệu pháp lý nêu trên là vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình kinh doanh cho doanh nghiệp.

2. Nắm vững các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp vào năm 2014 có quy định rất cụ thể quyền của doanh nghiệp và nghĩa vụ của doanh nghiệp thì khi nắm được quyền thì chủ doanh nghiệp, CEO phải mạnh dạn và chủ động hơn trong việc điều hành phát triển kinh doanh.

Khi đó, doanh nghiệp có các Quyền cơ bản như: Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; tuyển dụng và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh; tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật; các quyền khác theo quy định của luật có liên quan.

Các doanh nghiệp cần thực hiện và tuân thủ đúng những quyền trên để tránh gặp rủi ro cũng như ảnh hướng tới sự kinh doanh của doanh nghiệp.  

Theo Điều 8 của Luật doanh nghiệp quy định các nghĩa vụ của doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện bao gồm:

  • Bảo đảm và chịu toàn bộ trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo tiêu chuẩn pháp luật quy định;
  • Kê khai và nộp thuế cho Nhà nước; nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê;
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin và báo cáo chính xác;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Thực hiện đúng nghĩa vụ về đạo đức kinh doanh để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và người tiêu dùng.

Nếu doanh nghiệp chủ quan và không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên, thì doanh nghiệp có thể phải nhận là bị kiểm tra, bị xử phạt hành chính, buộc phải khắc phục vi phạm, hoặc những vấn đề pháp lý khó khăn khác…

3. Quản lý dòng tiền theo quy định của pháp luật

Quản lý dòng tiền theo quy định của pháp luật

Quản lý dòng tiền theo quy định của pháp luật

Dòng tiền của doanh nghiệp thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp. Có hai hình thức dòng tiền gồm có dòng tiền vào (từ góp vốn, khai thác hoa lợi từ tài sản) và dòng tiền ra (các chi phí duy trì doanh nghiệp, chi trả lương, rút vốn). Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp cần phải có kiến thức về pháp lý, tài chính và kế toán cơ bản để có thể quản lý tốt dòng tiền.

Vậy để quản lý tốt dòng tiền theo quy định của pháp luật, chủ doanh nghiệp phải nắm được những vấn đề sau:

  • Phải minh bạch dòng tiền trong các khoản chi tiêu của doanh nghiệp
  • Bất kỳ khoản tiền nào vào hay ra đều phải có lý do hợp pháp, đúng theo sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.
  • Theo quy định, thì số tiền thanh toán từ 20.000.000 đồng trở lên thanh toán không dùng tiền mặt thì phải có hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thì mới hợp lệ, trừ trường hợp đặc biệt.

Ngày nay các cơ quan thuế và ngân hàng đã có sự kết nối liên thông với nhau. Vì vậy, cơ quan thuế không khó để kiểm tra dòng tiền của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc chấp hành các quy định về thuế của doanh nghiệp. Do vậy, nếu không muốn doanh nghiệp bị vướng mắc, bạn phải thực hiện đúng quy định nêu trên của pháp luật.

4. Nắm được kiến thức pháp lý về hợp đồng thương mại

Khi là chủ doanh nghiệp thì việc ký kết hợp đồng kinh tế là một công việc rất thường xuyên. Công việc này gồm nhiều công đoạn như việc soạn thảo, trao đổi, sửa đổi, ký kết và  thực hiện hợp đồng. Vì vậy, chủ doanh nghiệp bắt buộc phải có các kiến thức pháp lý cơ bản về hợp đồng thương mại để rủi ro trong kinh doanh.

Có những vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng bạn cần lưu ý:

  •  Nắm và hiểu rõ đối tác ký hợp đồng với mình là ai để không bị lừa hay lợi dụng..
  • Khi ký hợp đồng thì phải đảm bảo hợp đồng ký kết đó không bị vô hiệu
  • Doanh nghiệp phải nắm được những vấn đề mấu chốt của hợp đồng trước khi ký kết
  • Phải nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mình trong mỗi hợp đồng khi ký
  • Phải phán đoán và lường trước được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng

 5. Xác định được quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp 

Về mô hình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp, quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp được luật doanh nghiệp quy định cụ thể. Theo đó, tùy vào nhu cầu và loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp có thể xác định được quyền hạn của người quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với pháp luật.

Có bốn vấn đề cơ bản mà một CEO và chủ doanh nghiệp phải nắm gồm có:

  • Biết được chủ sở hữu doanh nghiệp là những ai?
  • Người quản lý doanh nghiệp là bao gồm những ai?
  • Những vấn đề về việc lựa chọn mô hình tổ chức doanh nghiệp
  • Xác định và xây dựng quyền hạn cụ thể trong doanh nghiệp

III. Những lưu ý về vấn đề pháp lý khi start-up công nghệ

- Những doanh nghiệp phát triển các trò chơi điện tử: Những doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử (game) cần lưu ý về quyền sở hữu trí tuệ, như xin Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Trong ngành này, có những quy định phân các loại game theo cấp G1, G2, G3, G4 và chấp thuận của cơ quan chức năng cho từng loại. Một số startup thường "lách luật" tiết kiệm thời gian, chi phí khi làm giấy tờ xin phép pháp hành game thông qua các đơn vị trung gian như các ông lớn Apple, Google hoặc các đơn vị sản xuất để phát hành game.

- Đơn vị sản xuất ứng dụng: Startup phát triển ứng dụng có thể là cá nhân, nhóm hoặc cả tập thể doanh nghiệp. Họ sản xuất để bán các ứng dụng cho các đơn vị cần thường thì là nền tảng điện thoại thông minh. Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể nên startup cần quan tâm đến vấn đề thuế và giao dịch ngoại hối.

- Mạng xã hội: Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến mạng xã hội trực tuyến tại Việt Nam không còn là ngành nghề kinh doanh mới nữa và đã có điều kiện. Nhà nước đã có quy định về ngành nghề kinh doanh trên mạng xã hội. Điều chúng ta cần lưu ý là đăng nhập tạo tài khoản cá nhân làm sao có sự tương tác cao và chia sẻ giữa những người dùng với nhau. Một tài khoản tốt, giữ được lâu thì sẽ khó bị hack.

- Tích hợp các mô hình: Kinh doanh hiện nay có rất nhiều mô hình, từ buôn bán trực tiếp, bán hàng qua mạng xã hội, thương mại điện tử, logistic,... Khi tiến hành kinh doanh tích hợp như vậy, bạn cần lưu ý về thủ tục xin cấp phép cho từng loại hình.

- Các hoạt động khác: Đại lý quảng cáo cho Google, ứng dụng chia sẻ sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng đánh giá, thẻ tích điểm,... Tất cả cần tuân thủ các quy định chuyên ngành, pháp luật nhà nước khi thực hiện.

IV. Kết luận 

Vấn đề pháp lý là vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình kinh doanh. Để thành công, các startup phải tìm hiểu về nó để tránh những rủi ro và nhằm giảm thiểu những kết quả xấu mà nó có thể mang lại. 123job chúc bạn thành công trên con đường khởi nghiệp.