Tranh chấp lao động là gì? Có những loại tranh chấp lao động nào? Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là gì? Giải quyết tranh chấp lao động như nào cho đúng với pháp luật? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động hiện nay đều trở thành đề tài nóng trên các mặt báo, các trang mạng xã hội nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, trong đó có cả việc đình công. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu những tranh chấp lao động và hiểu được những quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động, đặc biệt là người lao động. Vậy tranh chấp lao động là gì? Cần giải quyết tranh chấp lao động như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật? Hãy cùng 123job.vn đi giải quyết thắc mắc này nhé. 

I. Tranh chấp lao động là gì?

1. Định nghĩa

Tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là gì?

Theo như điều luật trong Bộ Luật lao động năm 2012 thì tranh chấp lao động được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong vấn đề lao động. Tranh chấp lao động ở đây bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. 

Qua định nghĩa trên chúng ta có thể thấy, tranh chấp lao động không chỉ là sự tranh chấp về lao động, về việc làm mà còn là xung đột về hành vi liên quan đến hoạt động, chức năng của người lao động. Tranh chấp lao động chính là loại tranh chấp về liên quan đến quá trình lao động, tức là quá trình xác lập, duy trì, chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên. Ngoài ra, tranh chấp lao động còn là những xung đột liên quan đến việc làm học nghề, quan hệ đại diện lao động, là những vấn đề liên quan đến lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. 

2. Phân loại tranh chấp lao động

Phân loại tranh chấp lao động

Phân loại tranh chấp lao động

Với định nghĩa trên thì hiện nay tranh chấp lao động được chia ra làm 2 loại phù hợp với giải quyết tranh chấp lao động đó là:
- Căn cứ vào quy mô tranh chấp: 
+ Tranh chấp lao động cá nhân: là mối quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động  
+ Tranh chấp lao động tập thể: là mối quan hệ lao động giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động
- Căn cứ vào tính chất tranh chấp: 
+ Tranh chấp về quyền là là những tranh tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong luật lao động hay hợp đồng lao động
+ Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền lợi chưa được nhà nước quy định, chưa được các bên ghi trong hợp đồng lao động tại thời điểm xảy ra tranh chấp

3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động

Theo quy định của Bộ Luật lao động thì để giải quyết tranh chấp lao động thì người lao động và người sử dụng lao động cần là như sau:
- Cần tôn trọng, đảm bảo để các bên tự thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động
- Bảo đảm thực hiện hòa giải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của các bên tranh chấp, đặc biệt cần tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp lao động.
- Để giải quyết tranh chấp lao động thì cần công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật
- Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết hai bên cần thương lượng giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm bảo trật tự an toàn.
- Đặc biệt, việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động sau khi hai bên không thể giải quyết tranh chấp lao động bằng thương lượng, hòa giải. 

Xem thêm: Chế độ tiền lương có phải là thứ duy nhất người lao động cần?

II. Khái quát chung nhất về đình công là gì? 

1. Đình công là gì?

Đình công là gì?

Đình công là gì?

Trong cuộc sống có thể chúng ta đã nghe nhiều đến cụm từ đình công nhưng chưa chắc chúng ta đã hiểu đình công là gì. Vậy đình công được hiểu như thế nào? Đình công chính là việc tạm ngừng làm việc, tạm thời không làm các công việc thường ngày theo quy định một cách tự nguyện và có tổ chức nhằm đạt được yêu cầu mục đích về quyền lợi của người lao động, để giải quyết tranh chấp lao động. 

Như vậy, khi có những vi phạm về lợi ích hay việc người sử dụng lao động không thể đáp ứng được những quyền lợi hợp pháp cho người lao động thì người lao động có thể tự nguyện đình công, không làm việc để thực hiện những nhu cầu, lợi ích chính đáng của họ. Qua đây, có thể nói đình công là một trong những biện pháp trực tiếp, mạnh mẽ nhất, là một trong những biện pháp giúp người lao động thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Điều này khiến tất cả những người sử dụng lao động phải tuân thủ và áp dụng theo đúng các quy định mà nhà nước đã ban hành. 

2. Những đặc điểm của đình công tại Việt Nam

Những đặc điểm của đình công tại Việt Nam

Những đặc điểm của đình công tại Việt Nam

Đình công chính là một cách để giải quyết tranh chấp lao động, là hành động mang tính chất tập thể và dưới đây là những đặc điểm riêng của việc đình công tại Việt Nam:
- Đình công là sự ngừng làm việc lao động của cả một tập thể người nếu như bên sử dụng lao động vi phạm vào các quy định về quyền và lợi ích của người lao động,là cách giải quyết tranh chấp lao động một cách hiệu quả nhất.
- Hiện nay, đình công được coi là một hình thức đấu tranh có tổ chức khi mà tất cả các công việc đều do người đại diện và công đoàn tiến hành từ việc quyết định đình công đến tiến hành đình công, thủ tục chuẩn bị đình công để giải quyết tranh chấp lao động. 
- Việc đình công của công nhân có thể chỉ diễn ra trong một bộ phận nào đó hoặc một doanh nghiệp cụ thể.

3. Có mấy loại đình công tại nước ta?

Có mấy loại đình công tại nước ta?

Có mấy loại đình công tại nước ta?

3.1. Căn cứ vào tính hợp pháp của đình công

Nếu căn cứ vào tính hợp pháp của đình công thì đình công có thể chia ra là 2 loại đó là: đình công hợp pháp và đình công bất hợp pháp. Đình công hợp pháp có thể hiểu đơn giản là cuộc đình công được tiến hành và thực hiện đúng tất cả các quy định của pháp luật. Đình công bất hợp pháp là những cuộc đình công vô lý, không đúng với quy định của pháp luật.

3.2. Căn cứ vào phạm vi đình công

Theo căn cứ vào vi phạm đình công thì đình công bao gồm những loại sau đấy:
- Đình công doanh nghiệp
- Đình công bộ phận
- Đình công toàn ngành

Đình công doanh nghiệp là những cuộc đình công do một tập thể người làm việc tại doanh nghiệp đó tiến hành. Đình công bộ phận có thể hiểu là những cuộc đình công do những tập thể người đang làm tại một bộ phận tiến hành. Còn đình công toàn ngành chính là những cuộc đình công do những tập thể người cùng làm trong một ngành nghề tiến hành và có thể mở rộng trong cả nước.

4. Nguyên nhân dẫn đến đình công

Nguyên nhân dẫn đến đình công

Nguyên nhân dẫn đến đình công

Bất cứ một cuộc đình công nào để giải quyết tranh chấp lao động thì cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đình công để giải quyết tranh chấp lao động. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến đình công hiện nay:

4.1. Từ người sử dụng lao động

Đối với nhiều doanh nghiệp, do quy mô sản xuất cần sử dụng nhiều nhân lực nên họ vẫn chưa thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện xây dựng các đường lối và chủ trương của nhà nước như việc chưa đăng ký hay thỏa thuận ổn thỏa về mức lương đối với người lao động nên dễ gây bức xúc cho người lao động.

Ngoài ra cũng có nhiều doanh nghiệp luôn mập mờ trong thời hạn thử việc, gây mất lòng tin của người lao động đối với môi trường làm việc của công ty. Hoặc cũng có những doanh nghiệp chậm trễ trong việc trả lương hay không trả lương nên đã có nhiều cuộc đình công diễn ra.

4.2. Từ người lao động

Đa số, các công nhân khi đi phỏng vấn thường có những yêu cầu đòi hỏi về công việc để đáp ứng cuộc sống  như vấn đề đi lại, chỗ ăn ở,... nhưng các doanh nghiệp không thể đáp ứng được tất cả và thường chỉ đáp ứng được một phần. Trên thực tế, người lao động sẽ phải tự mình trả phí cho các sinh hoạt cá nhân nhưng có những cá nhân đòi hỏi hơi quá đáng và doanh nghiệp không thể đáp ứng được nên đó chính là nguyên nhân của những cuộc đình công. 

4.3. Từ người lãnh đạo, cán bộ công đoàn

Hiện nay, những khó khăn, các vấn đề của công ty đều do lãnh đạo, bộ phận công đoàn của doanh nghiệp giải quyết nhưng cũng có nhiều lãnh đạo không thực hiện đúng chức trách của mình nên khó khăn trong việc bảo vệ người lao động còn tồn đọng nhiều vấn đề. 

4.4. Những nguyên nhân khác

Không chỉ đơn giản là những nguyên nhân trên mà để dẫn đến nhiều cuộc đình công để giải quyết tranh chấp lao động thì còn có nhiều nguyên nhân khác. Đó có thể là sự bất đồng về văn hóa, khác biệt về ngôn ngữ,... nên còn xảy ra nhiều vấn đề giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Xem thêm: Học tiếng Hàn đi xuất khẩu lao động có khó như bạn nghĩ?

III. Làm thế nào để giảm thiểu, phòng ngừa đình công và tranh chấp lao động? 

Làm thế nào để giảm thiểu, phòng ngừa đình công và tranh chấp lao động?

Làm thế nào để giảm thiểu, phòng ngừa đình công và tranh chấp lao động?

Dựa vào những nguyên nhân dẫn đến đình công và tranh chấp lao động và muốn giải quyết tranh chấp lao động, giảm thiểu đình công thì dưới đây là những biện pháp có thể cải thiện tình trạng này:

1. Về phía UBND cấp tỉnh, thành phố

- Tổ chức các cuộc hội thoại, diễn đàn tuyên truyền phổ biến về lao động và các quy định của pháp luật về đình công và giải quyết tranh chấp lao động.
- Tạo điều kiện tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với lãnh đạo tại các khu công nghiệp để hiểu được những nguyện vọng chính đáng của nhà lãnh đạo
- Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra để giám sát vấn đề giữa người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp như vấn đề liên quan đến tiền lương, hình thức thưởng, thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... để kịp thời phát hiện vi phạm và xử lý theo quy định của pháp luật

2. Về phía Tổng LĐLĐ Việt Nam

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo Công đoàn cơ sở thường xuyên và kịp thời nắm bắt tình hình đời sống, nguyện vọng của nhà lãnh đạo để có thể có những thỏa thuận, thương lượng chính đáng dành cho người lao động.
- Kiến nghị những yêu cầu, ý kiến liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các người lao động và người sử dụng lao động để giải quyết tranh chấp lao động

3. Về phía Bộ LĐ-TB&XH

- Phối hợp với các đơn vị, các hiệp hội để tuyên truyền và phổ biến các chính sách lao động cho người sử dụng lao động
- Hỗ trợ người sử dụng lao động thực hiện các thương lượng, thỏa thuận ký kết để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh với người lao động

4. Về phía NSDLĐ

- Thành lập tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp
- Tổ chức thương lượng, tìm ra các giải pháp thích hợp để giải quyết đình công và tranh chấp lao động
- Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn để phân tích, giải quyết những bức xúc hay khúc mắc của người lao động
- Tạo điều kiện cho người lao động thoải mái, có môi trường làm việc tốt, có các chính sách đãi ngộ, lương thưởng đúng đắn

5. Về phía NLĐ

- Chăm chỉ làm việc nâng cao năng suất lao động
- Bình tĩnh, suy xét để giải quyết mọi tình huống, giải quyết tranh chấp lao động
- Chỉ thực hiện đình công hoặc tranh chấp lao động khi chắc chắn quyền lợi của mình bị xâm hại
- Tìm hiểu về luật, nắm rõ các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân mình.

Xem thêm:Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng lao động không thời hạn

IV. Kết luận

Như vậy, qua bài viết trên thì 123job.vn đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin liên quan đến tranh chấp lao động và đình công như tranh chấp lao động là gì, có những loại tranh chấp lao động nào, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp lao động là gì, giải quyết tranh chấp lao động như nào cho đúng với pháp luật,... Mong bạn đọc hãy đón đọc bài viết một cách tích cực nhất nhé.