Sự phổ biến của phương thức trả góp có lãi suất đang ngày càng tăng mạnh hiện nay do nhu cầu mua nhà cũng như các dự án bất động sản đối với nhiều nhà đầu tư. Do đó chúng ta nên biết cách tính lãi ngân hàng một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Cách tính lãi ngân hàng như thế nào? Công thức để tính lãi suất vay ngân hàng, dưới đây 123job.vn sẽ trả lời cho bạn đọc thông tin một cách chính xác và đầy đủ về cách tính lãi ngân hàng.
I. Lãi suất vay ngân hàng là gì?
Lãi suất vay ngân hàng là gì
Bước đầu để nắm rõ cách tính lãi ngân hàng để có nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư, việc vay vốn từ ngân hàng là điều ai cũng từng trải qua. Để hiểu rõ hơn về cách tính lãi ngân hàng giúp vay ngân hàng hiệu quả và chính xác nhất. Lãi suất ngân hàng là gì? Lãi suất ngân hàng được hiểu là khoản tiền mà khách hàng phải chi trả để có thể vay và sử dụng tiền của ngân hàng thông qua các hoạt động vay vốn. Dựa theo từng ngân hàng mà lãi suất cũng sẽ có thể thay đổi khác nhau tùy theo từng thời điểm nhất định.
II. Các loại lãi suất vay ngân hàng phổ biến
Sau đây là một số lãi suất ngân hàng phổ biến thường có để áp dụng vào cách tính lãi ngân hàng bao gồm:
1. Lãi suất cố định
Cách tính lãi ngân hàng này thường là như nhau cho từng tháng, không có biến động nên sẽ giảm áp lực đồng thời cũng tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.
Ví dụ: Chị Trần Thị C vay số tiền 10.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Do vậy số tiền lãi chị C phải trả hàng tháng là: 100.000VNĐ (10.000.000 x (12%/12)) trong suốt 1 năm.
2. Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)
Lãi suất thả nổi được áp dụng thay đổi tùy theo quy định và theo chính sách của các loại ngân hàng dựa trên từng thời kỳ. Cách tính lãi suất vay ngân hàng này thường được tính dựa theo công thức:
Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thanh A vay thế chấp số tiền 10.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng thì lãi suất sẽ thả nổi theo biến động của thị trường.
Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)
Nếu so sánh với chị C ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng A là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, thì số tiền anh A phải đóng là chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay lãi suất ngân hàng trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.
3. Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là thì sẽ sự kết hợp của hai loại lãi suất cố định và thả nổi ở trên. Điều đó có nghĩa là, lãi suất cố định sẽ được áp dụng một thời gian, sau đó lãi suất sẽ thả nổi theo biến động của thị trường. Thời gian áp dụng sẽ được quy định rõ và tuân theo thỏa thuận đã được ký kết ở trong hợp đồng vay.
Ví dụ: Giả sử với 500$ là tiền vay của khoản vay, và áp dụng lãi suất hỗn hợp là 10%. Thì có cách tính lãi ngân hàng như sau:
Sau một năm bạn có 500$ và 50$ lãi suất, với tổng số tiền là 550$.
Trong năm thứ hai, thì lãi suất (10%) sẽ được áp dụng cho người đứng đầu (500$, dẫn đến 50$ lãi). Và số lãi tích lũy (50$, dẫn đến 5$ lãi). Với tổng cộng 55$ lãi suất trong năm đó, và 105$ cho cả hai năm.
III.Công thức tính lãi suất vay ngân hàng
Khi tính toán được lãi suất vay ngân hàng sẽ giúp bạn đọc có thể chủ động hơn về các khoản nợ, đồng thời có được cân nhắc về thời hạn hay đưa ra một kế hoạch trả nợ hợp lý. Để làm rõ được cách tính lãi ngân hàng, hãy cùng 123job tìm hiểu nó ở phần công thức sau đây.
Nếu bạn có quyết định lựa chọn vay tiền tại ngân hàng, thì sẽ được nhân viên tư vấn đưa đến 2 khái niệm đó là lãi suất ngân hàng trên dư nợ gốc và lãi suất vay ngân hàng trên dư nợ giảm dần. Mỗi khái niệm trên sẽ có những ưu – nhược điểm riêng và có thể đem đến cho người sử dụng nhiều lựa chọn hơn, tùy theo điều kiện và khả năng tài chính của họ.
1. Công thức tính lãi suất tính trên dư nợ gốc
Công thức cách tính lãi ngân hàng trên dư nợ gốc bao gồm: Lãi suất ngân hàng tính theo dư nợ gốc.
Với trường hợp lãi suất vay ngân hàng tính theo dư nợ gốc thì sẽ tính lãi suất theo công thức:
Lãi suất vay ngân hàng tháng = Lãi suất ngân hàng năm/ 12 tháng
Tổng số lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất vay ngân hàng tháng
Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền gốc/ 12 tháng + Tiền lãi ngân hàng trả hàng tháng
2. Công thức tính lãi suất tính theo dư nợ giảm dần
Cách tính lãi ngân hàng theo dư nợ giảm dần thì sẽ khác với lãi suất được tính theo dư nợ gốc, cách tính lãi suất ngân hàng này sẽ được tính trực tiếp trên số tiền mà bạn đang còn nợ, và khoản này đã được trừ số tiền gốc mà bạn đã trả hàng tháng trước đó. Công thứccách tính lãi ngân hàng theo dư nợ giảm dần:
Số tiền người vay phải trả trong Tháng 1 = Tổng số tiền đã vay/ Thời hạn vay + Tổng số tiền đã vay * Lãi suất vay ngân hàng cố định hàng tháng
Công thức tính lãi suất tính theo dư nợ giảm dần
Số tiền người vay phải trả vào Tháng 2 = Tổng số tiền đã vay/ Thời hạn vay + (Tổng số tiền đã vay - Số tiền gốc trả T1) * Lãi suất vay ngân hàng cố định hàng tháng
Số tiền người vay phải trả vào Tháng 2 = Tổng số tiền đã vay/ Thời hạn vay + (Tổng số tiền đã vay - Số tiền gốc trả T1 - Số tiền gốc trả T2) * Lãi suất vay ngân hàng cố định hàng tháng
Số tiền người vay phải trả vào Tháng 12 = Tổng số tiền đã vay/ Thời hạn vay + (Tổng số tiền đã vay - Số tiền gốc trả T1-... - Số tiền gốc trả T11) * Lãi suất vay ngân hàng cố định hàng tháng
Xét trên thực tế, các ngân hàng thường có cách tính lãi ngân hàng bằng dư nợ giảm dần, vì đây là cách tính lãi ngân hàng hiệu quả và giúp giảm dần lãi suất ngân hàng so với cách tính lãi ngân hàng dựa trên dư nợ gốc. Tuy nhiên, khi muốn đầu tư bạn cũng cần phải tính toán và tham khảo thật kỹ mức lãi suất tại các ngân hàng.
IV. Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng
Cách tính lãi ngân hàng theo tháng thường được áp dụng tại đa số các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trong đó 2 phương thức ngân hàng thường hay áp dụng cho vay nhất là theo dư nợ cố định và theo dư nợ giảm dần.
1. Cho vay hạn mức tín dụng
1.1. Hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng: Có thể hiểu là hạn mức vay vốn (số tiền tối đa khách hàng có thể giải ngân) mà NHTM sẽ cấp cho khách hàng,trong đó:
Khách hàng có thể chia ra giải ngân nhiều lần, tuy nhiên số tiền giải ngân trong từng lần là khác nhau và tổng dư nợ mà khách giải ngân sẽ không được vượt quá hạn mức được cấp.
Thời hạn giải ngân bắt buộc không vượt quá thời hạn còn hiệu lực mà đã được ghi trong hợp đồng cấp hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng thường được áp dụng trong các khoản vay kinh doanh (cá nhân hoặc tổ chức) hay tiêu dùng hạn mức có tài sản để đảm bảo.
1.2. Công thức tĩnh lãi vay hạn mức tín dụng
Công thức cách tính lãi ngân hàng theo hạn mức tín dụng:
Lãi vay phải trả = (Dư nợ thực tế * Lãi vay ngân hàng * Số ngày vay thực tế phát sinh trong kỳ) / 365 ngày
Công thức tĩnh lãi vay hạn mức tín dụng
* Lưu ý: Với cách tính lãi ngân hàng trên dựa vào dư nợ vay thực tế, chứ không phải tổng số tiền theo hạn mức được cấp.
1.3. Ví dụ điển hình
Chị X vay hạn mức của ngân hàng SHB là 3 tỷ đồng, lãi suất 10% / năm - ký hạn 12 tháng từ ngày 01/11/2018 đến 01/11/2019, lãi trả hàng tháng, gốc cuối kỳ theo từng Giấy nhận nợ/ Từng khế ước nhận nợ khi giải ngân. Thời hạn của mỗi Giấy nhận nợ không quá 06 tháng/ lần.
Số tiền được giải ngân tối đa là bao nhiêu? Biết tổng hạn mức cấp tối đa là 3 tỷ đồng.
Số lần giải ngân sẽ là bao nhiêu lần? Sẽ là không giới hạn, có thể giải ngân 01 lần với số tiền là 3 tỷ hoặc giải ngân 30 lần với số tiền là 100 triệu/ đồng hoặc có thể hơn thế nữa…
Hạn giải ngân cuối cùng của hạn mức tín dụng là ngày nào? Sẽ là ngày 01/11/2019.
Vậy ngày trả nợ cuối cùng của hạn mức tín dụng có phải ngày 01/11/2019?
Ngày 01/11/2019 là ngày hiệu lực cuối cùng của hạn mức tín dụng (chứ không phải ngày trả nợ cuối cùng), ngày trả nợ cuối cùng là 06 tháng theo Giấy nhận nợ.
Tức là chị X giải ngân lần cuối là 2 tỷ đồng vào ngày 01/11/2019 thì ngày trả nợ cuối cùng của hạn mức và của Khế ước cuối là 01/04/2020.
Nếu dư nợ đã được giải ngân vào ngày 01/11/2018 là 3 tỷ, thì hàng tháng trả lãi là bao nhiêu? Áp dụng công thức cách tính lãi ngân hàng theo hạn mức tín dụng:
Lãi phải trả = [(03 tỷ * 10%/năm)/ 365 ngày] * số ngày vay thực tế trong kỳ
Lãi tháng 11/2018 (30 ngày) là 24.658.000 vnđ, lãi tháng 12/2018 (31 ngày) là 25.479.000 vnđ, tháng 01/2019 là 25.479.000 vnđ, tháng 02 là 23.014.000 vnđ…
Nếu đến tháng 04/2019, dư nợ giảm còn 1.5 tỷ, thì hàng tháng lãi trả bao nhiêu?
Lãi phải trả = [(1.5 tỷ * 10%/ năm)/ 365 ngày] * số ngày thực tế trong kỳ
=> Lãi tháng 04/2019 (30 ngày) là 12.329.000 vnđ, lãi tháng 05/2019 (31 tháng) là 12.740.000 vnđ. Vậy lãi tháng có 31 ngày sẽ cao hơn lãi tháng 30 ngày một ít.
2. Cho vay lãi theo dư nợ giảm dần
2.1. Định nghĩa
Còn cho vay theo hình thức dư nợ giảm dần tức là lãi sẽ được tính theo cách tính lãi ngân hàng dư nợ trên thực tế còn lại của khoản vay tại kỳ trả nợ. Thường được áp dụng cho các khoản vay trả góp như là: vay mua nhà trả góp, vay tiêu dùng trả góp, vay kinh doanh trả góp...
2.2. Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần
Công thức cách tính lãi ngân hàng theo dư nợ giảm dần:
Lãi suất phải trả = [(Số dư nợ còn lại * Lãi suất vay ngân hàng trong kỳ)/ 365 ngày] * số ngày thực tế trong kỳ
2.3. Ví dụ điển hình
Chị A vay tiêu dùng Vietinbank là 500 triệu đồng, lãi suất 11%/ năm cố định 12 tháng đầu, sau đó thay đổi theo biên độ (ví dụ là 12% cho các tháng còn lại).
Thời hạn vay là 24 tháng từ ngày 01/01/2019 đến ngày 01/01/2021, thông qua công thức cách tính lãi ngân hàng như trên. Ta có sau 02 năm, chị A sẽ hoàn trả đủ 500 triệu tiền gốc và tổng lãi đã đóng là 57.635.241 vnđ
3. Cho vay vay add – on
3.1. Định nghĩa
Lãi suất add - on là lãi được tính theo cách tính lãi ngân hàng cố định theo dư ban đầu. Thường áp dụng cho các trường hợp vay không có tài sản bảo đảm như là: Cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay tiểu thương…
3.2. Công thức tính lãi theo dư nợ ban đầu
Cách tính lãi ngân hàng theo dư nợ ban đầu:
Lãi suất phải trả = [(Số dư nợ ban đầu) * Lãi suất vay ngân hàng)/ 365 ngày) * số ngày vay thực trong kỳ
3.3. Ví dụ điển hình
Anh C vay tiêu dùng ngân hàng Vietcombank là 500 triệu đồng, lãi suất vay ngân hàng là 8%/ năm. Thời hạn vay là 24 tháng từ ngày 01/01/2019 đến 01/01/2021.
Cho vay vay add – on
Cũng dựa theo công thức tính lãi ngân hàng theo dư nợ ban đầu thì sau 02 năm, anh A sẽ phải trả hết 500 triệu tiền gốc và tổng lãi đã đóng là 78.904.080 vnđ.
V. Kết luận
Qua bài viết trên, 123job đã đưa đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về lãi suất ngân hàng, cách tính lãi ngân hàng và các công thức cách tính lãi ngân hàng theo dư nợ gốc, dư nợ giảm dần… Hy vọng những thông tin được 123job đã chia sẻ ở trên về cách tính lãi ngân hàng nhanh chóng, chính xác nhất sẽ hữu ích đối với bạn đọc.