Thuyết trình là kỹ năng quan trọng, cần được trau dồi liên tục đối với cả sinh viên và người đi làm. Biết cách truyền đạt nội dung sẽ giúp ý tưởng của bạn chạm tới người nghe và thuyết phục họ dễ dàng. Vậy làm thế nào để có bài thuyết trình ấn tượng.

Với bài viết dưới đây, 123job.vn mong muốn chia sẻ tới bài đọc cách thuyết trình hay hơn thông qua tạo nên một cấu trúc nội dung hấp dẫn, lôi cuốn. Bên cạnh đó là bí quyết tạo kết nối khán giả và cách để tự tin hơn khi thể hiện ý tưởng của mình. Cùng tìm hiểu cách thuyết trình hay qua bài viết sau đây!

1. Làm thế nào để tạo nên một bài thuyết trình hay 

Cách thuyết trình hay là gì? Kỹ năng thuyết trình được hình thành từ những yếu tố nào? Vấn đề đặt ra đầu tiên là: công thức tạo nên một bài thuyết trình hay là gì?  Sau quá trình tìm hiểu, dưới đây là những yếu tố cốt lõi mà 123job.vn tổng hợp được: 

Cấu trúc trình bày hấp dẫn

Cấu trúc bài thuyết trình mạch lạc, thông tin truyền đạt được sắp xếp logic là nền tảng tạo nên những bài diễn thuyết xuất sắc. Lập luận của bạn chỉ ấn tượng hơn khi người nghe được dẫn dắt qua từng tầng thông tin khác nhau với những bằng minh chứng mạnh mẽ. Đồng thời, luận điểm sau củng cố cho quan điểm trước đó, tạo nên một nội dung chặt chẽ. 

Đơn giản hóa vấn đề để người nghe để thấu hiểu

Truyền đạt một cách đơn giản, dễ hiểu giúp bạn tiếp cận người nghe dễ dàng hơn. Tất nhiên, ‘đơn giản’ là khái niệm khác nhau đối với từng nhóm người nghe. Vì vậy, để có một bài thuyết trình phù hợp, hãy tìm hiểu người nghe của bạn là ai, họ quan tâm vấn đề gì,… Từ đó đưa tới phương pháp tiếp cận và cách truyền đạt phù hợp nhất. 

Sử dụng mô tả trực quan (hình ảnh, video, sản phẩm cụ thể) 

Nếu bạn chỉ chăm chăm vào phần nói mà không có minh họa, thật khó để người nghe tập trung và nắm bắt đầy đủ những ý chính của bài thuyết trình. Sử dụng phương tiện trực quan (slide, sơ đồ, đạo cụ, sản phẩm minh họa…) là giải pháp khắc phục hiệu quả. Mục đích là kết hợp phần nói với hình ảnh, video, đạo cụ minh họa để thu hút và giúp người nghe dễ dàng mường tượng và tập trung vào những điểm chính của nội dung. 

Nguyên tắc 10 - 20 - 30

Nguyên tắc 10 - 20 - 30 được đưa ra bởi Guy Kawasaki, chuyên gia Marketing hàng đầu của Apple. Nguyên tắc này đưa ra một phạm vi, vùng an toàn cho hầu hết các bài thuyết trình. Trong đó, ta nên thuyết trình với lượng slide ít hơn 10, trong thời gian tối đa 20 phút và cỡ chữ có trên slide thuyết trình lớn hơn 30. Chiến lược này giúp bạn cô đọng lượng thông tin sẽ truyền tại, loại bỏ đi những ý tưởng không cần thiết và duy trì sự tập trung của người nghe hiệu quả hơn. 

Phong thái trình bày lôi cuốn

Phong thái lôi cuốn được tạo nên từ sự tự tin của người thuyết trình, cách bạn lôi kéo sự quan tâm của người nghe vào bản thân và những ý tưởng mà bạn chia sẻ. Về căn bản, sự tự tin ấy có được thông qua việc bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng, tự tin với nội dung sẽ trình bày như thế nào? Tuy nhiên, điều đó không phải tất cả, sự rèn luyện liên tục mới là yếu tố giúp bạn có được phong thái trình bày lôi cuốn nhất.

cách thuyết trình hay

2. Cách thuyết trình hay hơn là: Storytelling

Kể chuyện (storytelling) là phương pháp tạo nên bài thuyết trình lôi cuốn, có dẫn dắt, có cao trào và có thông điệp rõ ràng. Đó là lý do bạn nên vận dụng các phương pháp kể chuyện trong khi thuyết trình. Dưới đây là những phương pháp nổi tiếng mà bạn có thể áp dụng: 

Khung SCQA

Khung SCQA là công cụ phổ biến trong tình huống thuyết trình, giao tiếp trong kinh doanh. Nó đưa ra một hướng dẫn dắt logic (theo cấu trúc SCQA) để bạn trình bày vấn đề và đưa ra giải quyết một cách mạch lạc. 

  • Bắt đầu S (Situation), bài thuyết trình giúp người nghe hiểu được bối cảnh của vấn đề bạn sẽ đề cập. Những yếu tố xoay quanh và có tương tác với nội dung chính (thời gian, địa điểm, những nhân vật có ảnh hưởng). 
  • Tiếp tới C (Complication), những yếu tố xảy ra/có thể xảy ra khiến tình thế thay đổi theo hướng tiêu cực, cần được nghiên cứu và giải quyết. 
  • Q (Question), đặt ra những câu hỏi cần thiết, hướng tới giải quyết xung đột, vấn đề là bước tiếp theo. Việc này nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc cần phải giải quyết vấn đề đặt ra. 
  • A (Answer), đưa ra câu trả lời của bạn cho những câu hỏi đặt ra. Cuối cùng, người nghe được thỏa mãn bởi những thắc mắc của họ khi biết được cách bạn giải quyết vấn đề ban đầu. 

The Mountain - Cùng leo núi với những câu chuyện được kể

The Mountain là khái niệm hữu hình khóa phương pháp tạo kịch tính cho câu chuyện được kể. Trong đó, người nghe được dẫn dắt qua từng nút thắt, cao trào và cuối cùng là bài học mà chúng ta có được. Những giai đoạn trong phương pháp kể chuyện này bao gồm:

  • Opening: Phần mở đầu giới thiệu nhân vật, bối cảnh, thiết lập câu chuyện phản ánh vấn đề sẽ được đề cập. 
  • Build-up: Tiết lộ vấn đề cốt lõi, chồng chồng lớp lớp những vấn đề cần giải quyết và giải pháp đã thực hiện hiện ra để thúc đẩy sự quan tâm của khán giả. 
  • Climax: Điểm cao trào của câu chuyện, nút thắt xảy ra khi nhân vật nhận ra điểm cốt lõi và có hành động làm thay đổi vấn đề. VD, nhà quản lý thay đổi chiến lược marketing và tạo ra đột phá trong việc kinh doanh của công ty. 
  • Resolution: Một lần nữa khái quát và chứng minh tính hiệu quả của giải pháp được áp dụng trong giai đoạn Climax. Minh chứng này giúp phá bỏ rào cản giữ mô hình lý thuyết và thực tế, làm nền tảng cho việc ứng dụng giải pháp đó cho nhiều trường hợp khác. 
  • Ending (Kết luận): Kết thúc câu chuyện, vấn đề bằng cách tóm gọn những điểm chính trên hành trình vừa trải qua và nêu bật cách bạn, tổ chức giải quyết vấn đề. Và cuối cùng là lời kêu gọi hành động (CTA) cụ thể, phù hợp. 

The Hero’s Journey - Hành trình của những người hùng.

Đây là phương pháp kể chuyện kinh điển, vô cùng phù hợp với những bài thuyết trình dài hoặc những bài phát biểu quan trọng. Về cơ bản, bạn cần chia sẻ về những chông gai phải đối mặt, bạn vượt qua chúng như thế nào, những trải nghiệm đó có ý nghĩa gì, và bạn muốn truyền tải tới cộng đồng điều gì? 

Khi áp dụng The Hero’s Journey, bài chia sẻ của bạn sẽ đi qua 12 bước cơ bản sau: 

  • Cuộc sống thường nhật: Miêu tả bối cảnh sống thường nhật của ‘nhân vật chính’ để người nghe hình dung ra được môi trường sống, xuất phát điểm của họ. 
  • Tiếng gọi phiêu lưu: Biến cố xảy tới, gây xáo trộn cuộc sống bình thường. Chính biến cố ấy là lời kêu gọi để ‘nhân vật chính’ chuyển mình, phát triển hơn. 
  • Từ chối lời gọi: Cảm xúc ban đầu của ‘nhân vật chính’ là bất an, lo sợ về hành trình phía trước. Cuộc đấu tranh nội tâm để thoát khỏi những nỗi sợ thất bại đó. 
  • Gặp gỡ cố vấn: Nhân vật chính gặp người cố vấn thông thái, nhiều trải nghiệm sống. Cố vấn là người thúc đẩy người hùng tiến liên và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho suốt hành trình. 
  • Vượt qua ngưỡng cửa đầu tiên: Chông gai đầu tiên chính là nỗi sợ, sự nghi hoặc chính mình. Sự kiện này cũng đánh dấu khoảnh khắc nhân vật chính bước ra khỏi vùng an toàn để tiến tới vùng đất mới lạ, đầy thử thách phía trước. 
  • Nhiệm vụ, đồng minh, kẻ thù: Những khó khăn liên tục tới, hành trình vượt khó này giúp nhân vật chính kết thân với nhiều đồng minh. Họ cùng liên minh, hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù để tiến về phía trước. 
  • Tiếp cận hang động: Nhân vật chính tiến vào xung đột chính của câu chuyện, chuẩn bị cho đỉnh điểm của thử thách. 
  • Vực thẳm: Cao trào của câu chuyện, nơi nhân vật chính phải đối diện với khủng hoảng lớn nhất. Nó tới từ tác động từ bên ngoài và cả chính nội tâm đang giằng xé của nhân vật, buộc nhân vật chính đưa ra lựa chọn ‘sống còn’. 
  • Phần thưởng: Ánh sáng xuất hiện cuối hành trình đầy tăm tối, người hùng nhận được phần thưởng cho riêng mình (phần lớn là những bài học đáng giá). 
  • Đường về nhà: Nhân vật quay trở lại với cuộc sống thường nhật. Điểm bất ngờ của câu chuyện là họ vẫn phải đối mặt với những trở ngại mới. 
  • Sự hồi sinh: Bài kiểm tra cuối cùng hiện lên. Đây cũng là cơ hội để người hùng thể hiện được họ đã nhận được bài học nào và cách họ dễ dàng vượt qua thử thách đó bởi những trải nghiệm họ gặt hái được. 
  • Trở về nhà: Người hùng trở về với cuộc sống hàng ngày với những kiến thức, kinh nghiệm giá trị có được. Hành trình vẫn tiếp tục bằng cách họ lan tỏa những giá trị tốt đẹp đó tới mọi người trong xã hội. 

cách thuyết trình hay

3. Những yếu tố có thể cản trở phần thuyết trình của bạn 

Kiểm soát những yếu tố bất lợi ngay từ đầu sẽ giúp bạn có được phần thuyết trình thuật lợi và tốt hơn. Vậy đâu là những yếu tố có thể cản trở bạn thuyết trình:

  • Tâm lý sợ nói trước đám đông: Nỗi sợ khi phải chia sẻ quan điểm của mình, sợ bị chỉ trích khiến bạn tự ti, lo lắng, đầu óc trở nên trống rỗng mỗi khi thuyết trình trước đám đông
  • Sự mất tập trung của khán giả: Sự cổ vũ, ủng hộ của khán giả giúp bạn có thêm tự tin vào phần thuyết trình của mình. Ngược lại, khi bạn cảm thấy người nghe mất tập trung, bạn sẽ tự nghi ngờ vào phần trình bày của mình, phong độ giảm sút, ảnh hưởng tới bài thuyết trình.
  • Không biết nên đưa nội dung gì vào slide: Chắt lọc nội dung đưa vào slide và bài thuyết trình là công đoạn khó khăn. Tuy nhiên, bạn bắt buộc phải lựa chọn điểm đắt giá, hạn chế văn bản. Điều đó giúp người nghe vừa dễ theo dõi, vừa tập trung hơn vào nội dung bạn trình bày. 
  • Sự mất tự nhiên khi giao tiếp: Thuyết trình như đọc là vấn đề của nhiều người, ngôn ngữ cứng nhắc, tông giọng bằng bằng, không đột phá, ánh mắt lơ đãng, không tập trung là biểu hiện trong sự thiếu tự nhiên khi thuyết trình. Điều này khiến bạn khó kết nối với người nghe và bài thuyết trình không được quan tâm, chú ý. 

4. Cách để kết nối với khán giả khi thuyết trình. 

Không có một khuôn mẫu chung cho mọi bài thuyết trình và mọi tình huống bạn cần đối diện. Bởi mỗi phần diễn thuyết đều có những chủ đề, đối tượng người nghe và mối quan tâm riêng. Tuy nhiên, bạn có thể tăng kết nối của mình, những chia sẻ của mình với khán giả qua những cách sau đây: 

  • Thể hiện niềm đam mê sâu sắc của bản thân với nội dung được chia sẻ: Nội lực từ niềm đam mê, sự tự tin với chính những thông tin mà bạn đưa ra là chất liệu dễ dàng gắn kết người nghe với phần thuyết trình của bạn. Nội lực ấy tỏa ra qua giọng nói, ánh mắt và sẵn sàng tranh luận trước mọi ý kiến của người nghe. 
  • Sự kết hợp giữa ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt: Cử chỉ tay, ánh mắt hướng tới tìm kiếm sự đồng tình của người nghe, tương tác tác với slide…. là những yếu tố giúp thu hút người nghe và dẫn dắt họ theo tập trung vào những ý tưởng của bạn. 
  • Đặt câu hỏi: Là cách trực tiếp nối người nghe tới nội dung bài chia sẻ. Bởi nó giải đáp trực tiếp thắc mắc của người nghe, gợi lên vấn đề, mối quan tâm của họ có liên quan tới bài thuyết trình. Cách này không chỉ giúp bạn tương tác với người nghe, nó còn khơi gợi những tranh luận giữa những người nghe với nhau và mang tới nhiều đóng góp hơn cho chia sẻ của bạn. 

5. Làm sao để bớt lo lắng hơn khi thuyết trình

Nỗi sợ, sự lo lắng là những tảng đá cản đường lớn nhất. Vậy làm thế nào để gạt bỏ qua chúng và tự tin hơn với phần thuyết trình của mình. Dưới đây là một số gợi ý từ 123job.vn: 

  • Có sự chuẩn bị chỉn chu: Từ nội dung, phương tiện hỗ trợ và trang phục. Bạn cần biết chính xác mình sẽ chia sẻ gì, với ai, và bằng cách nào. Chỉ khi thấu hiểu nội dung thuyết trình, quen thuộc với cách chia sẻ, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn nhiều. 
  • Tập trung vào nội dung bạn đang và sẽ chia sẻ chứ không phải khán giả. Nỗi sợ đến từ việc bạn quá quan tâm vào ánh mắt và suy nghĩ của người khác về bạn. Thực chất, điều khán giả quan tâm là thông tin mà bạn sẽ cung cấp cho họ là gì, chúng có ý nghĩa như thế nào. 
  • Dừng lại và hít thở sâu: Những lúc dừng lại ấy là lúc giúp bạn lấy lại tinh thần, sự tập trung chp phần tiếp theo của bài thuyết trình. Ngắt nghỉ trong khi thuyết trình cũng không phải điều xấu, bởi đó là khoảng nghỉ cho cả bạn và người nghe. 
  • Luyện tập! Chỉ khi rèn luyện liên tục, bạn mới có thể thay đổi và trở thành một phiên bản tốt hơn. Việc thuyết trình hay không đến từ năng khiếu bẩm sinh. Đó là cả một quá trình rèn luyện từ giao tiếp, tập chia sẻ ý tưởng, quan điểm của bản thân trước đám đông. Vì vậy, hãy tận dụng mọi cơ hội để được lên tiếng nói, được trình bày suy nghĩ của bản thân. 

cách thuyết trình hay

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những cách thuyết trình hay mà bạn có thể áp dụng trong học tập, công việc hàng ngày. Đừng quên vận dụng những kỹ thuật kể chuyện mà 123job.vn đã chia sẻ để phần thuyết trình của mình hấp dẫn hơn. Đồng thời, đừng quên luyện tập thường xuyên để bản thân thêm tự nhiên, tự tin hơn khi chia sẻ quan điểm của mình trước nhiều người.